Chùa Am Các - tiếng vọng ngàn xưa…
- Văn hóa
- 10:27 05/04/2021
DNHN - Chùa Am Các là một ngôi chùa cổ có niên đại cách đây hàng chục thế kỷ. Trải qua sự biến động của tự nhiên, lịch sử, xã hội, chùa đã bị phá dỡ. Người ta chỉ còn tìm thấy nền móng cùng những hiện vật cũ còn sót lại để xác định về sự tồn tại và niên đại của ngôi chùa. Trên cơ sơ chứng tích còn lưu lại, chùa đã được phục dựng, dù còn rất đơn sơ.
Từ tiếng vọng ngàn xưa…
Tọa lạc trên núi Các, thuộc xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa, chùa Am Các đã được công nhận là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh theo Quyết định 496/QĐ – UBND ngày 31/12/2013. Núi Các là một quần thể bao gồm 9 đỉnh núi, với một thảm thực vật phong phú, sinh thái ôn hòa, khí hậu mát mẻ. Dưới chân núi Các là hồ Khe Hao trong xanh, bốn mùa không cạn. Chùa Am Các nằm giữa đại ngàn, ở độ cao gần một nghìn mét so với mặt nước biển.
Theo truyền ngôn trong dân gian, Am Các là một quần thể di tích được hình thành rất sớm, vào khoảng thế kỷ thứ X, do Quốc sư Khuông Việt (Ngô Chân Lưu, sinh 933- 1011) vị Tăng thống thời nhà Đinh, thuộc dòng Thiền Vô Ngôn Thông là người có công khởi dựng, để truyền bá Phật giáo ở vùng đất Ngọc Sơn quê hương ông (Nghi Sơn ngày nay). Ngô Chân Lưu là một người uyên thâm lỗi lạc, tinh thông Phật giáo, cũng là người đầu tiên được giữ chức Tăng thống trong lịch sử phật giáo Việt Nam, do vua Đinh Thiên Hoàng ban năm 969. Đến năm 971, ông được phong pháp hiệu Khuông Việt – là người tu hành, tu sửa, chấn hưng Phật giáo Việt Nam.
Trên cơ sở triết lý hành động của một nhận thức luận coi cuộc đời là nơi mình có thể giải thoát được bằng chính nhận thức của mình, thế giới giác ngộ cũng như hành động của Phật giáo không nằm bên ngoài cuộc đời, và con người không cần đi tìm bất cứ một thế giới nào khác, Thiền sư Khuông Việt đã hoạt động, cống hiến cả đời cho sự nghiệp Phật giáo, gánh vác không chỉ việc đạo mà cả việc nước việc dân, đóng góp to lớn vào sự nghiệp dân tộc. Với trình độ uyên thâm và triết lý Đạo hướng đời như vậy, sự lựa chọn ví trí khởi dựng chùa Am Các chắc hẳn không phải là ngẫu nhiên.
Theo một số nghiên cứu khảo cổ học khai quật được tại chùa, thì Am Các có niên đại từ thời Lý- Trần, được tiếp tục ở thời Lê. Tượng Phật, ngói lợp thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Trải qua những biến động của lịch sử, tự nhiên và xã hội, ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy những dấu tích công trình xưa như: nền móng nhà Tam bảo, nền nhà thờ Mẫu, nền nhà Tổ, cổng tam quan, lò nung…và những hiện vật của ngôi chùa cổ như: tượng Phật đá, khối đá có khắc hình mặt phật, mõ đá, đá tảng, gạch, ngói vỡ.
Bên cạnh những di vật tìm được đang dần hé lộ tầm vóc và sức ảnh hưởng của chùa Am Các đối với nền Phật giáo dân tộc hơn một nghìn năm trước, thì những câu chuyện mang màu sắc huyền thoại, u linh được truyền tụng trong dân gian như câu chuyện về âm thanh đêm đêm phát ra từ chiếc mõ tiên bằng đá, hay tiếng cầu kinh hằng đêm trong rừng già, những phiến đá có hình long chầu, hổ phục, tiếng gió rít trong rừng trúc… cũng làm cho câu chuyện về ngôi chùa cổ này thêm phần huyền bí, kỳ ảo hơn.

