Virus Corona ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế toàn cầu?

00:00 12/10/2020

Tỷ trọng sản lượng kinh tế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng gấp bốn lần lên khoảng 17%, kể từ sau dịch SARS vào năm 2003.

Một người phụ nữ đeo khẩu trang đi bộ trên đường phố Bắc Kinh ngày 30/01. Ảnh: Bloomberg/Getty

Trong bối cảnh các nền kinh tế gắn kết chặt chẽ với nhau như hiện nay, sự bùng nổ của virus corona tại Trung Quốc rõ ràng cũng đang tác động đến các nền kinh tế khác trên thế giới. Có khả năng kinh tế toàn cầu sẽ thiệt hại tới 160 tỷ USD.

Tại New Zealand, một nhà bán đồ nội thất cho phòng tắm nói với khách hàng rằng loại vòi sen theo thiết kế của Đức mà ông đặt đã hết hàng vì nhà máy ở Thượng Hải đã đóng cửa. Các giám đốc điều hành của Tập đoàn REC ở California đã lập nên phòng để bàn về chiến tranh chuỗi cung ứng nhằm lên kế hoạch giải quyết tình trạng thiếu xe tải và sự bế tắc tại Trung Quốc. Tại Trung Đông, Ả-rập Xê-út đang kêu gọi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) tổ chức họp khẩn cấp vì lo ngại nhu cầu dầu sẽ giảm.

Kể từ khi dịch SARS bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2003, tỷ trọng sản lượng kinh tế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng gấp bốn lần lên khoảng 17%. Trung Quốc hiện là thị trường lớn nhất cho xe hơi mới và chất bán dẫn, là quốc gia chi nhều nhất cho du lịch quốc tế, là nhà xuất khẩu hàng may mặc và dệt may hàng đầu trên thế giới, đồng thời cũng là nơi sản xuất nhiều máy tính cá nhân (PC) và hầu như tất cả chiếc iPhone trên thế giới. Cú đánh mang tên “virus corona” có thể mạnh gấp 3-4 lần so với tác động 40 tỷ USD từ dịch SARS, theo ước tính của Warwick McKibbin, giáo sư kinh tế tại Đại học Quốc gia Úc.

Cho đến nay, Trung Quốc đã hấp thụ phần lớn cú sốc kinh tế từ virus corona, còn có tên là 2019-nCoV. Hiện dịch bệnh này đã giết chết hơn 210 người tại Trung Quốc (305 tới thời điểm hiện tại - NCĐT) và có hơn 9.950 người nhiễm bệnh (hơn 14.000 tới thời điểm hiện tại - NCĐT) trên toàn cầu. Vũ Hán, thành phố có 11 triệu cư dân nơi virus corona bùng phát, vẫn bị cách ly khỏi thế giới. Với việc Chính phủ Trung Quốc kéo dài ngày nghỉ lễ Tết Nguyên đán, hoạt động kinh tế các tỉnh tạo ra ít nhất 2/3 ba sản lượng kinh tế sẽ tạm ngưng trong tuần tới, bao gồm Thượng Hải và các trung tâm sản xuất chính tại miền Đông.

Trong khi đó, số ca mắc bệnh virus corona vẫn tiếp tục tăng – và đi kèm với đó là nỗi lo ngại khôn nguôi của người dân và chính quyền. Với việc Trung Quốc giữ vai trò trọng yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các chủ doanh nghiệp và giám đốc điều hành trên toàn thế giới đang bị buộc phải suy ngẫm về những gì sẽ xảy ra trong một cuộc khủng hoảng kéo dài.

“Tất cả mọi người đang chờ đợi để xem tình hình sẽ diễn biến như thế nào”, Miguel Patricio, Giám đốc điều hành tại Kraft Heinz, cho hay. Kraft Heinz hiện có vài ngàn nhân viên tại Trung Quốc, bao gồm cả một nhóm kinh doanh nhỏ tại Vũ Hán. “Mối nguy ở đây là nếu tình trạng này kéo dài và mọi người buộc phải ở nhà thì các doanh nghiệp sẽ bắt đầu gặp rắc rối về khâu phân phối và sản xuất”.

Khép cửa với thế giới

4 tháng trước, Levi Strauss & Co. vừa mới khai trương cửa hàng mới ở Vũ Hán – một công xưởng sản xuất đang bùng nổ và thường được gọi là Chicago hoặc Detroit của Trung Quốc. Cơ sở này của Levi Strauss & Co. có 3 bộ sưu tập hàng cao cấp và một cửa hàng bán đồ may mặc khổng lồ. Rộng hơn 697 m2, cơ sở này rộng gấp đôi so với các chi nhánh khác của Levi Strauss tại Trung Quốc và được xem là động lực thúc đẩy tăng trưởng mới của Levi tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Ngày nay, giống như những cửa hàng khác tại Vũ Hán, cửa hàng Levi này cũng bị đóng cửa. Một quân bài quan trọng trong chiến lược tăng trưởng của Levi tại Trung Quốc tạm thời bị chững lại, cũng giống như hàng ngàn tập đoàn quốc tế, các tập đoàn đa ngành và các doanh nghiệp nhỏ của Trung Quốc bị tác động mạnh về kinh tế bởi sự bùng phát của virus corona. 

“Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là nhân viên và nếu tình hình không sớm cải thiện, chúng tôi có lẽ sẽ đóng cửa trong một khoảng thời gian”, Giám đốc tài chính của Levi, Harmit J Singh, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Các công ty quốc tế đã đổ xô vào Trung Quốc, mở ra các quầy bán mỹ phẩm Estée Lauder, cửa hàng Canada Goose và hiệu trưng bày xe Rolls- Royce ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Trong vài năm gần đây, họ chuyển sang các thành phố cấp 2 và cấp 3, vì đó là những nơi có dân số bùng nổ trong quá trình đô thị hóa hàng loạt.

Các công ty có hoạt động tại Trung Quốc, từ Starbucks Corp đến Tesla Inc., cố không đưa ra dự đoán mới về việc virus sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu như thế nào. Thay vào đó, họ chỉ nói rằng họ sẽ cập nhật dự báo khi họ biết nhiều hơn. Apple Inc. và Microsoft Corp đã đưa ra phạm vi dự báo rộng hơn so với bình thường cho quý 1/2020 vì không chắc chắn về tác động của virus corona.

Hy vọng là các quan chức có khả năng kìm hãm sự lan rộng của virus corona và giúp người dân trở về nhịp điệu sống bình thường trong vòng vài tuần. Để điều chế một loại vắc-xin có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Dịch bệnh SARS đã được tuyên bố là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu vào tháng 3/2003 và đã được các nước kiểm soát vào tháng 7 năm đó.

Nỗi lo ngại ở đây là vì virus corona chỉ thực sự phát tác sau 5-14 ngày ủ bệnh, do đó căn bệnh này được cho là sẽ chưa sớm kết thúc.

Trong trường hợp tệ nhất, dịch corona có thể đánh bại những nỗ lực tốt nhất của các cơ quan y tế công trên thế giới và tàn phá các tuyến đường thương mại trong những tháng kế tiếp.

Đợt tác động kinh tế đầu tiên của virus corona diễn ra vào thời khắc nhạy cảm. Các công ty phương Tây đã chuyển đợt Tết Âm lịch vào cuối tháng 1/2020 thành một dịp mua sắm và tới nỗi đây cũng được xem là khoảng thời gian quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng ở Trung Quốc. Năm nay, tình hình thật quá ảm đạm, tăng trưởng về lượng tiêu thụ trong quý 1/2020 sẽ giảm tốc bớt một nữa ở Trung Quốc, từ mức 5,5% ghi nhận trong 3 tháng cuối năm 2019, theo Bloomberg Economics.

ss

Một bảo vệ đang quan sát quảng trường trống tại Disney Land Hồng Kông (Trung Quốc). Ảnh: Bloomberg

 Vẫn còn quá sớm để kết luận mọi chuyện. Starbucks đã đóng cửa hơn 2.000 cửa hàng trên khắp Trung Quốc – gần 50% tổng số cửa hàng – và không thể đủ nguyên vật liệu để chế biến một số món trên thực đơn của các cửa hàng còn mở cửa. McDonald’s cũng đóng cửa hàng trăm cửa hàng. Một số cửa hàng Walmart dần hết sản phẩm để bán. Các công viên Walt Disney ở Thượng Hải và Hồng Kông không còn thấy ánh đèn sáng rực rỡ như trước. Thậm chí, ngay trước khi Mỹ và Nhật Bản khuyên người dân tránh đi du lịch tới Trung Quốc, các hãng hàng không đã giảm bớt các chuyên bay tới quốc gia này – không phải là sợ bị lây nhiễm mà là do thiếu hành khách.

Nhiều trong số những khoản mua cà phê, đi du lịch nghỉ dưỡng và đi mua sắm bị mất đi vĩnh viễn(xét về GDP) vì người tiêu dùng không thể mua hai ly lattes vào tháng 3/2020 để bù cho những gì họ không được mua vào tháng 1. Hoạt động sản xuất cũng khác nhau ở một số nơi. Các nhà máy từng dự định mở cửa trở lại tại thời điểm này nay vẫn đang đóng cửa, nhưng nhiều nhà máy khác có cách để bù đắp cho khoản thời gian bị mất đi, cụ thể như trả cho nhân viên để làm thêm ngoài giờ và hoàn thành đơn đặt hàng.

Nhưng cứ mỗi ngày trôi qua, mọi thứ lại càng ảm đạm hơn. Hoạt động xây dựng – vốn đã bị tạm dừng trong mùa đông, nhất là ở khu vực phía bắc có thời tiết lạnh hơn – lẽ ra phải khởi động từ bây giờ. Chi tiêu vốn có thể bị kìm lại khi các công ty trì hoãn các quyết định cho đến khi họ biết thêm về tác động của virus corona.

aa

Máy đo thân nhiệt đặt tại khu mua sắm ở Băng Cốc. Ảnh: Bloomberg/Getty.

