12 tỉ đô la nền kinh tế số, Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á
- Hội nhập
- 07:55 10/10/2019
Báo cáo mới nhất của Google, Temasek cùng đối tác Bain & Company cho thấy nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bứt phá đứng thứ hai (sau Indonesia) so với các quốc gia khác trong khu vực, nền kinh tế số dự báo đạt 12 tỉ đô la Mỹ vào năm nay và cán mốc 43 tỉ đô la vào năm 2025.
Báo cáo mới nhất của Google, Temasek cùng đối tác Bain & Company cho thấy nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bứt phá đứng thứ hai (sau Indonesia) so với các quốc gia khác trong khu vực, nền kinh tế số dự báo đạt 12 tỉ đô la Mỹ vào năm nay và cán mốc 43 tỉ đô la vào năm 2025.
Báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á năm 2019 (e-Conomy Southeast Asia 2019) do Google, Temasek cùng với đối tác Bain & Company thực hiện, công bố những số liệu cụ thể về nền kinh tế số Đông Nam Á, bao gồm 6 thị trường lớn nhất là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Báo cáo cho thấy nền kinh tế Internet của Việt Nam hiện đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng hàng năm 38% kể từ năm 2015. Giá trị nền kinh tế số ước đạt 12 tỉ đô la vào năm 2019 và 43 tỉ đô la vào năm 2025, bao gồm các lĩnh vực là thương mại điện tử, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe công nghệ.
Kinh tế số ở Việt Nam bùng nổ. Nguồn: báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2019.
Xét về độ lớn tuyệt đối của thị trường, ước tính trong năm 2019, Việt Nam xếp sau Indonesia (40 tỉ đô la) và Thái Lan (16 tỉ đô la), ngang với Singapore và cao hơn Malaysia (11 tỉ đô la) và Phillipines (7 tỉ đô la).
Tuy nhiên, so sánh theo tỷ lệ với GDP, thì Việt Nam dẫn đầu nhóm 6 nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á. Theo đó, tỷ lệ GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa trên nền tảng online) chiếm hơn 5% GDP (số liệu GDP chưa được điều chỉnh tăng) vào năm 2019, cao hơn Indonesia là 4%.
“Việt Nam là nổi lên như là nền kinh tế kỹ thuật số nhất trong khu vực”, báo cáo đánh giá.
Theo báo cáo, Việt Nam cùng Indonesia là hai thị trường bứt phá trong xu hướng phát triển nền kinh tế số so với các quốc gia còn lại trong khu vực, với tốc độ tăng trưởng vượt mức 40% một năm, trong khi những quốc gia còn lại tăng trưởng từ 20-30% hàng năm.
Báo cáo cũng nhận định động lực nhân tố chính thúc đẩy những con số ấn tượng là thị trường Thương mại điện tử, nơi các thị trường trong nước như Sendo và Tiki cạnh tranh với những người chơi trong khu vực như Lazada và Shopee.
Cụ thể, quy mô thị trường thương mại điện tử khoảng 5 tỉ đô la, trong khi du lịch trực tuyến khoảng 4 tỉ đô la, còn truyền thông trực tuyến đạt 3 tỉ đô la, còn gọi xe công nghệ khoảng 1 tỉ đô la.
Năm 2019, Việt Nam sở hữu 61 triệu người dùng Internet. Trung bình người Việt dành 3 giờ 12 phút sử dụng Internet trên thiết bị di động, tập trung vào nhóm các ứng dụng mạng xã hội và truyền thông liên lạc (52%), ứng dụng xem video (20%) và game (11%), cùng các ứng dụng cho công việc.
Thương mại điện tử là nhân tố chính trong nền kinh tế số Việt Nam. Nguồn: Báo cáo e-Conomy Southeast Asia 2019.
Việt Nam cũng trở thành nơi đón nhận nguồn vốn đầu tư đứng thứ 3 trong khu vực vào các công ty hoạt động trên nền tảng Internet, với 600 triệu đô la từ đầu năm 2018 đến nửa đầu năm 2019. Một số thương vụ đầu tư vào MoMo, Sendo, Topica từ các nhà đầu tư quốc tế góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến của các đầu tư.
Trong khi đó, tính chung cả khu vực, trong 6 tháng đầu năm nay các công ty internet đã gọi vốn 7,6 tỉ đô la, cao hơn khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2018.
Báo cáo cũng ước tính giá trị nền kinh tế internet Đông Nam Á đã vượt mốc 100 tỉ đô la (chỉ số GMV) trong năm 2019, tăng 40% so với năm trước và đã tăng gấp 3 lần so với mốc năm 2015, chiếm 3,7% tổng GDP. Như vậy, khu vực Đông Nam Á cũng đang thu hẹp khoảng cách với các thị trường phát triển như Mỹ, nơi chiếm tới 6,5% GDP.
Dũng Nguyễn
* Nguồn: Saigon Times
Tin liên quan
#kinh tế số

Kinh tế số là động lực mới phát triển nhanh, bền vững
Kinh tế số được xem là động lực, là nền tảng để thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đến năm 2025, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP. Doanh nghiệp là lực lượng xung kích và nòng cốt của nền kinh tế, không thể khác, chuyển đổi số là điều kiện sống còn...

