“Bí mật” phía sau những gói thù lao hàng chục triệu USD của CEO Mỹ
- 19
- Hồ sơ doanh nhân
- 08:35 29/10/2019
Việc các CEO doanh nghiệp Mỹ được trả lương hàng chục triệu USD mỗi năm không phải là chuyện hiếm...
Việc các Tổng giám đốc (CEO) doanh nghiệp Mỹ được trả lương hàng chục triệu USD mỗi năm không phải là chuyện hiếm.
Tuần trước, có tin CEO Satya Nadella của Microsoft được tăng 66% thù lao, lĩnh tổng thu nhập cả năm gần 43 triệu USD. Và trong mùa hè năm nay, Abigail Disney - một người thừa kế của "đế chế" giải trí Disney - công khai chỉ trích gói thù lao 66 triệu USD dành cho CEO Bog Iger. Gói thù lao mà ông Iger nhận được lớn gấp hơn 1.000 lần gói lương thưởng bình quân của một nhân viên Disney.
Dĩ nhiên, không phải CEO Mỹ nào cũng được trả hậu hĩnh như ông Nadella và ông Iger, nhưng mức thu nhập của họ vẫn khiến bao người mơ ước.
Thù lao của CEO Mỹ gồm những gì?
Trang CNN Business dẫn số liệu mới nhất từ Conference Board cho biết trong năm 2018, tổng lương thưởng bình quân của CEO các công ty thuộc chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ tăng 4%, đạt 12,3 triệu USD. Các CEO được trả nhiều nhất trong số này nhận trên 22 triệu USD, trong khi các CEO ở nhóm "thu nhập thấp" nhận khoản 6 triệu USD.
Vậy tại sao các CEO Mỹ được trả cao đến như vậy, và nguyên nhân gì dẫn tới sự chênh lệch thu nhập không nhỏ giữa CEO các công ty?
Một trong những nhân tố được tính đến đầu tiên khi một công ty cân nhắc mức thù lao trả cho CEO là thu nhập của CEO ở các công ty khác. Các công ty thường lấy thu nhập của CEO ở một nhóm công ty tương đương để làm mốc tham chiếu cho gói thù lao của CEO công ty mình. Nhóm công ty này thường bao gồm từ 10-12 doanh nghiệp có cùng quy mô, cùng mô hình kinh doanh - theo ông Robin Ferracone, CEO của công ty tư vấn thù lao Farient Advisors.
Tiếp đó, hội đồng quản trị cũng xem xét các yếu tố khác, bao gồm kinh nghiệm của ứng viên cho cương vị CEO. Những người làm CEO lần đầu sẽ được trả thấp hơn người nhiều kinh nghiệm.
Trong trường hợp ứng viên CEO "nhảy việc" từ một công ty khác và từ bỏ thưởng cổ phiếu chưa được sử dụng tại công ty cũ, hội đồng quản trị có thể dành một khoản bù đắp một lần trong thu nhập của CEO.
Đó là một phần lý do tại sao các ứng viên nội bộ thường hưởng thù lao năm đầu thấp hơn khi đảm nhiệm ghế CEO nếu so với gói thu nhập trả cho một vị CEO từ nơi khác đến.
Ngoài ra, nếu một công ty tìm CEO bên ngoài, họ luôn muốn tìm một người có kinh nghiệm, và đó là lý do vì sao công ty phải trả cao hơn - theo ông David Swinford, CEO công ty tư vấn lương thưởng lãnh đạo doanh nghiệp Pearl Meyer.
Một gói thù lao của CEO doanh nghiệp Mỹ thường bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng hàng năm, hai dạng thưởng dài hạn, cộng thêm các chế độ ưu đãi và phúc lợi khác, ông Ferracone cho hay.
Thưởng cổ phiếu và ràng buộc
Do đòi hỏi của giới đầu tư rằng thu nhập của các CEO phải được ràng buộc chặt chẽ hơn với kết quả kinh doanh của công ty, ngày càng có nhiều CEO được trả bằng cổ phiếu công ty, đặc biệt là ở các hạng mục thưởng hàng năm và thưởng dài hạn. Năm ngoái, lần đầu tiên thưởng cổ phiếu chiếm hơn 50% tổng thu nhập trung bình của các CEO trong S&P 500, theo Conference Board.
Trong trường hợp CEO Nadella của Microsoft, phần lớn gói thù lao 43 triệu USD đến từ thưởng cổ phiếu. CEO Iger của Disney cũng được trả như vậy. Tương tự, gần 37 triệu USD trong gói thù lao 50 triệu USD mà CEO James Murdoch của 21st century nhận được là thưởng cổ phiếu.
