Cơ hội đầu tư từ xu hướng tiêu dùng mới

00:00 12/10/2020

Báo cáo “Ngành bán lẻ Việt Nam: Chuyển dịch nhanh sang mô hình bán hàng đa kênh” mà Deloitte vừa công bố không chỉ là lời khuyến nghị riêng cho các DN bán lẻ có thể biến nguy thành cơ trong bối cảnh dịch Covid-19 để nhanh chóng mở rộng và tăng cường bán hàng đa kênh.

Quả vậy nhờ vào nỗ lực chống dịch sớm từ những ngày đầu, Việt Nam được dự đoán là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Nhưng theo các chuyên gia Deloitte bán lẻ khó có thể sẽ trở lại kinh doanh như bình thường sau cuộc khủng hoảng. Bởi trước khi bắt đầu đại dịch Covid-19, ngành bán lẻ không cần suy nghĩ quá nhiều về cách phục vụ nhu cầu cơ bản, mà trọng tâm đầu tư vào các dịch vụ để phục vụ người tiêu dùng Việt Nam ở các mức độ tinh vi khác nhau và các đề xuất giá trị thương hiệu. Song sự xuất hiện của dịch bệnh đã khiến những sản phẩm từng là nhu cầu cơ bản giờ trở thành nhu cầu ưu tiên của con người, cùng với người tiêu dùng tăng cường tập trung vào các khía cạnh an toàn, giảm thiểu các tương tác vật lý và tối đa hóa các tương tác kỹ thuật số.

Một số thay đổi này có thể là tạm thời, song có những thay đổi khác có thể không thể đảo ngược trở thành những thay đổi vĩnh viễn trong hành vi mua hàng của người Việt Nam. Tiêu dùng tập trung nhiều hơn vào sức khỏe, chăm sóc sức khỏe và ăn uống tại nhà và thương mại điện tử mở ra cơ hội cho nhiều ngành nghề phát triển cũng như đòi hỏi sự thay đổi trong chiến lược của các nhà bán lẻ.

Ảnh minh họa

Ví như khảo sát của Deloitte cho thấy 62% người Việt Nam sẽ ăn ở nhà thường xuyên hơn trước là một tín hiệu hình thành một xu hướng tiêu dùng trong nhà một cách an toàn hơn thay vì ra đường. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và lựa chọn hàng hóa đối với nhà hàng và nhà điều hành thực phẩm và đồ uống, mà ngay cả các nhà bán lẻ cũng cần những thay đổi mới trong cơ cấu sản phẩm lưu trữ trên kệ và phương thức bán để đáp ứng nhu cầu.

Hay như với xu hướng tăng cường tiêu dùng các sản phẩm sức khỏe và dinh dưỡng. Sản phẩm rửa tay và xà phòng đã tăng gấp đôi và thậm chí tăng trưởng ở mức ba chữ số, vì 87% người tiêu dùng Việt Nam hiện nay rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Ngoài ra, các loại sản phẩm vệ sinh cá nhân như như nước súc miệng, sữa tắm và rửa mặt chứng kiến sự gia tăng tiêu dùng 78%, 45% và 35% tương ứng, khi người tiêu dùng Việt Nam tăng thêm biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân khỏi Covid-19. Trong đó, có những người tiêu dùng lần đầu làm quen với việc sử dụng chúng và ngày càng gia tăng nhu cầu sử dụng. Điều này cũng có khả năng dẫn tới sự thay đổi hành vi tiêu dùng lâu dài cho các sản phẩm này ngay cả sau đại dịch.

Một phát hiện khác mà báo cáo của Deloitte chỉ ra, đó là sự bùng phát Covid-19 đã giới thiệu thương mại điện tử cho một số lượng lớn người tiêu dùng Việt Nam trước đó không quan tâm đến mua sắm tạp hóa trực tuyến và thanh toán điện tử. Nếu như trước khi bắt đầu Covid-19 vào năm 2019, các sản phẩm điện tử và truyền thông và các sản phẩm thời trang là 2 nguồn quan trọng nhất trong tổng doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam, lần lượt ở mức 27% và 24%, trong khi thực phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân chỉ chiếm 16%. Song do tác động của đại dịch, hơn 50% người tiêu dùng Việt Nam đã giảm tần suất ghé thăm các siêu thị, cửa hàng tạp hóa và chợ ẩm ướt, trong khi 25% trong số họ có tăng mua sắm trực tuyến.

Cùng với đó là nhu cầu mua sắm tạp hóa tăng mạnh. Trên Shopee, thời gian mà người tiêu dùng Việt Nam dành cho mua sắm tăng hơn 25% sau khi dịch Covid-19 bùng phát khi họ tìm mua hàng tạp hóa và các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như tẩy trang, điện thoại thông minh, sữa, tã, cũng như nồi và chảo… Nhà điều hành siêu thị, Saigon Co.op, cho biết các đơn đặt hàng điện thoại tăng lên bốn đến năm lần và truy cập vào nền tảng thương mại điện tử tăng gấp 10 lần kể từ tháng 1/2020.

Một số người chơi bán lẻ phi truyền thống cũng đã nắm bắt cơ hội để biến bước tiến của họ vào thị trường. Chẳng hạn, như Grab đã ra mắt nền tảng thương mại điện tử tạp hóa của mình, GrabMart, tại Việt Nam tháng 3/2020. Trong tuần thứ hai, công ty tiết lộ rằng các đơn đặt hàng đã tăng 91% so với tuần trước, với mì ăn liền, sữa, sữa đậu nành, soda và xúc xích thịt lợn trong số năm mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất.

Đại dịch Covid-19 cũng khuyến khích một số lượng đáng kể người tiêu dùng bắt đầu thực hiện giao dịch đầu tiên trong các cửa hàng tiện lợi. Như vậy, nhà đầu tư cửa hàng tiện lợi có thể tận dụng đà phát triển này để thúc đẩy mở rộng bằng cách tăng tỷ lệ thâm nhập giữa những người tiêu dùng mới và đầu tư để duy trì sự trung thành của họ sau đại dịch. Tuy nhiên để có thể phát triển, các nhà bán lẻ truyền thông cũng cần đầu tư mạnh về thương mại điện tử và kỹ thuật số để thích ứng xu hướng tiêu dùng mới.

Hoa Hạ