Vẻ đẹp kỳ ảo, hoang sơ của quần thể Am Các cùng với dấu xưa, tích cũ như một tiếng vọng vô thanh xa xăm, có sức cuốn hút kỳ lạ. Bởi vậy mà những nhà tu hành, những phật tử xa gần, những người mộ đạo, yêu thích thiên nhiên đã tìm đến Am Các như tìm về chốn thiêng để cùng chung tay phục dựng lại ngôi chùa.
Đến hành trình phục dựng
Nương theo những dấu tích cũ, bà con phật tử, nhân dân địa phương tìm đường lên núi dâng hương bái Phật. Năm 2014, có một vị tăng ni trẻ đã có cơ duyên biết đến sự tồn tại của ngôi cổ tự và phát nguyện phục dựng lại chùa, đó là Đại đức Thích Quang Đại.
Từ những ngày đầu, quần thể chỉ là một dấu tích cũ nát bị con người lãng quên, đường lên núi khó khăn hiển trở, phải đi bộ đến nửa ngày trời mới có thể tiếp cận khu vực chùa Hạ, vậy mà với ý chí, nghị lực và tâm huyết của một nhà sư trẻ, cùng với sự hỗ trợ của bà con hật tử, các mạnh thường quân, giờ đây Am các đã được tôn tạo, phục hồi lại thành một quần thể bao gồm: Chùa Trình, Chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, đền Mẫu, ao chùa…

Con đường hành hương bái Phật trên đỉnh núi Các cũng đã được cải thiện rất nhiều. Khách thập phương có thể di chuyển ô tô, xe máy trên con đường bê tông phẳng lì. Hai bên đường, ngàn thông vi vút, hương thơm của cây rừng thoang thoảng, đưa hồn người vào một cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, thanh thản đến kỳ lạ.
Công trình trung tâm, chùa Hạ, nơi thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khiêm tốn, trầm mặc ẩn mình giữa ngàn xanh, lưng tựa sơn nghênh thủy, mặt hướng về phía Đông Nam, nơi có hồ Khe Hao quanh năm xanh mát. Tại đây, khách thập phương sẽ có cơ hội chiêm bái tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá, mang một vẻ cổ xưa, huyền bí. Từ chùa Hạ, khách thập phương sẽ tiếp tục thăm bái các hạng mục khác như chùa Trung, hay đền Mẫu- nơi có bức tượng Phật bà Quan Âm bằng ngọc bích nguyên khối. Đến chùa Thượng- công trình cao nhất, nằm trên đỉnh núi Các, du khách thể quan sát ra bốn phương, để thấy vùng đất Nghi Sơn đang trở mình thay đổi.
Để xứng tầm di tích
Từ những căn cứ khảo cổ học cho thấy, chùa Am Các là một công trình có thật, tồn tại cách đây hàng nghìn năm. Những vết tích còn lưu lại là những minh chứng rõ ràng nhất, khẳng định giá trị của chùa Am Các trong dòng chảy lịch sử phật giáo Việt Nam. Để ghi nhận điều đó, ngày 31/12/013, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định 496/QĐ – UBND, công nhận quần thể Am Các là Di tích Danh thắng cấp tỉnh.
Thực tế những năm gần đây, chùa Am Các đã được quan tâm, tìm hiểu và phục dựng một số hạng mục, nhưng để trở thành một công trình kiến trúc phật giáo xứng tầm lịch sử cũng như trong bối cảnh phát triển hiện tại thì đó là một quá trình.
Để phát triển Am Các xứng tầm, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có quết định cho các đơn vị nghiên cứu khoa học khảo cổ và các đơn vị nghiên cứu văn hóa vào cuộc, lật mở những bí ẩn dưới lòng đất, để có cơ sở khoa học trong công tác phục hồi, tôn tạo di tích. Và trong một tương lai không xa, quần thể Di tích và danh thắng Am Các sẽ trở thành một trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo và là điểm du lịch sinh thái tâm linh hấp dẫn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực, đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân và du khách khi đến với Nghi Sơn.
Ngọc Lâm
Tin liên quan
#tâm linh

Tháng Ngâu và quan niệm “rất đơn giản” của Chủ tịch FLC về ngày lành tháng tốt
“Nhìn lại 18 năm qua kể từ khi khởi nghiệp, nhiều quyết định quan trọng và hiệu quả nhất đối với cá nhân tôi và công ty đều đã được đưa ra chính trong các tháng Ngâu”.

Đức Gyalwang Drukpa: “Đánh thức tình yêu thương” lan toả
Trong Đại lễ quán đỉnh cộng đồng Phật Quan Âm Độ Mẫu Tara Yuldog (khóa lễ khiển trừ chướng ngại, hộ quốc an dân), Đức Gyalwang Drukpa đã chia lộc Phật là hàng ngàn phần bánh gato đến từng Phật tử dự lễ. Điều đặc biệt, khoảng 7.000 phần bánh nhỏ này được đặt trên lá mít.

Ba quần thể tâm linh trên non cao đẹp nổi tiếng ở miền Bắc, bạn đã đi chưa?
Vãn cảnh đầu xuân, chiêm bái lễ Phật cầu bình an năm mới vốn đã là nét văn hóa tâm linh đẹp và đặc trưng trong truyền thống của người Việt. Bên cạnh những điểm đến tâm linh đã quá quen thuộc, có những quần thể văn hóa tâm linh đẹp ngoạn mục trên núi không nhiều người biết đến.

