Ban hàng Thông tư hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp
- 494
- Chính sách với doanh nghiệp
- 10:56 07/06/2022
DNHN - Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư 05/2022/TT-BKHCN hướng dẫn sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) của doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2022 và áp dụng cho việc sử dụng Quỹ KH&CN tại doanh nghiệp từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.

Thông tư quy định, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp được chi cho các hoạt động hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp bao gồm:
Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp: Xây dựng các tổ chức nghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động KH&CN; chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KH&CN.
Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu về: Bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích; giống cây trồng; kiểu dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩm có liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động KH&CN của doanh nghiệp.
Mua máy móc, thiết bị cho đổi mới công nghệ phục vụ trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp.
Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức KH&CN trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động KH&CN của doanh nghiệp; Chi đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp; Chi cho hoạt động sáng kiến.
Chi cho hoạt động hợp tác về KH&CN với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài: Hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ trong nước và ngoài nước; chi phí cho các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung theo lĩnh vực KH&CN được nhà nước khuyến khích, ưu tiên.
Chi cho đánh giá, thử nghiệm, giám định, kiểm định, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
Chi tài trợ, hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025".
Bên cạnh đó, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp còn được chi thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ; chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN; chi phục vụ hoạt động quản lý Quỹ.
PV
Bài liên quan
#nghiên cứu

Nghiên cứu: Người nhiễm COVID-19 thể nhẹ bị ảnh hưởng trí nhớ và khả năng chú ý
Nhiễm COVID-19 nhẹ vẫn bị ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng chú ý.

Nông trại đô thị được công nhận bởi các nhà khoa học trên thế giới
Nông trại đô thị được công nhận bởi các nhà khoa học trên thế giới.
Đọc thêm Chính sách với doanh nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi các khu công nghiệp - khu chế xuất
Ngày 11/8, tại hội nghị lấy ý kiến về Đề án Định hướng phát triển các khu chế xuất - khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2040, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định, TP.HCM không có chủ trương bỏ hay xóa sổ khu công nghiệp, khu chế xuất nào, mà sẽ định hướng chuyển đổi cho phù hợp
Nhiều địa phương chậm thực hiện chính sách gói hỗ trợ theo Quyết định 08/2022 của Chính phủ
Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thống kê, còn 29 địa phương chưa giải ngân gói hỗ trợ. Nhiều nơi tỷ lệ rất thấp, như Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, An Giang, chỉ đạt dưới 1%. Nhiều nơi khác ban đầu dự kiến hỗ trợ lượng lớn lao động, nhưng đến nay tỷ lệ vẫn rất thấp, như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang.
Thủ tướng: Tổng rà soát khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, rào cản về pháp lý tồn tại từ lâu chưa được giải quyết cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Dự thảo quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm
Thuế suất thuế nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan và ngoài hạn ngạch thuế quan đối với thuốc lá nguyên liệu và trứng gia cầm nhập khẩu từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Tại Hội nghị toàn quốc giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp có chủ đề "Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững" sáng ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, chúng ta cần phải chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, dám đối mặt để vượt qua những thách thức lớn nhất; chủ động thích ứng, tận dụng cơ hội, phát triển bền vững, mang lại những giá trị mới to lớn hơn.
Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
Cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đối diện với sức cầu trong nước còn yếu, tốc độ phục hồi kinh tế-xã hội còn chậm; áp lực tăng cả về rủi ro lạm phát, nợ công tăng, thâm hụt ngân sách và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ tăng....
Hà Nội đề nghị các doanh nghiệp vận tải giảm cước
Trước tình hình giá xăng đã giảm 6 lần từ ngày 1/1 đến ngày 21/7, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa có văn bản đề nghị các doanh nghiệp vận tải kê khai và giảm giá cước khi giá nhiên liệu xăng, dầu đã giảm sâu.
Mục tiêu tới năm 2025 có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP 3 sao trở lên
Theo Quyết định vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2025, ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Bộ Tài chính rà soát, đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi COVID
Lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Vụ Chính sách Thuế, Vụ Pháp chế... chủ động rà soát, tổng kết, đánh giá tác động, tình hình kết quả thực hiện, triển khai các chính sách.
NHNN đấu thầu lãi suất chào mua giấy tờ có giá, lợi suất trái phiếu biến động mạnh
Động thái kể trên của NHNN cho thấy nhà điều hành đang linh hoạt hơn trong cơ chế điều hành tiền tệ, đặc biệt với nghiệp vụ thị trường mở, vốn là công cụ được sử dụng nhiều nhất, linh hoạt nhất.