Biến thể Omicron đã biến Úc từ “hình mẫu” đối phó Covid trở thành “mớ hỗn độn” như thế nào?
- 4
- Hội nhập
- 22:59 24/01/2022
DNHN - Mùa Hè nước Úc là thời điểm thích hợp để tiệc tùng, nghỉ dưỡng nhưng năm nay, mọi sự trở nên hỗn loạn với số ca bệnh gia tăng đột biết và tình trạng thiếu kit xét nghiệm nhanh làm trầm trọng thêm vấn đề trên khắp cả nước.

Tuần trước, do thiếu hụt lao động vì lượng lớn công nhân mắc Covid, một số địa phương tại Úc đã phải xem xét giảm giới hạn độ tuổi dành cho giấy phép lái xe nâng để trẻ vị thành niên cũng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng. Mặc dù cuối cùng đề xuất này không thành luật nhưng cũng đủ thấy các nhà lãnh đạo đất nước đã rất khó khăn để đối phó với dịch bệnh.
Sau khoảng thời gian khống chế Covid khá thành công và được ca ngợi là “hình mẫu lý tưởng”, Úc hiện điều hướng sống chung với Covid. Thế nhưng thay đổi trùng hợp với sự xuất hiện của Omicron đã làm đảo lộn chiến lược. Chỉ trong vòng ba tuần, nước Úc ghi nhận số ca lên đến 1,5 triệu trường hợp, số tử vong kỷ lục 88 ca/ngày. Tình hình càng thêm nghiêm trọng khi không còn đủ công nhân, thậm chí có thời điểm thiếu hụt 10% nhân lực.
Thủ tướng Morrison phát biểu: “Omiron xảy đến bất ngờ, làm nổi bật thách thức cách chúng tôi kiểm soát đại dịch từ đó đến nay”. Dường như chiến lược sống chung với Covid ở thời điểm biến thể Delta hoành hành là chưa đủ đối với chủng mới. Điểm nghẽn chính trong giai đoạn này là thiếu kit xét nghiệm nhanh, vốn không quá cần thiết để đối phó với Delta.
Dụng cụ xét nghiệm nhanh Covid-19 được biết đến với tên gọi là RAT sẽ cho ra kết quả trong vòng vài phút nhưng hiện, sản phẩm này rất khó để tìm mua tại Úc. Những người chỉ trích cho rằng, đáng nhẽ chính phủ phải dự đoán được cuộc khủng hoảng sắp tới. Vương quốc Anh đã triển khai xét nghiệm nhanh miễn phí từ tháng tư năm ngoái còn Hoa Kỳ cũng chịu chung số phận khan hiếm bộ test.
Theo ông Morrison: “Tôi biết rằng thiếu hụt bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh đã gây ra nỗi thất vọng lớn. Đó là nhận thức muộn màng”. Nhu cầu về mặt hàng này tăng lên nhanh chóng khi người dân phải đợi nhiều này cho xét nghiệm PCR truyền thống. Rất nhiều người không thể bỏ công việc để đi xét nghiệm, cũng có hàng trăm nghìn người trong nhà có người mắc Covid cần phải chăm sóc. Và nếu không có xét nghiệm nhanh, lượng lớn người dân sẽ mắc kẹt tại nhà mà vẫn lây nhiễm chéo.
Hiệp hội Dược phẩm Úc, một cơ quan đại diện cho 5.700 hiệu thuốc cộng đồng, cho biết, cứ mỗi phút lại có trung bình bốn cuộc gọi phàn nàn của người dân do không có kit test. Nguồn cung RAT thiếu hụt đến mức Cảnh sát Liên bang Úc đe dọa kết án tù và phạt tiền đối với bất kỳ ai bị bắt quả tang buôn bán với giá cao hơn 20% so với giá bán lẻ.
Thiếu RAT chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, sự vắng mặt của công nhân do nhiễm vi rút khiến các siêu thị lớn lao đao để trữ hàng cũng như phân phối đủ đáp ứng nhu cầu. Nhà nước đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp như cho công nhân đi làm lại khi có kết quả xét nghiệm âm tính nhưng một số ngành công nghiệp không thể hồi phục như lúc đầu.
Đặc biệt, thịt gà đã qua chế biến trở thành mặt hàng hiếm. Một phát ngôn viên của Liên đoàn Thịt gà Úc cho hay có tới 50% nhân viên nghỉ ốm ở một số cơ sở chế biến. Bà nói: “Thật sự rất khó để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Số ca mắc diễn ra hàng ngày và nhiều khả năng không suy giảm trong thời gian tới”.
Mai Mai
Bài liên quan
- Tính từ 18 giờ ngày 22/1 đến 18 giờ ngày 23/1/2022: Phú Thọ ghi nhận thêm 308 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 142 ca trong cộng đồng
- Tình hình dịch Covid-19: Đồng Nai trở thành "vùng xanh"
- Tính từ 18 giờ ngày 20/1 đến 18 giờ ngày 21/1/2022: Phú Thọ ghi nhận thêm 209 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 102 ca trong cộng đồng
#omicron

Nỗi lo thiếu công nhân mỗi đợt Tết đến xuân về càng trầm trọng khi Omicron hoành hành
Covid-19 ập đến kéo theo hạn chế du lịch và tình trạng thiếu lao động ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng công nghệ. Trong bối cảnh này, Trung Quốc và Việt Nam kêu gọi hàng triệu công nhân không về quê ăn Tết do lo ngại di cư nội địa ồ ạt sẽ làm bùng dịch.