Nhưng thưởng cổ phiếu luôn đi kèm điều kiện ràng buộc. Việc chi trả thưởng cổ phiếu sẽ tùy thuộc vào việc liệu một vị CEO có đạt một số mục tiêu nhất định, chủ yếu về phương diện tài chính, chẳng hạn như mục tiêu lợi nhuận hay tỷ suất hoàn vốn đầu tư cơ bản. Ngoài ra cũng có một số mục tiêu phi tài chính, như mức độ đa dạng trong hàng ngũ công nhân viên của công ty, hoặc mục tiêu về an toàn.
Chẳng hạn, ông Chuck Jones - người giữ cương vị CEO của công ty dịch vụ tiện ích First Energy từ năm 2015 - đã đạt các mục tiêu về an toàn và đa dạng, nhờ đó nhận được toàn bộ thưởng cổ phiếu, theo ông Ferracone.
Thưởng cổ phiếu cũng có nhiều dạng khác nhau, bao gồm thưởng cổ phiếu hạn chế bán (restricted shares) và thưởng dựa trên kết quả kinh doanh (performance shares). Mỗi dạng đều có những quy định riêng và thời điểm được bán ra, đồng thời khác nhau ở cách thức ràng buộc với kết quả kinh doanh của công ty.
Chẳng hạn, một công ty muốn thưởng cho CEO 100.000 USD bằng cổ phiếu và giá cổ phiếu của công ty hiện ở mức 100 USD/cổ phiếu. Vị CEO đó có thể nhận được 1.000 cổ phiếu, cứ mỗi năm được phép bán ra 1/3 số cổ phiếu này. Nếu tình hình công ty và giá cổ phiếu diễn biến tốt lên dưới sự lãnh đạo của vị CEO đó, thì số tiền thưởng thực tế mà vị CEO nhận được sẽ lớn hơn nhiều so với con số 100.000 USD.
Nếu được thưởng 100.000 USD cổ phiếu dựa trên kết quả kinh doanh, CEO đó sẽ phải đạt mộc số mục tiêu, chẳng hạn doanh thu, lợi nhuận hoặc tỷ suất lợi nhuận trung bình từ đầu tư trong 3 năm, để được nhận toàn bộ số thưởng này. Nếu chỉ đạt một phần mục tiêu, CEO đó chỉ nhận một phần số thưởng, theo ông Swinford.
Trong cả hai trường hợp, khoản thưởng cổ phiếu 100.000 USD đều được tính là một phần trong thu nhập năm đó của vị CEO, nhưng cuối cùng CEO có thể nhận ít hơn hoặc nhiều hơn con số này tùy theo giá cổ phiếu công ty vào thời điểm được phép bán cổ phiếu. Vì thế, gói thu nhập công khai của một CEO trong một năm nhất định thường không phản ánh đúng số tiền mà CEO mang về nhà trong năm đó, hoặc con số cuối cùng CEO được trả thực sự.
Bình Minh
Bài liên quan
- WB: Năm 2022 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5%
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
- Việt Nam sau 27 năm gia nhập ASEAN (28/7/1995-28/7/2022)
- Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
- Nửa đầu năm 2022 xuất khẩu cà phê sang EU tăng kỷ lục nhờ EVFTA
- Phi lí khi giá xăng dầu giảm, giá hàng hoá không giảm
- Ngành công nghiệp máy ảnh ở Nhật Bản chuyển mình trước "cơn bão" smartphone
- Hơn 55.000 doanh nghiệp kết nối cơ chế một cửa quốc gia
- Mức xuất siêu của Việt Nam còn thấp và thiếu tính bền vững
- Dù giá xăng giảm, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục gồng mình
- Gỡ khó trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho doanh nghiệp
- Cảnh báo từ Thương vụ Việt Nam tại Australia
- Quy hoạch Điện VIII - quyết tâm cao của Chính phủ để thực hiện cam kết COP26
- ASEAN luôn là một trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại của Việt Nam
- Tháo gỡ vướng mắc về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
- Phó Thống đốc NHNN: Tiền ảo, các loại giống tiền ảo không hợp pháp tại Việt Nam
- Các hãng hàng không châu Á chờ đợi sự phục hồi của lượng khách Trung Quốc
#CEO

