Lucy Jones là chuyên gia động đất của Nam California, nhưng bạn sẽ biết thêm một khía cạnh khác của cô ấy — khía cạnh mà tôi ngưỡng mộ và đánh giá cao kể từ khi cô ấy nghỉ việc tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ vào năm 2016.

Hóa ra Jones cũng là một nhạc sĩ tài năng. Đặc biệt là trong âm nhạc thời kì Phục hưng và Baroque. Cô ấy chơi khá thành thạo viola da gamba, một loại nhạc cụ giống như đàn Cello, và trong nhiều năm, cô ấy đã suy nghĩ việc âm nhạc có thể nâng cao nhận thức sâu sắc hơn về các vụ cháy rừng kỷ lục, tình trạng thiếu nước chưa từng có cũng như lũ lụt và bão đã gây chấn động cả thế giới. 

Cô ấy chia sẻ: “Tôi nhanh chóng nhận ra rằng những gì sắp xảy ra với biến đổi khí hậu lớn đến mức nó làm lu mờ những gì động đất sẽ gây ra cho chúng ta. Và tôi không thể biện minh cho việc thúc đẩy các vấn đề an toàn địa chấn nếu chúng ta không đối phó với biến đổi khí hậu.”

 

Để đạt được mục tiêu đó, Jones đã thử sức mình trong lĩnh vực truyền thông về biến đổi khí hậu. Thông qua một dự án có tên: Music for Climate Action, cô ấy đã tập hợp một nhóm các nhà khoa học, nhà tâm lý học và nhà soạn nhạc nổi tiếng để tìm ra cách viết nhạc vượt qua nỗi sợ hãi và bản năng con người thường ngăn cản chúng ta nghĩ về tương lai của chúng ta. Hòa âm và lời bài hát phù hợp có thể truyền cảm hứng cho nhiều người quan tâm hơn không?

Một bộ phim đáng sợ sẽ bớt đáng sợ hơn nếu bạn tắt âm thanh. Bạn phản ứng khác với chuông báo cháy nếu nó kêu, thay vì chỉ nhấp nháy âm thầm như đèn đỏ. Những gì chúng ta nghe có thể thực sự ảnh hưởng đến cảm xúc và hành động của chúng ta. Nhưng phải nói rõ, âm nhạc hôm nay không hề đáng sợ. Như chuyên gia tâm lý học Sarah Dryhurst giải thích, nỗi sợ hãi là thứ thực sự khiến con người chùn bước.

Dryhurst, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Giảm thiểu Rủi ro và Thảm họa tại Đại học College London, cho biết: “Chúng ta cần cảm nhận được mối đe dọa để hành động… Chúng ta cũng cần những thứ khác đi cùng với điều đó. Điều quan trọng là chúng ta cần phải cảm nhận được một niềm hy vọng... và âm nhạc là cánh cổng thực sự dẫn đến trải nghiệm về niềm hy vọng đó — đặc biệt bởi vì nó có thể mang lại cho chúng ta cảm giác tập thể rằng, chúng ta có thể làm điều gì đó cùng nhau.”

 

Khoa học đã ghi nhận tác dụng của âm nhạc. Khi chúng tôi nghe nhạc cùng nhau, nhịp tim của chúng tôi thực sự bắt đầu hòa nhịp và chúng tôi bắt đầu cùng thở theo lời bài hát. Theo Makiko Hirata, một nghệ sĩ dương cầm hòa nhạc quốc tế, người làm việc với các nhà thần kinh học để tính lợi ích của âm nhạc đối với sức khỏe, cho biết, ngay cả sóng não của chúng ta cũng bắt đầu đồng bộ hóa.

Hirata cũng coi trải nghiệm tập thể về âm nhạc như một liều thuốc giải độc khả thi cho những xu hướng thiển cận — và thường ích kỷ — ngăn cản chúng ta nhìn thấy bức tranh khí hậu lớn hơn.

 

“Niềm vui có trong âm nhạc khi chúng ta nói về khí hậu vì nó cần phải bền vững. Niềm vui là những gì mang lại cho chúng ta hy vọng. Niềm vui là thứ cho chúng ta lý do để sống, đứng dậy, di chuyển và làm mọi việc. Và âm nhạc - âm nhạc là gì khác ngoài niềm vui?

Huỳnh Hoa