Khám phá văn hóa tết độc đáo của một số các quốc gia trên thế giới

00:00 12/10/2020

Đối với hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới, năm mới luôn là dịp sum vầy gia đình và bạn bè, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đẹp, tiễn biệt những điều chưa tốt đẹp của năm cũ đồng thời đón chào một năm mới an lành. Tuy là vậy nhưng ở mỗi một quốc gia, lãnh thổ thì năm mới sẽ có những hoạt động rất riêng biệt, mang bản sắc dân tộc riêng theo từng nét văn hóa, tập quán bản địa. Có bao nhiêu quốc gia là sẽ có bấy nhiêu những phong tục năm mới khác lạ. Việc tìm hiểu, khám phá những phong tục diễn ra trong các ngày Tết ở các nước trên thế giới góp phần hiểu thêm về con người và lối sống của các nước tại các thời điểm khác nhau. Tết

Mông Cổ

Mông Cổ là một trong số ít những quốc gia Châu Á đón Tết nguyên đán. Tết âm lịch của người Mông Cổ có những phong tục tập quán riêng biệt, đậm nét văn hóa bản địa của người dân du mục.

Ngày tết cổ truyền của người Mông Cổ có tên gọi là Tsagaan Sar, nghĩa là “ Bạch Nguyệt”. Tsagaan Sar được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo Âm lịch và đánh dấu bước khởi đầu của mùa xuân. Đây là ngày lễ được tổ chức rộng rãi và mang nét truyền thống nhất qua từng thời đại. Điều khiến Tết cổ truyền của người Mông Cổ trở nên độc đáo là bởi nó mang nhứng bản sắc phong túc, tập quán đậm đà nét bản địa.

 

Văn hóa Tết âm lịch của người Mông Cổ mang đậm bản sắc bản địa

Vào đêm giao thừa của người Mông Cổ, có nhiều nghi thức mà người Mông Cổ thực hiện để mang lại nhiều may mắn cho năm tới. Đầu tiên, nhà cửa phải được dọn dẹp kĩ lưỡng, những người chăn nuôi gia súc cũng sẽ dọn dẹp chuồng  và hầm để đón năm mới một cách sạch sẽ nhất. Sau khi dọn dẹp nhà cửa, người Mông Cổ sẽ thực hiện nghi thức cúng tế thần lửa. Theo quan niệm của người Mông Cổ, nghi thức này rất quan trọng vì trong tín ngưỡng họ cho rằng hỏa thần có một vị trí tối cao. Những ngọn nến được thắp lên tượng trưng cho sự giác ngộ và mong muốn đưa ánh sáng cho các linh hồn của những vị Phật để họ có thể tới thăm, cầu phúc cho gia đình mình. Ngoài ­­ra người Mông Cổ sẽ đặt ba viên đá lạnh bên ngoài cửa nhà để thần ngựa Palden Lhamo uống khi tới thăm. Cuối cùng, cả gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bữa tối, chơi các thẻ bài với hy vọng bắt đầu một năm mới may mắn, các khoản nợ sẽ được trả hết và mọi sự hận thù sẽ đều được tha thứ.

Vào dịp Tết Nguyên đán, mọi người sẽ đến thăm họ hàng, bắt đầu từ cha mẹ đến các người thân trong gia đình theo thứ tự từ đến già đến trẻ. Họ thăm hỏi và trao nhau những món quà. Thông thường khi chào hỏi những người lớn tuổi, người Mông Cổ sẽ thực hiện lời chúc zolgokh, dùng khuỷu tay của mình để ôm chặt lấy những người cao tuổi và nói rằng Amar Amar sain baina uu? Nghĩa là bạn khỏe không? Người lớn tuổi nói rằng mendee, amar sain uu? Có nghĩa là khỏe, còn bạn thì sao? những người lớn tuổi thì họ chào hỏi nhau bằng cách hôn lên hai má. Sau đó họ sẽ tặng nhau những món quà, thường là bằng tiền hoặc rượu vodka.

