Những đôi vợ chồng giàu nhất Mỹ nhờ tự lực

00:00 12/10/2020

Cùng mở công ty hoặc hỗ trợ nhau trong sự nghiệp, các cặp giúp nhau thành tỷ phú và cân xứng về tiền bạc.

1. Tom (phải) và Judy Love (5,9 tỷ USD): Năm 1964, ông bà Love vay 5.000 USD của bố mẹ để mở cây xăng đầu tiên ở Oklahoma. Vợ chồng cùng điều hành đưa Loves thành mạng lưới trạm dừng kết hợp bách hóa ngoại ô khổng lồ, gồm 430 điểm hiện tại khắp 41 bang Mỹ. Ông và bà mỗi người sở hữu nửa cơ ngơi. Ảnh: Bizbilla.

1. Tom (phải) và Judy Love (5,9 tỷ USD): Năm 1964, ông bà Love vay 5.000 USD của bố mẹ để mở cây xăng đầu tiên ở Oklahoma. Vợ chồng cùng điều hành đưa Love's thành mạng lưới trạm dừng kết hợp bách hóa ngoại ô khổng lồ, gồm 430 điểm khắp 41 bang của Mỹ. Ông và bà mỗi người sở hữu nửa cơ ngơi. Ảnh: Bizbilla.

2. Lynda (trái) và Stewart Resnick (5,6 tỷ USD): Nhà Resnick đứng sau đế chế snack và giải khát Wonderful, nổi tiếng với các sản phẩm nước ép, trái cây và nước khoáng Fiji. Steward mua nông trại riêng năm 1978 như công cụ phòng vệ rủi ro lạm phát, nhưng từ đó đặt nền móng cho đế chế nông phẩm của mình. Lynda là thiên tài marketing, bỏ đại học năm 19 tuổi và tự mở agency quảng cáo. Stweward mới đầu là khách hàng của bà. Hiện, gần một nửa dân số Mỹ mua ít nhất một mặt hàng của họ. Ảnh: Wonderful Company.

2. Lynda (phải) và Stewart Resnick (5,6 tỷ USD): Nhà Resnick đứng sau đế chế snack và giải khát Wonderful, nổi tiếng với các sản phẩm nước ép, trái cây và nước khoáng Fiji. Steward mua nông trại riêng năm 1978 như công cụ phòng vệ rủi ro lạm phát, nhưng từ đó đặt nền móng cho đế chế nông phẩm của mình. Lynda là thiên tài marketing, bỏ đại học năm 19 tuổi và tự mở agency quảng cáo. Stweward mới đầu là khách hàng của bà. Hiện, gần một nửa dân số Mỹ mua ít nhất một mặt hàng của họ. Ảnh: Wonderful Company.

3. Diane von Furstenberg (phải) và Barry Diller (4 tỷ USD): Diller là trùm truyền thông Mỹ với tư cách sáng lập và chủ tịch đế chế IAC – công ty mẹ của các ứng dụng hẹn hò Match.com và Tinder, ngoài ra Ask.com., Vimeo... Trước đó, từ 1984 đến 1992, ông kiêm nhiệm chủ tịch và CEO Fox, Inc. Vợ ông, Von Furstenberg, không kém cạnh khi là nhà thiết kế thời trang gốc Bỉ trứ danh với thương hiệu váy quấn DVF. Ảnh: Dimitrios Kambouris.

3. Diane von Furstenberg (phải) và Barry Diller (4 tỷ USD): Diller là trùm truyền thông Mỹ với tư cách sáng lập và chủ tịch đế chế IAC – công ty mẹ của các ứng dụng hẹn hò Match.com và Tinder, ngoài ra Ask.com., Vimeo... Trước đó, từ 1984 đến 1992, ông kiêm nhiệm chủ tịch và CEO Fox, Inc. Vợ ông, Von Furstenberg, không kém cạnh khi là nhà thiết kế thời trang gốc Bỉ trứ danh với thương hiệu váy quấn DVF. Ảnh: Dimitrios Kambouris.

