
Kim ngạch xuất nhập khẩu Trung Quốc sụt giảm thấp nhất từ đầu năm 2020
Theo theo dữ liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc hôm 7/12, tính riêng trong tháng 11 vừa qua, kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, xuống mức chưa từng thấy kể từ đầu năm 2020, do các hạn chế liên quan tới dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế trong khi nhu cầu toàn cầu cũng suy yếu.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho hay, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 8,7% trong tháng 11/2022, xuống còn 296 tỷ USD, so với mức giảm 0,3% trong tháng 10. Con số này thấp hơn nhiều so với dự báo của giới phân tích là giảm 1,5%.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu đã giảm 10,6% trong tháng 11/2022, xuống còn 226,2 tỷ USD, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 0,7% trong tháng 10 và mức dự báo của các nhà phân tích là giảm 4,16%.
Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, cho biết, nhập khẩu và xuất khẩu giảm trong tháng 11 vừa qua là do nhu cầu bên ngoài suy yếu và dịch COVID-19 bùng phát làm gián đoạn các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc.
Ông Zhiwei nói: “Chính sách Zero COVID đã được nới lỏng nhưng các hoạt động đi lại vẫn chưa phục hồi nhiều ở cấp quốc gia. Ông dự báo hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục sụt giảm trong vài tháng tới, khi Trung Quốc trải qua quá trình mở cửa trở lại đầy khó khăn và nhu cầu toàn cầu suy yếu vào năm 2023. Do vậy, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu trong nước.
Trong khi đó, kim ngạch ngoại thương hàng hóa của nước này trong 11 tháng kể từ đầu năm nay đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 38.340 tỷ NDT (khoảng 5.780 tỷ USD). Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong 11 tháng kể từ đầu năm 2022 tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 21.840 tỷ NDT, trong khi kim ngạch nhập khẩu tăng 4,6% so với một năm trước, lên 16.500 tỷ NDT.
Về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc hiện là thị trường có tổng kim ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam. Trong 9 tháng năm 2022 đạt 132,38 tỷ USD, chiếm trên 23,7%, cao hơn khá xa so với các thị trường lớn thứ 2 trở xuống (Mỹ 96,32 tỷ USD, Hàn Quốc 66,8 tỷ USD, Nhật Bản 35,69 tỷ USD).
So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc, tuy tăng thấp hơn tốc độ tăng chung của cả nước (10,2% so với 15%), nhưng mức tăng tuyệt đối vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng mức chung của cả nước (16,8%), cao hơn tỷ trọng của nhiều nước (chỉ thấp thua Mỹ 16,3 tỷ USD, chiếm 22,4% tổng số. Ước cả năm đạt 177,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Như vậy, xét cả ở đầu vào (nhập nguyên, nhiên, vật liệu…) và đầu ra (xuất khẩu), thì Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất, tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng xuất, nhập khẩu của Việt Nam.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Đông Anh (Hà Nội): Độc đáo lễ hội “kén rể” Đường Yên
- Nhập khẩu hàng nghìn xe ô tô trong những tháng đầu năm 2023
- WhatsApp bị phạt vì vi phạm luật bảo vệ dữ liệu khi xử lý thông tin người dùng
- Bộ Tài chính đề nghị kiểm soát chặt giá trông giữ xe tại lễ hội
- Doanh số bán smartphone sụt giảm nghiêm trọng
Cùng chuyên mục


Trước đợt bán cổ phần lớn, người giàu nhất châu Á tăng cường biện hộ trước các cáo buộc gian lận.

Theo Gary Black, người đầu tư vào Tesla, người cũng bác bỏ những tuyên bố về suy thoái kinh tế, những dự đoán kinh tế của Elon Musk bị các nhà đầu tư phớt lờ.

Trước việc Trung Quốc mở cửa trở lại, Goldman Sachs dự đoán rằng giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng vào quý 3 năm 2023.

Sự lạc quan rằng mọi thứ "không tệ như lo ngại" đang thúc đẩy đà phục hồi của chứng khoán Mỹ

Năm 2022 ghi nhận những dấu ấn khả quan với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 700 tỷ USD
-
TS. Phan Đức Hiếu: Những kết quả tích cực đạt được năm 2022 sẽ tạo đà tốt cho năm 2023
-
TS Cấn Văn Lực: Doanh nghiệp bất động sản cần thúc đẩy số hóa, cấu trúc lại nguồn vốn
-
Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VINASME: Mong muốn nhất của cộng đồng doanh nghiệp vẫn là dẫn vốn cho nền kinh tế
-
Mở rộng đổi mới sáng tạo: Thách thức đáng để giải quyết
-
Đâu là nút thắt cản trở sự hồi phục của du khách quốc tế đến Việt Nam ở thời điểm này?