Những ưu tiên trong quản lý nền kinh tế số
COVID-19 đã tác động thật mạnh mẽ đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng tôi cũng nhìn thấy trong cuộc khủng hoảng ấy những mầm mống của hi vọng.

Thiếu nền tảng pháp luật, Việt Nam sẽ ‘lỡ chuyến tàu’ bước vào kỷ nguyên số
Việt Nam có lợi thế để chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế số thành công. Tuy nhiên, mấu chốt là phải thay đổi nhận thức và có nền tảng pháp luật thì sẽ chớp được cơ hội và phát triển.

Covid-19 giúp kinh tế số tăng tốc
Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi khi nhiều người mua sắm, hội họp, đào tạo trực tuyến phổ biến, dùng điện thoại, tivi giải trí thường xuyên.

Kinh tế số của Việt Nam có nhiều cơ hội hơn sau dịch bệnh
Dịch bệnh càng cho thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế số tại Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt mong "đổi vận" trong "cuộc chơi" chuyển đổi số
Phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa mới chỉ nghe đến khái niệm chuyển đổi số, chứ để hiểu và thực hiện chuyển đổi số, kinh tế số còn là quá trình dài.
Đọc thêm Hội nhập
Giới nhà giàu Trung Quốc mạnh tay mua sắm bất chấp Covid-19
Mặc dù bị hạn chế đi du lịch nước ngoài do Covid-19, nhà giàu Trung Quốc đã chi 340 tỷ nhân dân tệ (54 tỷ USD) để mua trang sức, túi xách, quần áo, khiến nhu cầu hàng xa xỉ nội địa tăng vọt.
Chiến dịch tiêm phòng Covid-19 lớn nhất thế giới
Chương trình được bắt đầu tại 3.006 địa điểm và kết nối trực tuyến trong ngày phát động. Mỗi điểm có năng lực tiêm vắc-xin cho 100 người/ngày.
Đại dịch covid-19 đang thúc đẩy sự phát triển thương mại số ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria như thế nào?
Đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy thương mại số ở Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Nigeria, vốn đã có các yếu tố như dân số lớn, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh. Nhưng nó cũng phải đối mặt với trở ngại từ sự khác biệt ở mỗi quốc gia.
Blue Yonder’s Luminate: Nền tảng chuỗi cung ứng kỹ thuật số đang giúp các công ty Ấn Độ thành công
Tại Ấn Độ, Blue Yonder bắt đầu hoạt động vào tháng 1 năm 2010 với việc mua lại i2 Technologies, công ty hàng đầu trong việc sản xuất, chuỗi cung ứng, bán lẻ và vận tải.
Ông Biden công bố gói cứu trợ 1,9 nghìn tỷ USD "giải cứu nước Mỹ"
Mang tên "American Rescue Plan" (tạm dịch: "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ"), gói cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD được tổng thống đắc cử Joe Biden công bố để chống lại suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng COVID-19.
Tài khoản Twitter của Tổng thống Donald Trump đáng giá bao nhiêu đối với nền tảng này?
Một câu hỏi được đặt ra là liệu tài khoản của vị Tổng thống Mỹ đáng giá bao nhiêu đối với nền tảng này, khi có hơn 57.000 tweet với lượng tương tác cực cao và khoảng 89 triệu người theo dõi?
Công bố hoàn thành số hóa truyền hình mặt đất
Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Việt Nam đã hoàn tất việc tắt sóng truyền hình tương tự mặt đất (analog).
Nền tảng truyền hình trực tuyến Roku mua lại thư viện nội dung của startup tỷ đô Quibi
Mới đây nền tảng truyền hình trực tuyến Roku đã thông báo rằng họ đã có được bản quyền toàn cầu đối với thư viện nội dung của Quibi, mà họ có kế hoạch đưa lên Kênh Roku, miễn phí và có hỗ trợ quảng cáo trong năm nay...
Xu hướng đổi mới sáng tạo toàn cầu 2020
Tại khảo sát Thước đo Đổi mới trên toàn cầu năm 2020 (2020 GE Global Innovation Barometer), kết quả đã thể hiện quan điểm của các lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu về đổi mới.
Indonesia sản xuất 100 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19
“Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã trao giấy phép sản xuất 100 triệu liều vắc-xin. Quy trình sản xuất sẽ tuân thủ tiêu chuẩn của BPOM cũng như các tiêu chuẩn quốc tế".