4. Peggy (trái) và Andrew Cherng (3,4 tỷ USD): Cặp Cherng tìm thấy thành công nhờ ẩm thực. Năm 1973, Andrew Cherng mở quán ăn Hoa với bố, trong khi Peggy có bằng tiến sĩ kỹ thuật điện và chân trong tập đoàn 3M nhưng từ bỏ tất cả, về giúp chồng nhân rộng một nhà hàng thành chuỗi ăn nhanh món Trung Quốc. Panda Express, và sau này thêm một loạt chuỗi bình dân khác, đem về cả gia tài cho họ. Ảnh: Bob Riha, Jr.

4. Peggy (trái) và Andrew Cherng (3,4 tỷ USD): Cặp vợ chồng tìm thấy thành công nhờ ẩm thực. Năm 1973, Andrew Cherng mở quán ăn với bố, trong khi Peggy có bằng tiến sĩ kỹ thuật điện và có chân trong tập đoàn 3M nhưng từ bỏ tất cả, về giúp chồng nhân rộng một nhà hàng thành chuỗi ăn nhanh món Trung Quốc. Panda Express, và sau này thêm một loạt chuỗi bình dân khác, đem về cả gia tài cho họ. Ảnh: Bob Riha, Jr.

5. Jin Sook (dưới) và Do Won Chang (3 tỷ USD): Vợ chồng Do Won Chang ít được biết đến nhưng là chủ nhân nhãn thời trang rất nổi tiếng. Họ từ Hàn Quốc đến Mỹ năm 1981 tìm kiếm cơ hội lúc quê hương nghèo khó. Cặp Chang trở thành một đại diện tỷ phú USD  tiêu biểu đi lên từ tay trắng. Đến vùng đất mới, người chồng ban đầu mưu sinh bằng ba việc một lúc: rửa bát, bơm xăng và quét dọn văn phòng; trong khi vợ làm cho salon tóc. Đến 1984, Do Won và Jin Sook tiết kiệm đủ và mở một shop quần áo. Forever 21 vừa qua đã là đế chế 815 cửa hàng và 4 tỷ USD doanh thu. Ảnh: Forbes.

5. Jin Sook (dưới) và Do Won Chang (3 tỷ USD): Vợ chồng Do Won Chang ít được biết đến nhưng là chủ nhân nhãn thời trang rất nổi tiếng. Họ từ Hàn Quốc đến Mỹ năm 1981 tìm kiếm cơ hội lúc quê hương nghèo khó và trở thành một đại diện tỷ phú USD tiêu biểu đi lên từ tay trắng. Đến vùng đất mới, người chồng ban đầu mưu sinh bằng ba việc một lúc: rửa bát, bơm xăng và quét dọn văn phòng; trong khi vợ làm cho salon tóc. Năm 1984, Do Won và Jin Sook tiết kiệm đủ và mở một shop quần áo. Forever 21 đến nay đã có 815 cửa hàng và mang về 4 tỷ USD doanh thu. Ảnh: Forbes.

6. Eren (trái) và Fatih Ozmen (3 tỷ USD): Eren là chủ tịch, Fatih là CEO của tập đoàn hàng không vũ trụ Sierra Nevada. Ban đầu, chồng là nhân viên, còn vợ giúp xử lý báo cáo tài chính công ty trên đà phá sản này. Sau cùng, họ quyết định mua nó thông qua 20 thương vụ thâu tóm. Bộ đôi biến mô hình từ lao đao thành nhà thầu quân sự hàng đầu Mỹ. Ảnh: Alchetron.

6. Eren (trái) và Fatih Ozmen (3 tỷ USD): Eren là chủ tịch, Fatih là CEO của tập đoàn hàng không vũ trụ Sierra Nevada. Ban đầu, chồng là nhân viên, còn vợ giúp xử lý báo cáo tài chính công ty trên đà phá sản này. Sau cùng, họ quyết định mua nó thông qua 20 thương vụ thâu tóm. Bộ đôi biến mô hình từ lao đao thành nhà thầu quân sự hàng đầu Mỹ. Ảnh: Alchetron.

7. Neerja Sethi (trái) và Bharat Desai (2,4 tỷ USD): Năm 1980, cặp Mỹ gốc Ấn đồng sáng lập công ty tư vấn và gia công IT Syntel từ căn hộ ở Michigan. Desai trở thành người Mỹ - Ấn giàu nhất năm 2014; vợ anh, Sethi, trong nhóm phụ nữ tự thân giàu nhất Mỹ. Tháng 10/2018, vợ chồng này càng giàu khi một hãng công nghệ Pháp mua lại công ty họ với giá 3,4 tỷ USD. Ảnh: CelebFamily.

