Cẩm nang “Thiết lập IoT trong doanh nghiệp” dành cho CEO

00:00 12/10/2020

Đây là tựa cuốn sách ăn khách toàn cầu phiên bản tiếng Việt vừa được Alphabooks giới thiệu như là cẩm nang cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thời đại 4.0.

(Thiết lập Internet vạn vật - IoT) là một phần cấu tạo nên cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. IoT đang phát triển nhanh chóng với sự kết nối bởi hàng loạt thiết bị số và cảm biến khắp thế giới. Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, bao gồm hàng tỷ thiết bị di động, tivi, máy giặt… và hơn 1,46 nghìn tỷ USD sẽ được đầu tư vào IoT, đây là xu hướng công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong tương lai gần.

Trong một nghiên cứu gần đây của Cisco có tên là “Ready, Steady, Unsure - Sẵn sàng, Ổn định, Không chắc chắn”. Cung cấp quan điểm công nghệ liên quan đến sự sẵn sàng chuyển đổi kỹ thuật số của Châu Á - Thái Bình Dương, hơn một nửa các doanh nghiệp Việt Nam đã xếp IoT là một trong ba công nghệ hàng đầu sẽ tác động đến tương lai kỹ thuật số của doanh nghiệp họ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng: 36% các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trả lời: Đã bắt đầu ứng dụng các giải pháp IoT. Đây là một tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á, cùng mức độ ứng dụng ngang với Singapore.

Ông Maciej Kranz, phó Chủ tịch Đổi mới Chiến lược của Cisco, tác giả cuốn sách

Cẩm nang "Thiết lập IoT trong doanh nghiệp" có nhiều nghiên cứu điển hình khác nhau được trích dẫn trong đó có nghiên cứu về Harley - Davision, nhà sản xuất mô tô nổi tiếng này đã tăng năng suất của một trong những nhà máy của mình lên 80%, giảm chu trình đặt hàng từ 18 tháng xuống còn hai tuần và có lợi nhuận tổng thể tăng từ 3% đến 4%.

Ông Maciej Kranz, phó Chủ tịch Đổi mới Chiến lược của Cisco, tác giá cuốn sách này mô tả mức độ tăng tưởng tương tự hầu hết các ngành công nghiệp khác và dự đoán rằng 9 ngành công nghiệp đang bắt đầu đạt được lợi ích từ IoT với những yếu tố như phương tiện, y tế công cộng, tiết kiệm năng lượng, dịch vụ cung cấp vận chuyển hàng hóa, con người, môi trường làm việc, bán lẻ, các nhà máy, văn phòng và tại nhà.

Theo ông Krans các quốc gia trên khắp Châu Á như Việt Nam từ lâu đã được hưởng lợi từ chi phí lao động tương đối thấp, điều này ban đầu đã giúp họ trở thành các trung tâm sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên sự ra đời của IoT kết hợp với các công nghệ kết nối tiên tiến như phân tích dữ liệu, trí thông minh nhân tạo, tiền điện tử và điện toán đám mây, khiến các quốc gia này và các công ty hoạt động ở đó cần phát triển các chiến lược. Ngay đến các công ty trên toàn cầu đang ứng dụng IoT để tăng năng suất, hiệu quả trong thời gian thực bằng cách kết nối dây chuyền sản xuất của họ với nhà vận chuyển và cung cấp hàng hóa. Xu hướng này cũng đang tăng lên ở Việt Nam.

Bà Lương Thị Lệ Thủy - Tổng giám đốc Cisco Việt Nam cho rằng: chuyển đổi kỹ thuật số  không còn là tầm nhìn của Việt Nam mà đã trở thành thực tế. IoT trong doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ học được cách xây dựng một kế hoạch triển khai IoT khả thi, phù hợp với định hướng, chiến lược, và khả năng hiện tại của doanh nghiệp, cũng như cách triển khai thành công chiến lược đó.

Mai Phương