
Ấn Độ cam kết đưa ra nhiều quy định mới để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ cho rằng, luật pháp nước này phải chạy đua để theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Ấn Độ có kế hoạch đưa ra các quy tắc mới cho những gã khổng lồ công nghệ hoạt động trong nước, động thái này diễn ra khi chính phủ tăng cường giám sát chặt chẽ hơn với thị trường kỹ thuật số lớn nhất thế giới.
Nhận xét này từ Rajeev Chandrasekhar, Bộ trưởng Bộ Công nghệ thông tin được đưa ra sau nhiều năm xảy ra xích mích giữa New Delhi và các gã khổng lồ công nghệ. Theo báo cáo gần đây trên tờ Guardian của Anh rằng, Uber, từng là đứa con của các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, đã vi phạm luật ở Ấn Độ và các quốc gia khác trong quá trình mở rộng toàn cầu.
"Gần như chắc chắn, Ấn Độ cũng sẽ có luật và quy định mới. Vấn đề luật và quy tắc trong không gian công nghệ sẽ là một vấn đề cần cập nhật liên tục. Có thể sẽ có luật mới hoặc sửa đổi luật cũ", Bộ trưởng cho biết trong một cuộc phỏng vấn mới đây.
Chính phủ lập luận rằng, nhiều công ty công nghệ đã tận dụng kẽ hở trong các khuôn khổ pháp lý trên thế giới để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của họ, trong khi Chandrasekhar cho rằng luật pháp Ấn Độ phải chạy đua để theo kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ.
Báo cáo của Guardian dựa trên một loạt các tài liệu bị rò rỉ về hoạt động của Uber trong 5 năm đến 2017, giai đoạn mà công ty xe công nghệ đang gấp rút giành thị phần trên toàn cầu. Định giá của nó đã tăng lên 69 tỷ đô la vào năm 2017 từ khoảng 18 tỷ đô la vào năm 2014.
Báo cáo cho biết, những tiết lộ từ các tập tin bị rò rỉ bao gồm cách các Giám đốc điều hành cấp cao của Uber ra lệnh sử dụng "công cụ tiêu diệt" để ngăn cảnh sát và các nhà quản lý truy cập dữ liệu nhạy cảm trong các cuộc đột kích vào các văn phòng của hãng ở Ấn Độ và ít nhất năm quốc gia khác.

Chandrasekhar nói: “Chính phủ muốn làm cho internet được truy cập mở, an toàn, đáng tin cậy và có trách nhiệm hơn".
Các quy tắc mới có thể tuân theo một loạt quy định được đưa ra vào năm ngoái yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa nội dung mà chính phủ cho là có hại cho lợi ích quốc gia. Họ đang xem xét các sửa đổi các quy tắc, bao gồm điều khoản cho một hội đồng do chính phủ điều hành có thẩm quyền hoàn tác các quyết định kiểm duyệt nội dung do các công ty truyền thông xã hội đưa ra.
Chandrasekhar cho biết, các công ty công nghệ lớn đã trốn tránh sự giám sát của quy định trong "hơn một thập kỷ" bằng cách tự định vị mình là những nhà đổi mới giúp công dân được được thuận tiện hơn trong mọi liên lạc".
Ông nói thêm: “Chỉ gần đây, nhận thức về những tác hại mà người dùng có thể gặp phải được đặt lên hàng đầu".
Lyly
Cùng chuyên mục


Startup cho thuê phương tiện ở Ấn Độ Yulu huy động được 82 triệu USD

BYD của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với các dòng xe điện mới

Honda thúc đẩy tham vọng phát triển xe máy điện

Du lịch Trung Quốc đối mặt kỳ nghỉ Tết Trung thu ảm đạm

Coca-Cola Nhật Bản và Kirin hợp tác để cùng phát triển đồ uống tốt cho sức khỏe
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?