Nhiều công ty phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tại Trung Quốc cần sớm đặt hàng để trữ sản phẩm cho những lúc người dân đổ xô đi mua sắm.

Chẳng hạn như Anne Harper, nhà sáng lập OMG Accessories, một công ty có trụ sở tại New York và bán túi xách và ba lô cho Macy's Inc., Nordstrom Inc., Dillard's Inc., TJ Maxx và Burlington Stores.

Ngay cả trước Tết Âm lịch, cô cố gắng chốt đơn đặt hàng với các nhà cung ứng ở gần Quảng Châu để đảm bảo cô được ưu tiên sau kỳ nghỉ dài. Khách hàng muốn sản phẩm vào tháng 5 hoặc tháng 6 để chuẩn bị cho mùa tựu trường – đây là thời điểm một số khách hàng sẽ bán 80.000 ba lô trong vòng một tuần. Điều đó có nghĩa là OMG cố gắng lấp đầy kho hàng vào tháng 4/2020. Nhưng với tình hình hiện tại thì khó mà làm như vậy.

“Việc lấy hàng từ Trung Quốc quá quan trọng đối với vòng đời sản phẩm của chúng tôi”, Harper cho biết. “Nếu không nhận hàng đúng hẹn, mọi người đã mua túi sách từ nơi khác”.

Sự bùng nổ của virus corona cũng sẽ có tác động trên diện rộng đối với ngành công nghệ, trong đó Trung Quốc chiếm 21% chi tiêu phần cứng IT trên toàn cầu, các nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence viết trong ngày 29/1/2020. Một số nhà sản xuất PC lớn nhất và nhà cung ứng linh kiện lớn nhất có trụ sở ở Trung Quốc và nếu hoạt động buôn bán bị gián đoạn, điều này sẽ kìm hãm bớt nhu cầu về phần mềm của hệ điều hành Windows của Microsoft.

Apple và công nghệ

Hơn 50% trong số 470 tỷ USD lượng chip điện tử đã bán mỗi năm được sử dụng trong các thiết bị đã bán ra tại Trung Quốc hoặc được lắp ráp vào các bộ máy được bán ra trên toàn thế giới.

Apple có khoảng 10.000 nhân viên trực tiếp tại Trung Quốc và chuỗi cung ứng của họ có vài triệu công nhân sản xuất các sản phẩm như iPad, iPhone và Apple Watch. Công ty này còn chuẩn bị cho những kịch bản cực đoan như virus corora bằng cách yêu cầu các linh kiện chính phải được nhập từ hai nguồn khác nhau – cả về phương diện nơi cung ứng và địa lý – và nhờ đó, kế hoạch sản xuất của Apple khó mà bị tác động mạnh tại thời điểm này, dựa trên nguồn tin thân cận.

Ngay cả như thế, hầu hết khâu lắp ráp được thực hiện tại Trung Quốc và việc thiếu hụt công nhân cho các chuỗi lắp ráp thành phẩm sẽ tác động trực tiếp đến số lượng sản phẩm của Apple.

Ở phía bên kia của công thức là các nhà sản xuất nhỏ ở Trung Quốc – vốn sống nhờ vào niềm tin của các khách hàng. Bất kỳ sự do dự nào từ khách hàng có thể gây xáo trộn cho những người như ông Cash Liu – Giám đốc kinh doanh tại nhà sản xuất bồn nước nóng Shenzhen Kingston Sanitary Ware.

“Một số khách hàng của chúng tôi muốn chờ đợi và quan sát, đồng thời ngừng đặt hàng vì lo ngại về virus corona”, ông Liu cho biết. “Do đó, chúng tôi có thể bị lỡ mất mùa bán hàng cao điểm tới châu Âu trong tháng 3/2020”.

Càng góp phần khiến mọi thứ trở nên tiêu cực hơn, các khoản đầu tư và sự chững lại của hoạt động sản xuất, cũng như tác động từ virus corona có thể kéo lùi tăng trưởng GDP quý 1/2020 của Trung Quốc xuống 4,5% - thấp nhất kể từ khi dữ liệu hàng quý bắt đầu được thu thập từ năm 1992, Chang Shu, Chuyên gia kinh tế châu Á trưởng tại Bloomberg Economics, cho hay. Trong khi đó, quý 4/2019, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6%.

Một người phụ nữa đeo khẩu trang đi ngang qua nơi có hiển thị bảng giá của chỉ số Hang Sheng Index vào ngày 30/01. Ảnh: Getty Images/Bloomberg

Một người phụ nữa đeo khẩu trang đi ngang qua nơi có hiển thị bảng giá của chỉ số Hang Sheng Index  tại Hồng Kông vào ngày 30/01. Ảnh: Getty Images/Bloomberg

Bà Chang Shu cho rằng, Hồng Kông sẽ bị tác động mạnh nhất từ virus corona, kế đó là Hàn Quốc và Nhật Bản. Đức và Nhật Bản có thể bị tác động giảm 0,2% tới GDP, trong khi Mỹ và Anh chỉ giảm 0,1%.

Nguồn Bloomberg