7. Neerja Sethi (trái) và Bharat Desai (2,4 tỷ USD): Năm 1980, cặp Mỹ gốc Ấn đồng sáng lập công ty tư vấn và gia công IT Syntel từ căn hộ ở Michigan. Desai trở thành người Mỹ - Ấn giàu nhất năm 2014; vợ anh, Sethi, trong nhóm phụ nữ tự thân giàu nhất Mỹ. Tháng 10/2018, vợ chồng này càng giàu khi một hãng công nghệ Pháp mua lại công ty họ với giá 3,4 tỷ USD. Ảnh: CelebFamily.

8. Weili Dai (phải) và Sehat Sutardja (2 tỷ USD): Vợ chồng sáng lập bị đuổi khỏi hãng bán dẫn Marrvell năm 2016, sau 11 năm điều hành vì bị điều tra gian lận kế toán nội bộ. Tuy nhiên, không tội danh nào được tìm ra. Cặp doanh nhân chuyển sang kiếm tiền từ đầu tư đa dạng công nghệ đến bất động sản. Ảnh: Bizjournals.

8. Weili Dai (phải) và Sehat Sutardja (2 tỷ USD): Vợ chồng sáng lập bị đuổi khỏi hãng bán dẫn Marrvell năm 2016, sau 11 năm điều hành vì bị điều tra gian lận kế toán nội bộ. Tuy nhiên, không tội danh nào được tìm ra. Cặp doanh nhân chuyển sang kiếm tiền từ đầu tư đa dạng công nghệ đến bất động sản. Ảnh: Bizjournals.

9. Kit Crawford (phải) và Gary Erickson (1,8 tỷ USD): Erikson gặp Crawford lần đầu khi bà làm thêm tại tiệm bánh của ông. Bà giúp quản lý bán hàng trong lúc ông phát minh ra những thanh dinh dưỡng Clif Bar, ngày nay là thương hiệu cho mọi nhà ở Mỹ và biến đổi cuộc sống hai người. Ảnh:Clif Bar & Company.

9. Kit Crawford (phải) và Gary Erickson (1,8 tỷ USD): Erikson gặp Crawford lần đầu khi bà làm thêm tại tiệm bánh của ông. Bà giúp quản lý bán hàng trong lúc ông phát minh ra những thanh dinh dưỡng Clif Bar, ngày nay là thương hiệu "cho mọi nhà" ở Mỹ và biến đổi cuộc sống hai người. Ảnh:Clif Bar & Company.

10. Beyoncé (trái) và Jay-Z  (1,4 tỷ USD): 2019 là năm dấu mốc với cặp giàu có bậc nhất làng nhạc. Người vợ là một trong những phụ nữ giàu nhất tự lực, còn chồng vừa chính thức thành tỷ phú. Họ đạt tài sản gộp 1,4 tỷ USD. Ngoài âm nhạc, Jay-Z kinh doanh rượu, tranh, bất động sản và có cổ phần trong công ty như Uber. Beyonce tiếp tục là cỗ máy hát hái ra tiền bằng lưu diễn và bán album, đã có  400 triệu USD. Khác với hầu hết cặp còn lại, đôi Mỹ này không chung tay gây dựng công ty, mà giàu từ những mô hình độc lập nhưng tương hỗ. Ảnh: Parkwood Entertainment.

10. Beyoncé (trái) và Jay-Z  (1,4 tỷ USD): 2019 là năm dấu mốc với cặp giàu có bậc nhất làng nhạc. Người vợ là một trong những phụ nữ giàu nhất tự lực, còn chồng vừa chính thức thành tỷ phú, với tài sản gộp 1,4 tỷ USD. Ngoài âm nhạc, Jay-Z kinh doanh rượu, tranh, bất động sản và có cổ phần trong công ty như Uber. Beyonce tiếp tục là cỗ máy hát hái ra tiền bằng lưu diễn và bán album. Khác với hầu hết cặp còn lại, đôi vợ chồng người Mỹ này không chung tay gây dựng công ty, mà giàu từ những mô hình độc lập nhưng tương hỗ. Ảnh: Parkwood Entertainment.

Thanh Tùng (Theo Forbes)