Khám phá những công trình kiến trúc tâm linh đẹp vi diệu trên đỉnh non cao
Nép mình nơi núi cao, thấp thoáng ẩn hiện trong không gian bốn bề mây phủ, nơi đỉnh trời Fansipan (Lào Cai) hay trên đỉnh Bà Nà được mệnh danh tiên cảnh của Đà Nẵng, những nếp chùa Việt tạc lên non cao một cõi thiền đẹp ảo diệu và kỳ vĩ. Ai đã một lần chắp tay nơi chốn ấy, thì dù đi xa mấy, cũng sẽ mong mỗi năm được trở lại một đôi lần.

Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc - Địa điểm mới cho du lịch tâm linh
Không chỉ được biết tới với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sản vật trù phú, Huyện Vĩnh Tường nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc còn là địa điểm du lịch tâm linh và văn hóa hấp dẫn với nhiều công trình đền, chùa nổi tiếng.
Đọc thêm Văn hóa
Thành công của bộ phim thương hiệu hiếm hoi tại Việt Nam
Với mức tăng trưởng doanh thu liên tục qua 4 phần từng chiếu, "Lật mặt" của Lý Hải trở thành series phim thương hiệu hiếm hoi của Việt Nam đạt được thành công suốt 5 năm.
Các chương trình tìm kiếm tài năng Hoa ngữ: Cùng 1 mô típ nhưng mang lại những nét đặc trưng riêng
Trong những năm gần đây, hàng loạt chương trình thực tế tìm kiếm tài năng tại Hàn và Trung được sản xuất và trở thành miếng “mồi ngon” thu hút khán giả. Trong đó phải kể đến series “Produce 101” tại Hàn và “Thanh xuân có bạn” (Youth With You) và “Sáng tạo doanh” (Chuang) tại Trung.
Nhiều hoạt động đặc sắc tại “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2021
“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2021 sẽ diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) từ ngày 16/4 - 19/4/2021. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc gặp gỡ giao lưu, giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Bài nhạc quê hương đạt kỷ lục 15 triệu View là của ai ?
Thời gian vừa qua, cộng đồng mạng dậy sóng với Hà Giang – điểm cực Bắc xinh đẹp của Việt Nam. Đã khơi dậy niềm cảm hứng sáng tác của biết bao thi nhân, nhạc sĩ … Trong đó ca khúc “Hà Giang ơi” đã trở thành ca khúc nhạc quê hương đầu tiên trong lịch sử âm nhạc Việt Nam đạt được số lượt view trên các trang mạng xã hội cao nhất.
Doanh nhân Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: Từ diễn viên vô danh đến ông chủ đế chế truyền thông hùng mạnh
Khởi đầu là một website nhỏ chỉ với vài nghìn người dùng, Yeah1 sau 12 năm (2006-2018) đã phát triển thành một start-up công nghệ hàng đầu ở Việt Nam, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực truyền hình, sản xuất phim, kinh doanh quảng cáo...
Các mức xử phạt vi phạm quy định về thi người đẹp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực văn hóa, theo đó xử phạt 5-40 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm liên quan tới các cuộc thi sắc đẹp.
Đền Hùng, Nghĩa Lĩnh núi thiêng và ý nghĩa của đại tự “Cao sơn cảnh hành”
Ngay từ thang bậc đầu tiên bước lên, tại cổng chính Đền Hùng (Phú Thọ) ta bắt gặp bức đại tự 4 chữ Hán lớn, đọc từ phải qua trái “Cao sơn cảnh hành”. Bốn chữ thôi mà đã thấy biết bao ý nghĩa, hàm ý sâu xa trong ấy được các bậc tiền nhân mượn lời đúc kết.
Câu chuyện kinh doanh đằng sau Phù thủy xứ Oz
Ngày 25 tháng 8 sẽ là kỷ niệm 82 năm ngày công chiếu The Wizard of Oz. Với nội dung và cách làm phim độc đáo, Phù thủy xứ Oz đã để lại ấn tượng khó quên cho biết bao thế hệ người dân Mỹ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên bài viết này sẽ phân tích bộ phim từ góc độ khác: một câu chuyện ngụ ngôn về tinh thần kinh doanh.
Nghệ sĩ Kim Tử Long chia sẻ về những khó khăn khi 'lấn sân' kinh doanh
Kim Tử Long cho biết anh từng cầm trong tay 1.000 cây vàng những năm 2000 kiếm được từ nghề làm ‘cò đất’ thời kỳ sốt nóng.
Xử phạt nặng những vi phạm về tổ chức lễ hội
Từ ngày 1/6, hành vi mặc các trang phục không phù hợp với truyền thông văn hóa hay thắp hương, đốt vàng mã không đúng nơi quy định... khi đi lễ chùa sẽ bị phạt tiền.