Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nhiều nước đối tác của Việt Nam. Ở trong nước, dịch COVID-19 đã và đang tác động nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Các hoạt động xuất, nhập khẩu, lưu thông, vận chuyển hàng hóa, một số ngành, lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong đó có nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu nông sản, một số doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng đến đơn hàng, thiếu hụt lao động, ảnh hưởng về dịch vụ hậu cần thương mại logistics; các thị trường quốc tế đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn hàng cung ứng, thiếu container rỗng, ứ đọng cục bộ vận tải do đường hàng không, đường thủy bị thu hẹp, thiếu hụt lao động, gây tác động tổn thương đến thương mại nông sản trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, nhận định đại dịch COVID-19 cũng là cơ hội để tái sinh, là cơ hội vàng để lãnh đạo nhìn nhận lại hoạt động chiến lược kinh doanh cũng như văn hoá doanh nghiệp. Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn đã có sự chuyển hướng sang khai thác tiềm năng của thị trường nội địa bằng việc luôn theo dõi, nắm bắt tình hình và lường trước được những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 để từ đó xây dựng, đưa ra những chiến lược, kế hoạch cụ thể, bài bản, để khai thác hiệu quả, bền vững trong dài hạn, nhằm ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.Không nằm ngoài vòng xoáy chung đó, nhiều mặt hàng nông sản của Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất nhập khẩu. 

 

Đánh dấu cho sự chuyển hướng sang phát triển thị trường nội địa của Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn là việc Công ty hỗ trợ bà con nông dân Bắc Giang tiêu thụ hàng trăm tấn vải thiều vào cuối tháng 5 đầu tháng 6. Anh Trần Xuân Sơn – Giám đốc Công ty TNHH XNK Hoa quả Sơn chia sẻ: Vốn có kinh nghiệm kinh doanh hoa quả tươi từ nhiều năm qua và hiểu rất rõ nỗi lo của người nông dân khi đến mùa thu hoạch nông sản. Khác với mọi năm, câu nói cửa miệng "Được mùa mất giá hay được giá mất mùa", không xuất hiện trong vụ vải năm nay tại Bắc Giang, mà thay vào đó là sự lo lắng của người nông dân khi "Được mùa đúng dịch COVID-19". Anh và cộng đồng doanh nhân Eagle Camp thực hiện tiểu dự án “Chung tay cùng người nông dân Bắc Giang tiêu thụ nông sản”. Mục tiêu của chương trình là nói không với giải cứu, mà bằng chính tư duy kinh doanh học được trong Eagle Camp, bằng phương pháp đóng gói, phân loại sản phẩm chuyên nghiệp để giữ cho quả vải tươi ngon khi đến tay khách hàng sử dụng.

“Tiểu dự án này không chỉ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của quê hương Bắc Giang, mà cũng chính là nơi chúng tôi áp dụng những bài học kinh doanh tuyệt vời để tăng giá trị của quả vải thiều", anh Trần Xuân Sơn cho hay.

Song song với hoạt động trên, Công ty đã đưa ra hàng loạt phương án kết nối đầu ra, hỗ trợ tiêu thụ cho các sản phẩm địa phương như triển khai các kênh bán hàng bình ổn giá cố định và lưu động vừa hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương, vừa giúp người dân có thêm địa chỉ mua sắm các mặt hàng thiết yếu. Vào hồi tháng 7, Công ty triển khai đưa nông sản, hỗ trợ tiêu thụ khu vực vùng dịch trong TP Hồ Chí Minh, tuy nhiên do tình hình dịch Covid-19 ngày càng căng thẳng nên các lệnh giãn cách và hạn chế đi lại cũng khiến chi phí vận chuyển tăng cao gây nhiều khó khăn trong quá trình logictis, nên Công ty quyết định chuyển hướng phát triển thị trường ra ngoài Hà Nội từ đầu tháng 8 và đạt nhiều kết quả tích cực. 

Không chỉ thay đổi phương thức kinh doanh, vấn đề nhân sự luôn được Công ty TNHH XNK Hoa quả Sơn chú trọng và đặc biệt quan tâm.

Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, anh Trần Xuân Sơn – Giám đốc Công ty TNHH XNK Hoa quả Sơn cho biết: Đại dịch Covid-19 đến đã tác động đến doanh thu của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác nhân sự nói chung, hoạt động đào tạo và phát triển nói riêng, đặc biệt là khi doanh nghiệp phải tìm mọi cách cắt giảm chi phí. Tuy nhiên con người luôn được xem là yếu tố then chốt trong doanh nghiệp, vì vậy, liên tục xác định và bổ sung cho người lao động những năng lực cần có trong giai đoạn mới để có thể thích ứng với đại dịch là bài toán quan trọng được ban lãnh đạo Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn chú trọng.

Các hoạt động đào tạo của công ty đã giúp tăng cường mức độ và hiệu quả giao tiếp giữa các tầng nhân sự, từ cao nhất đến thấp nhất. Quá trình đào tạo không chỉ giúp kiến thức được truyền từ người có kinh nghiệm đến người mới mà còn giúp hệ thống luôn vận hành, luôn lớn. Đặc biệt, đối mặt với những thách thức của Covid-19, việc duy trì đào tạo thông qua các nền tảng trực tuyến đã tạo ra cơ hội để đội ngũ cùng suy nghĩ, thảo luận và cùng giải quyết vấn đề thực tế, đồng thời khai thác ý tưởng mới cho doanh nghiệp phát triển. 

Xác định và bổ sung cho người lao động những năng lực cần có trong giai đoạn mới để có thể thích ứng với đại dịch là bài toán quan trọng được ban lãnh đạo Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn chú trọng
Xác định và bổ sung cho người lao động những năng lực cần có trong giai đoạn mới để có thể thích ứng với đại dịch là bài toán quan trọng được ban lãnh đạo Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn chú trọng.

Cũng theo anh Sơn, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 là cơ hội để tìm kiếm cá nhân phù hợp, những nhân tố tích cực. Đây cũng là lúc đánh giá các giá trị và đóng góp của cá nhân cũng như khả năng, tiềm năng của mỗi người. Trong khó khăn, những cá nhân linh hoạt, thích ứng nhanh và tuân thủ đúng với giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ toả sáng.

Bên cạnh đó, nhằm “sống chung” với đại dịch Covid-19, Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn đã tận dụng công nghệ số để tồn tại.

Giám đốc Công ty TNHH XNK Hoa Quả Sơn Trần Xuân Sơn cho biết: Trải qua ảnh hưởng của các đợt giãn cách, thói quen mua sắm của người tiêu dùng đã và đang thay đổi với tốc độ nhanh chưa từng thấy. Sự thay đổi này buộc các doanh nghiệp phải thích ứng và thay đổi nếu muốn duy trì và tăng doanh thu. Nhận thức rõ vẫn đề này, công ty đã đẩy mạnh Internet hóa mô hình kinh doanh, nhận định lại thói quen của khách hàng và nâng cấp chiến lược kinh doanh online. Nhờ đó mà Công ty đã tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng, nhìn thấy được các chỉ số tăng trưởng một cách khá rõ ràng dựa trên số liệu thống kê một cách tự động. Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá sản phẩm trên website, fanpage nhằm phát triển thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Có thể nói đẩy mạnh tiêu thụ nông sản online không chỉ phát huy hiệu quả trong mùa dịch mà chính là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay.

Gia Minh