
Nhật Bản và Hà Lan bắt tay Mỹ hạn chế xuất khẩu công nghệ chip cho Trung Quốc
Nhật Bản và Hà Lan đã đồng ý về mặt nguyên tắc về việc sẽ tham gia cùng Mỹ siết kiểm soát xuất khẩu máy móc sản xuất chip công nghệ cao cho Trung Quốc.
Cụ thể, hai chính phủ đang lên kế hoạch áp đặt lệnh cấm bán máy móc có khả năng chế tạo chip 14 nanomet hoặc tiên tiến hơn cho Trung Quốc. Như vậy, liên minh ba quốc gia sẽ tạo ra sự phong tỏa gần như hoàn toàn đối với khả năng mua thiết bị cần thiết để tạo ra những con chip hàng đầu của Trung Quốc. Mỹ đã hạn chế nguồn cung từ các nhà cung cấp thiết bị của Mỹ như Applied Materials Inc, Lam Research Corp, KLA Corp. Mỹ cũng cần thêm Electron Ltd của Nhật Bản và ASML Holding NV của Hà Lan tham gia lệnh hạn chế này.
Theo Bloomberg, Chính phủ Nhật Bản đã phải vượt qua sự phản đối từ các công ty trong nước như Tokyo Electron, Nikon Corp và Canon Inc, các công ty không muốn mất doanh số bán hàng cho Trung Quốc. Trong khi đó, cổ phiếu của ASML tụt giảm 3% khi tin tức lan truyền.

Ngày 12/12, Trung Quốc đã đệ đơn khiếu nại các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới. Tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các hạn chế đã đe dọa sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu và lý do bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ là đáng ngờ.
Tuy nhiên, trên toàn cầu, ngày càng nhiều nước phản đối với tham vọng sản xuất chip của Trung Quốc. Theo Bloomberg, tuần trước, các quan chức Hà Lan đã lên kế hoạch về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới sang Trung Quốc. Chính phủ Nhật cũng đã nhất trí áp đặt các hạn chế tương tự, nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Mỹ hiện chiếm khoảng 12% thị phần bán dẫn toàn cầu, trong khi Nhật chiếm 15%, còn Đài Loan và Hàn Quốc đều nắm giữ khoảng 20%. Ngoài Nhật và Hà Lan, Mỹ cũng đang kêu gọi các đồng minh khác như Liên minh châu Âu (EU) và Hàn Quốc áp đặt hạn chế xuất khẩu công nghệ chip tiên tiến cho Trung Quốc.
Trước đó, hôm 7/10, Bộ Thương mại Mỹ công bố mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chip, phần mềm thiết kế chip và thậm chí hạn chế cả kỹ sư hỗ trợ hoạt động sản xuất chip ở Trung Quốc.
Ngọc Phi (tổng hợp)
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: VINASME cùng doanh nghiệp tiến bước
- Tưng bừng không khí trước giờ khai mạc Đại hội IV - Hiệp hội DN NVV VN
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
Cùng chuyên mục


Cổ phiếu của First Republic tăng lên khi cuộc khủng hoảng tài chính đang ổn định dần

Bill Ackman kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang ngừng tăng lãi suất vì cuộc khủng hoảng ngân hàng vẫn chưa kết thúc

Elon Musk kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang đảo ngược hướng đi trong cuộc chiến chống lạm phát

Khi 'bong bóng mọi thứ' vỡ tung, nhà đầu tư Jeremy Grantham dự đoán S&P 500 sẽ giảm 50%

Suy thoái kinh tế có nhiều khả năng xảy ra, các nhà giao dịch nên tránh mạo hiểm
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?