Thứ năm 19/09/2024 12:12
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Ấn Độ điều chỉnh các quy định siết chặt lại nguồn gốc xuất xứ

23/02/2022 13:16
Quyết định trên được thực hiện trong bối cảnh ngành công nghiệp trong nước của Ấn Độ thường phàn nàn về việc sản phẩm của Trung Quốc vào nước này thông qua ASEAN, vi phạm các quy định về nguồn gốc xuất xứ.
aa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Theo Business Standard, sau khi sửa đổi Luật Hải quan của Ấn Độ trong ngân sách liên bang tài khóa 2020-2021, Bộ Tài chính nước này đã ban hành một thông báo theo Quy định Hải quan (về quản lý quy tắc xuất xứ theo các hiệp định thương mại), năm 2020 (CAROTAR, 2020), yêu cầu bổ sung các tài liệu bên cạnh COO (giấy chứng nhận xuất xứ) thông thường để có thể hưởng các lợi ích thuế quan trong khuôn khổ các thỏa thuận thương mại.

Phát biểu với tờ Business Standard, Chủ tịch Ủy ban thuế gián thu và hải quan trung ương Ấn Độ (CBIC) Vivek Johri cho biết: “Chúng tôi tin rằng con đường FTA đang bị lạm dụng. Chúng tôi đã xem xét một số mặt hàng. Tuy nhiên, sau khi chúng tôi siết chặt quy định về xuất xứ, chúng tôi ghi nhận sự sụt giảm về nhập khẩu, chủ yếu là phần cứng điện tử”.

Quyết định trên được thực hiện trong bối cảnh ngành công nghiệp trong nước của Ấn Độ thường phàn nàn về việc sản phẩm của Trung Quốc vào nước này thông qua ASEAN, vi phạm các quy định về nguồn gốc xuất xứ vốn bắt buộc phải có hàm lượng giá trị gia tăng đáng kể từ đối tác thương mại xuất khẩu.

Theo nghiên cứu về số liệu thương mại, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng như ăng ten điện thoại, điện thoại cho mạng không dây, tháp di động, tai nghe, hộp giải mã tín hiệu và máy quay kỹ thuật số đã giảm đáng kể trong năm ngoái. Cụ thể, kim ngạch ăng ten điện thoại giảm từ 1,37 tỷ USD năm 2019 xuống còn 576 triệu USD năm 2021, máy quay kỹ thuật số từ 162 triệu USD năm 2020 xuống 98 triệu USD năm 2021.

Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà sản xuất công nghệ thông tin Ấn Độ (MAIT) George Paul cho rằng, thách thức lớn mà ngành này phải đối mặt liên quan đến FTA với ASEAN, trong đó một số lượng lớn các mặt hàng điện tử được nhập khẩu thông qua ASEAN và có lý do chính đáng để tin rằng các sản phẩm được chuyển hướng nhập khẩu thông qua các quốc gia này để tận dụng lợi thế của FTA. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng điện tư đã giảm và điều đó đang mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp của Ấn Độ.

Theo ông Paul, trước đây Ấn Độ chỉ dựa vào chứng nhận thường do phòng thương mại ở quốc gia đó hoặc cơ quan được chỉ định cấp, nên đã không thực sự làm chặt về vấn đề quốc gia xuất xứ để xác định liệu quy tắc về xuất xứ có được đáp ứng hay không. Tuy nhiên, việc thực hiện CAROTAR khiến cho các nhà nhập khẩu nhận thấy rằng khi họ đang được hưởng lợi ích của FTA, họ phải thực sự đáp ứng quy tắc về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Chính phủ Ấn Độ bắt đầu áp dụng quy định CAROTAR từ tháng 9/2020 để kiểm tra nghiêm ngặt quy tắc xuất xứ theo các FTA nhằm ngăn chặn việc lạm dụng những lợi ích từ thỏa thuận thương mại.

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ năm 2021 đạt 13,2 tỷ USD tăng 36,5% so với mức 9,6 tỷ USD trong năm 2020. Trong đó, Ấn Độ xuất 6,95 tỷ USD (tăng 56%, tương ứng với 2,5 tỷ USD so với năm 2020), Việt Nam xuất 6,25 tỷ USD (tăng 20%, tương ứng với 1 tỷ so với năm 2020), Việt Nam thâm hụt 691 triệu USD; trong khi trong năm 2020, Việt Nam thặng dư 799 triệu USD.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần hiểu biết thêm về luật pháp Ấn Độ, tập quán thương mại và các thông tin thị trường Ấn Độ là yêu cầu bắt buộc để làm ăn kinh doanh lâu dài với đối tác thương mại quan trọng này, nhằm đưa thương mại song phương nhanh chóng vượt mức 15 tỷ USD và hướng tới các mục tiêu tham vọng hơn.

Minh Châu

Tin bài khác
“Giải pháp mới, cơ hội mới” tại Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo Hà Nội 2024

“Giải pháp mới, cơ hội mới” tại Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo Hà Nội 2024

Sáng ngày 18/9, tại Trung tâm I.C.E, (TP. Hà Nội) đã khai mạc Triển lãm giao thương quốc tế ngành chế tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Hành trình từ linh kiện đến sản phẩm hoàn chỉnh”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều nhà đầu tư ngoại tăng vốn đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều nhà đầu tư ngoại tăng vốn đầu tư

Vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đầu tư nước ngoài FDI đạt 93,7% so với kế hoạch năm 2024; vốn đầu tư trong nước đạt 134,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam – Hoa Kỳ: Thương mại hai chiều sát mốc 90 tỷ USD

Việt Nam – Hoa Kỳ: Thương mại hai chiều sát mốc 90 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng xuất phát từ nhiều yếu tố khi Việt Nam - Hoa Kỳ đã nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
KOTRA Hà Nội tổ chức giao thương trực tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

KOTRA Hà Nội tổ chức giao thương trực tiếp Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc với doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

KOTRA Hà Nội đã tổ chức thành công sự kiện giao thương trực tiếp (1:1) giữa Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam.
5 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam 8 tháng qua

5 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam 8 tháng qua

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu đạt 77,9 tỷ USD, tăng 25,4% so với năm trước.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son