Người Mông Cổ thường xem các cuộc thi đấu vật vào đêm giao thừa. Trong môn đấu vật dân gian của người Mông Cổ, hay còn được gọi là “bokh”, người đầu tiên có một phần cơ thể chạm đất ngoài  hai chân thì sẽ bị thua. Có thể thấy từ thời Thành Cát Tư Hãn, đấu vật đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Mông Cổ. Bữa ăn tượng trưng cho ngày Tết ơ đây có thể kể tới như “buuz”- một loại bánh bao hấp được xếp vào như một khối kim tự tháp  nhằm tượng trưng cho núi Sumeru hay vương quốc Shambhala, cơm trộn với sữa đông hoặc nho khô, đuôi cừu, thịt ngựa, các loại bánh truyền thống,… Những ngày này, người dân Mông Cổ chỉ mặc những trang phục dân tộc và thường có màu trắng, họ quan niệm màu trắng là màu của sự thuần khiết và đem lại may mắn.

 

Đấu vật là một trò chơi biểu dương sức mạnh và tài nghệ của những người đàn ông Mông Cổ

Hy lạp

Giống như bất kì các nước trên thế giới mong chờ những lời hứa về những khởi đầu mới đến vào ngày 31 tháng 12, người Hy Lạp cũng tận hưởng năm mới theo cách riêng của họ. Và cũng giống như bất cứ nơi nào khác, người Hy Lạp kỷ niệm dịp này với các phong tục truyền thống đã tồn tại trong suốt những năm qua

Có thể nói Pháo hoa luôn thắp sáng bầu trời của nhiều thành phố trên khắp thế giới một khi đồng hồ điểm nửa đêm và chào đón năm mới. Ở Hy Lạp cũng vậy, pháo hoa là một phần quan trọng của năm mới. Cho dù mọi người tụ tập ở ngoài vườn, trên ban công, trong quảng trường công cộng, trên bãi biển hay trên đồi thì luôn có quy tắc là đón năm mới bằng một màn pháo hoa đẹp. Hàng ngàn quả pháo hoa thắp sáng toàn bộ bầu trời Hy Lạp để mang đến một khung cảnh tuyệt đẹp và ánh sáng rực rỡ khắp nơi, từ thành phố đến các làng mạc. Mỗi một nơi sẽ có những màn trình diễn pháo hoa riêng nhưng tất cả đều rất tuyệt vời. 

 

Những màn phóa hoa đầy màu sắc trên bầu trời Hy Lạp đón chào năm mới

Bên Hy Lạp quan niệm ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm mới cũng như là ngày Thánh Basil.  Thánh Basil là một vị thánh rất tốt với trẻ em. Người thường xuất hiện vào ban đêm và để lại quà tặng cho trẻ em trong những đôi giày của chúng. Vào ngày này, người Hy Lạp sẽ nướng bánh cùng với một đồng xu bên trong. Lát bánh đầu tiên được cắt ra sẽ để phục vụ cho chúa Giê su và phần còn lại cho gia đình, thậm chí có thể cắt bánh cho cả những thành viên không có mặt ở nhà.

Có rất nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức vào ngày này nhằm mang tới sự may mắn và thịnh vượng trong suốt cả năm, một trong số đó là  nghi lễ treo một quả lựu trước cổng nhà vào đêm giao thừa. Vào lúc nửa đêm, một thành viên may mắn ( chủ yếu là trẻ em) bước vào nhà bằng chân phải. Người Hy Lạp tin rằng, người đầu tiên bước chân vào bên trong ngôi nhà sẽ mang lại may mắn cho tất cả mọi người trong gia đình. Khi người đầu tiên vào, một thành viên khác trong gia đình sẽ đập vỡ quả lựu bằng tay phải . Truyền thuyết nói rằng, những hạt rơi xuống nhà tượng trưng cho may mắn sẽ mang tới cho ngôi nhà. Ngoài ra, vào ngày đầu năm, người dân Hy Lạp sau khi tham dự buổi lễ tại nhà thờ, họ sẽ mang một củ hành về nhà và treo ở cửa. Theo thần thoại Hy Lạp, hành tây đại diện cho sự tăng trưởng và tái sinh, việc treo hành tây sẽ đem lại may mắn, thành công và cả sự thịnh vượng.