WHO: Tiêm tăng cường thôi là chưa đủ, cần vắc xin mới chống lại biến thể Omicron
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, muốn dập dịch Omicron, chỉ tiêm bổ sung thôi là chưa đủ.

WHO: Hơn 50% dân số châu Âu có thể mắc Omicron trong hai tháng tới của năm 2022
Ông Hans Kluge, Gám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO yêu cầu hành động ngay lập tức trước khi "làn sóng" Covid-19 "nhấm chìm" bộ máy y tế tại đây.

Biến thể Omicron tàn phá ngành du lịch, bán lẻ nhiều nước trên thế giới dịp cuối năm
Biến thể Omicron đang khiến nhiều quốc gia trên thế giới thắt chặt các quy định phòng ngừa dịch bệnh dẫn đến sự tàn phá nặng nề đến ngành du lịch và bán lẻ vào dịp cuối năm.

Hiệu quả của các loại vắc xin chống lại biến thể Omicron ra sao?
Nghiên cứu mới đây cho thấy, những người chưa được tiêm chủng nhưng từng mắc biến thể Delta không có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của Omicron. Tuy nhiên đối với những người đã tiêm vắc xin đồng thời đã khỏi Covid-19 được cho là sẽ có khả năng "siêu miễn dịch".

Đâu là chiến lược hoàn hảo đối phó với biến thể Omicron?
Sự xuất hiện của biến thể Omicron là lời cảnh tỉnh cho toàn thế giới chỉ xây dựng "hàng rào" bảo vệ cho quốc gia thôi là chưa đủ.
Đọc thêm Hội nhập
Cuộc đua của các nhà sản xuất ô tô châu Á trong lĩnh vực xe điện mini
Trong khi các nhà sản xuất ô tô châu Á khác đang bắt đầu tập trung vào việc bán xe điện mini với giá cả phải chăng trên toàn cầu, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã bắt đầu tham gia phân khúc đó ngay tại chính thị trường quê nhà.
Ấn Độ hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”
Ấn Độ đã bắt tay vào một kế hoạch đầy tham vọng nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các nguyên liệu thô quan trọng khi nước này tìm cách tự cung tự cấp hướng tới mục tiêu trở thành "trung tâm dược phẩm của thế giới”.
Sony tập trung vào việc sản xuất PS5 và tăng sản lượng chip
Sony có kế hoạch tăng doanh số bán hàng toàn cầu của PS5 lên 57% lên 18 triệu chiếc trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2023.
Starlink của Elon Musk sẵn sàng gia nhập thị trường Internet tại Philippines
Dịch vụ của Starlink dự kiến sẽ hoạt động tại Philippines vào quý 4, theo trang web của hãng cho biết .
Sự tăng trưởng của Alibaba đối mặt với những bất ổn cả trong và ngoài nước
Trong một cuộc họp với các nhà phân tích, Daniel Zhang, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Alibaba, cho biết các doanh nghiệp trong nước đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi đợt bùng phát COVID-19 kể từ giữa tháng 3 và công ty cũng phải đối mặt với những rủi ro bên ngoài Trung Quốc
Đồng Nhân dân tệ giảm gây căng thẳng cho người tiêu dùng và các hãng hàng không Trung Quốc
Việc đồng Nhân dân tệ giảm nhanh bất thường so với đồng đô la trong những tuần gần đây đang làm tăng thêm căng thẳng cho túi tiền của người tiêu dùng Trung Quốc và tạo ra những lo lắng mới cho một số công ty của nước này.
Sự đoàn kết của phương Tây trong việc chống lại Nga có bị lung lay khi giá nhiên liệu và thực phẩm tăng?
Khi chi phí thực phẩm và nhiên liệu tăng vọt - làm gia tăng các cuộc biểu tình chính trị và sự bất bình của công chúng trên khắp thế giới, đồng thời làm tăng nguy cơ suy thoái thì việc duy trì một sự đồng thuận có thể ngày càng trở nên thách thức.
Samsung công bố khoản đầu tư lớn nhất lịch sử tập đoàn.
Tổng cộng 450 nghìn tỷ won (355,8 tỷ USD) sẽ được tập đoàn mang đi đầu tư và tạo ra khoảng 1 triệu việc làm tại Hàn Quốc trong vòng 5 năm.
Giám đốc điều hành Google Pichai: Bất ổn kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực công nghệ
Ông lưu ý rằng ngành công nghệ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi bất ổn chính trị và kinh tế. Khi điều kiện kinh doanh trở nên tồi tệ hơn, Netflix đã thông báo sa thải bớt nhân viên và Meta, công ty mẹ của Facebook tiết lộ kế hoạch hạn chế đầu tư.
Lịch trình phát triển iPhone của Apple bị ảnh hưởng bởi các đợt phong tỏa của Trung Quốc
Apple đã cảnh báo rằng việc đóng cửa ở Trung Quốc đã làm gián đoạn việc sản xuất các mẫu điện thoại hiện tại và có thể ảnh hưởng đến doanh thu của hãng lên tới 8 tỷ USD trong quý này.