Tập đoàn CEO tăng trưởng tốt trong quý II năm 2022
Vừa công bố kết quả kinh doanh quý II/2022, Tập đoàn C.E.O ghi nhận mức tăng trưởng lạc quan với tổng doanh thu quý đạt 450,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 44 tỷ đồng. Lũy kế từ đầu năm 2022 tới cuối quý II, tổng doanh thu của Tập đoàn CEO đạt 753,7 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 69,7 tỷ đồng.

CEO Phuc Khang Corporation đắc cử Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2022 - 2025
Mới đây, tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam lần thứ VII, CEO của Phuc Khang Corporation - bà Lưu Thị Thanh Mẫu chính thức ra mắt đại biểu trên cương vị Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam nhiệm kỳ 2022 - 2025.

Lý do đằng sau mức lương 1 USD của các CEO công nghệ
Ông chủ Facebook - Mark Zuckerberg, CEO Tesla - Elon Musk, co-founder Google - Larry Page và Sergey Brin, nhà đồng sáng lập Apple - Steve Jobs... là những cái tên nổi bật góp mặt trong câu lạc bộ người giàu “lương 1 USD”.

Những CEO gốc Ấn Độ điều hành các hãng công nghệ hàng đầu của Mỹ
Ngày càng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn bổ nhiệm CEO là người gốc Ấn Độ, trong đó chỉ riêng 5 công ty công nghệ của Mỹ đã có tổng giá trị vốn hóa lên đến gần 5.000 tỷ USD.

Chen Yuheng - triệu phú nhí sở hữu đế chế công nghệ triệu đô
Ở độ tuổi 16, Chen Yuheng khiến nhiều người ngưỡng mộ khi sở hữu 1 đế chế công nghệ hàng triệu USD, và ghi danh là người trẻ nhất từng lọt vào danh sách "China Under 30s to Watch" năm 2019. "China Under 30s to Watch" là danh sách những người doanh nhân trẻ dưới 30 tuổi của Trung Quốc do Viện nghiên cứu Hurun công bố.

7 CEO bị "hất cẳng" khỏi công ty do mình sáng lập
Vài năm trước, trong cuộc thảo luận đầu tư đưa định giá của startup chia sẻ văn phòng WeWork lên 20 tỷ USD, tỷ phú Masayoshi Son của SoftBank đã hỏi Adam Neumann - người đồng sáng lập WeWork, rằng: "Trong một cuộc chiến, người khôn ngoan hay người 'điên' sẽ thắng?".
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Vài nét về Giám đốc quốc gia của Apple Nguyễn Thái Hải Vân
Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, bà Nguyễn Thái Hải Vân, cựu CEO Grab Việt Nam đã gia nhập Apple Việt Nam từ tháng 5.
Chân dung ông Võ Hoàng Lâm - tân Tổng giám đốc Coteccons
Ông Võ Hoàng Lâm, hiện là thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc vừa được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons kể từ ngày 05/08/2022.
Chân dung ông Nguyễn Thanh Tùng tân Chủ tịch Hội đồng quản trị DongA Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (DongABank) vừa công bố Quyết định 1289 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Tùng, thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc DongABank giữ chức vụ Chủ tịch ngân hàng.
Bà Bùi Thị Thanh Trà làm tân Tổng giám đốc của Chứng khoán Tiên Phong (TPS)
Bà Bùi Thị Thanh Trà được bổ nhiệm là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HoSE: ORS) từ ngày 26/7/2022.
CEO Nguyễn Khắc Nhật - CodeGym: Triết lý trong giáo dục và điều kì diệu của sự tử tế
"Sự tử tế kỳ diệu lắm, ở chỗ nó khiến việc ra quyết định rất dễ, trong rất nhiều tình huống. Chỉ cần nghĩ đến sự tử tế là ta biết phải làm gì ngay" - CEO Nguyễn Khắc Nhật - CodeGym chia sẻ.
Nguyễn Lê Quốc Tuấn, CEO Sông Hương Foods: Ước mơ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới
Giống như Hàn Quốc với món kim chi nổi tiếng, ông Tuấn ước mơ một ngày nào đó sẽ đưa cà pháo trở thành món ăn phổ biến trên thế giới.
CEO VinFast toàn cầu Lê Thị Thu Thủy: Thu xếp vốn quốc tế cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại thị trường Mỹ
Với nhiều năm kinh nghiệm nắm giữ ở các vị trí quản lý khác nhau, trong đó đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ, đầu tư tài chính và quan hệ quốc tế, bà Lê Thị Thu Thuỷ được kì vọng sẽ là nhân tố thúc đẩy VinFast thành thương hiệu toàn cầu.
Lê Đắc Giang - CEO Phê Phim: "Phải đi vào vùng nguy hiểm, có chó sói thì mới tìm chính bản thân mình"
Được đặt cho biệt danh "người đi làm vì đam mê", Lê Đắc Giang - CEO Phê Phim chia sẻ lời khuyên từ kinh nghiệm đi tìm đam mê của chính mình: "Hãy làm việc chăm chỉ, chắc chắn phải rất cố gắng và luôn luôn học hỏi, thử thách chính những quan niệm, giá trị của bản thân bạn vì chưa chắc bạn đã đúng. Phải đi vào vùng nguy hiểm, có chó sói thì mới tìm chính bản thân mình".
Khôi Nguyễn trở lại làng startup với vị trí mới
Sau 2 năm vắng bóng, ông Khôi Nguyễn - cựu CEO WeFit đã chính thức tiếp quản vị trí CEO startup Kiến Guru (Công ty Cổ phần Giáo dục Lớp học nhỏ).
Ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026
Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC được biết đến là anh trai của bà Lê Thị Ngọc Diệp, hay nói cách khác ông là anh vợ của Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.