Hoạt động nổi bật của người Hy Lạp vào năm mới phải kể đến là chơi bài . Người Hy Lạp tin rằng đây là trò chơi mang tới may mắn và tài lộc. Nhiều người chơi bài và tận hưởng những phút giây hạnh phúc của mình với gia đình và bạn bè vào đêm giao thừa và năm mới, truyền thống này thường kéo dài từ đêm đến tận sáng sớm. Các trò chơi như bài, xúc xắc hay xổ số đều được coi là biểu tượng của sự may mắn, được cả người già lẫn trẻ con đều ưa thích và hứng thú.

Đan Mạch

Các nghi thức đón giao thừa vào ngày 1 tháng 1 diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới và ở Đan Mạch cũng như vậy.

Ở Đan Mạch, mở đầu cho năm mới sẽ có một bài phát biểu của nữ hoàng lúc 6 giờ tối báo hiệu bắt đầu một kỉ nghỉ lễ quan trọng. Đó là một chương trình phát sóng trực tiếp để tóm tắt các sự kiện chính trị cả năm. Bài phát biểu sẽ kết thúc bằng một lời chào gửi đến toàn quốc và báo hiệu thời gian bắt đầu bữa ăn. Thực đêm giao thừa của người Đan Mạch bao gồm cá tuyết luộc, ăn kèm nước sốt mù tạt làm tại nhà. Tuy nhiên, người Đan Mạch ít khi bị rằng buộc bởi các món ăn truyền thống, vì vậy họ sẽ chuẩn bị nhiều món ăn đặc sản độc lạ thay vì là bữa tối truyền thống vào năm mới. Đối với món tráng miệng, nổi tiếng ở Đan Mạch là món Kransefagen (nghĩa đen là vòng hoa) một món ăn được sáng tạo từ những năm 1700. Giống như rượu Sâm banh, đây là một trong những đặc sản tinh thẩn không thể thiếu vào đêm giao thừa. Kransefagen là một chiếc bánh được làm giống như hình một tòa tháp, có nhiều lớp xếp chồng với nhau. Theo người Đan Mạch, hình dạng chiếc tháp của bánh hứa hẹn cho sự hạnh phúc và giàu có cho năm tới.

Hình dáng chiếc bánh Kransefagen đặc trưng của Đan Mạch

Vào lúc nửa đêm, truyền thống của người Đan Mạch là cùng nhau ăn mừng năm mới trong nhà bằng cách đứng trên ghế sofa và nhảy. Điều này tượng trưng cho một điều dù năm tới cho những thách thức thế nào, thì người dân Đan Mạch cũng sẽ có thể vượt qua. Sau đó, mọi người sẽ chúc nhau một năm mới hạnh phúc. Và tất nhiên, một nghi thức không thể thiếu là cùnh nhau tập trung ra đường phố và xem bắn pháo hoa. Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, người Đan Mạch mừng năm mới bằng những màn pháo hoa rực rỡ màu sắc. Họ tin rằng những tiếng ồn lớn của pháo hoa sẽ giữ cho tinh thần và tiêu tan đi những điều tiêu cực.

Màn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời đất nước Đan Mạch

Một trong những phong tục đặc biệt của người Đan Mạch phải kể đến vào những ngày năm mới là đập vỡ đĩa. Người Đan Mạch cho rằng trong những ngày đầu tiên của năm, nếu trước nhà có thật nhiều đĩa bể thì đó sẽ là dấu hiệu tốt cho gia đình. Những chiếc đĩa cũ dành dụm trong cả năm sẽ chờ để được quăng ra trước cửa nhà của bạn bè trong đêm giao thừa. Nếu trước nhà ai đó có càng nhiều đĩa bể thì có nghĩa nhà họ có rất nhiều bạn bè, điều đó cũng mang tới những tốt lành cho gia đình họ.

