Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển

00:10 22/03/2023

Chuyển đổi số, tái tạo sản xuất, thiết lập môi trường kinh doanh thời đại công nghệ số hay đào tạo mở rộng mô hình doanh nghiệp... là những vấn đề hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải nhiều khó khăn gặp phải và đề cập cần được tìm ra giải pháp.

Tại Hội nghị “Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển” được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức chiều 21/3 đã ghi nhận được những “tín hiệu” từ nhiều doanh nghiệp của các ngành khác nhau.

Còn nhiều khó khăn phía trước

Trước thực trạng hiện nay, không ít doanh nghiệp đang “loay hoay”, “chật vật” trong quá trình chuyển đổi số đặc biệt là tình hình sau đại dịch. Việc chuyển đổi số không chỉ đơn thuần ứng dụng khoa học công nghệ vào mô hình mà trong đó là bài toán về nguồn lực, ngân sách, ứng dụng có phù hợp với mô hình hay không?... Đồng thời, nếu thay đổi mô hình hoạt động mà không được nâng cấp công nghệ đầy đủ sẽ hạn chế hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại số ngày nay.

Đặc biệt, với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang gặp khó trong việc mở rộng mô hình, nâng cấp nhân bản vì tiếp cận được nguồn vốn, nguồn tín dụng. Nguyên nhân khó tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp mới thành lập, một phần vì "sức khỏe" tài chính yếu kém; chưa đáp ứng được điều kiện cho vay; chưa chứng minh được tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời... Đây cũng là vấn đề đặt ra không chỉ là của phía doanh nghiệp mà còn là vấn đề chung của ngành ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hộic DNNVV Việt Nam, Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME
Ông Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam (bên trái); Ông Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME (bên phải) tại  Hội nghị “Giải pháp để doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển”

Hơn hết, việc các Thông tư, Nghị định, Bộ luật đổi mới còn chồng chéo chưa có sự thống nhất, việc tiếp cận các văn bản, chế tài chưa có sự đồng bộ từ đó gây ra những khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp.

Trên cơ sở những tồn tại, vướng mắc hiện nay, ông Nguyễn Văn Thân – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam thay mặt cộng đồng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng kiến nghị một số nội dung sau:

Thứ nhất, sớm sửa đổi Luật Hỗ trợ DNNVV và hướng tới đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ DNNVV với trọng tâm chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành doanh nghiệp, và triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025.

Thứ hai, kiến nghị Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ dành 30% các dự án đầu tư công cho DNNVV được tham gia trực tiếp để thúc đẩy tiến độ các dự án, đồng thời tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp vào phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Thân trao đổi cùng đại diện doanh nghiệp tại Hội nghị
Ông Nguyễn Văn Thân phát biểu tại Hội nghị.

Thứ ba, Kiến nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Hiệp hội đẩy nhanh triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hộ kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 và các kế hoạch, đề án hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực để tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cuối cùng, Kiến nghị sớm hoàn thiện, khai thác hiệu quả hệ thống thông tin về thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh từ trung ương tới địa phương để cung cấp cho người dân và doanh nghiệp dữ liệu về các chương trình, chính sách, mạng lưới tư vấn viên theo hướng nhanh chóng, dễ dàng, khoa học.

Ngọc Phi