Đập vỡ đĩa là một nghi thức không thể thiếu đối với văn hóa ngày Tết người Đan Mạch

Mexico

Người Mexico đón tết theo lịch Dương, nghĩa là mồng 1/1 hàng năm. Cũng như các ngày lễ tại Mexico, đêm giao thừa có rất nhiều hoạt động truyền thống nhằm mang lại sự thịnh vượng, tình yêu, may mắn và phước lành cho năm mới. Mexico là một quốc gia có nền văn hóa Mỹ la tinh đa dạng giàu bản sắc, ở đây có những phong tục tập quán đón Tết hết sức thú vị và độc đáo.

Giống như tất cả các nước trên thế giới, năm mới của người Mexico cũng không thể thiếu việc dọn dẹp nhà cửa. Một số người tin rằng, để loại bỏ tất cả những điều xấu hoặc năng lượng tiêu cực thì việc quét bỏ bủi bẩn ra ngoài nhà cửa là rất cần thiết. Bằng cách này, họ có thể bắt đầu năm mới với nguồn năng lượng tươi mới và tốt hơn.

Một trong những phong tục rất thú vị của người Mexico là phong tục “ Ăn 12 quả nho may mắn”.Vào dịp năm mới, người Mexico sẽ tụ tập gia đình và bạn bè ôn lại một năm đã qua. Trong đêm giao thừa, cả gia đình cùng nhau chờ đợi hồi chuông báo 12 giờ. Mỗi lần chuông nhà thờ reo, họ sẽ ăn một quả nho. Người dân Mexico tin rằng mỗi một quả nho đại diện cho một tháng trong năm tới. Bạn có thể thực hiện một điều ước cho mỗi quả nho bặn ăn thành công trong vòng một giây. Ngoài ra, ở một số gia đình tại Mexico, họ cho rằng nếu xách vali đi ra ngoài vào đêm giao thừa thi năm mới sẽ tràn ngập những chuyến du lịch 

 

Mỗi quả nho ngọt đại diện cho một tháng hạnh phúc và thịnh vượng, nhưng một quả nho chua có nghĩa là một tháng khó khăn phía trước.

Vào những ngày năm mới, bạn khó có thể nhìn thấy người dân Mexico mặc quần áo màu đen. Thay vào đấy hầu hết mọi người sẽ mặc quần áo sặc sỡ, những bộ quần áo sặc sỡ được cho là mang lại tình yêu, may mắn và thịnh vượng cho cuộc sống trong năm mới.

Một truyền thống đêm giao thừa khác của Mexico là quét tiền cho sự thịnh vượng. Trải 12 đồng tiền bên ngoài cửa nhà của bạn, lấy cây chổi và quét những đồng xu vào nhà. Người Mexico tin rằng làm điều này sẽ mang lại cho họ tăng trưởng kinh tế và thành công tài chính.

Đối với người Mexico, âm nhạc không thể thiếu trong những ngày giây phút giao thừa

Ở Mexico, âm nhạc trở thành một phần rất quan trọng trong văn hóa Mexico, không bữa tiệc nào trọn vẹn nếu thiếu đi những bài hát truyền thống như “Faltan 5 pa’ las Doce” and “El Año Viejo”. Vào dịp giao thừa, mọi người sẽ dành những giờ đầu tiên của ngày đầu năm mới để cười, uống và nhảy salsa. Những người trẻ tuổi thường xuyên đi tiệc tùng sau bữa tối năm mới, vì các hộp đêm và quán bar vẫn mở cửa suốt đêm. Ngày 1 tháng 1 là một ngày lễ quốc gia và chỉ có một vài cửa hàng sẽ mở. Vào ngày này, đường phố yên bình và yên tĩnh vì hầu hết mọi người sẽ về nhà hồi phục từ đêm hôm trước.

Năm mới luôn là dịp của vô số những cuộc vui tưng bùng thú vị được diễn ra. Dù các phong tục có khác nhau nhưng đều có mục đích chung là cầu cho năm mới được ấm no, hạnh phúc và xua tan mọi muồn phiền của năm cũ.

Bảo Trinh