Chân dung doanh nhân Phan Quốc Công - Cha đẻ dầu gội X-men
- Hồ sơ doanh nhân
- 09:20 08/04/2021
DNHN - Câu chuyện khởi nghiệp của doanh nhân Phan Quốc Công xem ra cũng là điển hình của các doanh nhân trẻ thời nay: đi làm thuê để lấy kinh nghiệm, trước khi tự mình đứng ra làm chủ. Năm 1993, anh chàng kỹ sư điện tốt nghiệp Đại học Bách khoa Tp.HCM này bắt đầu công việc tại Tổng Công ty Dệt (nay là Tổng Công ty Dệt may Việt Nam). Thời gian đầu anh làm kỹ thuật, sau đó được chuyển về phòng xuất nhập khẩu và bắt đầu gắn bó với “nghiệp kinh doanh”...

Doanh nhân Phan Quốc Công sinh ngày 11/9/1970 tại TP.Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 1993, thạc sĩ Quản trị kinh doanh ĐH Mở năm 2000, tiến sĩ ĐH Southern California University năm 2003.
Máu kinh doanh sớm hình thành trong Phan Quốc Công. Thời sinh viên, ông đã thành lập một trung tâm gia sư và đã biết in phát tờ rơi để quảng cáo về trung tâm khi chưa trung tâm nào nghĩ tới. Tốt nghiệp Đại học Bách khoa, Phan Quốc Công có hai năm về làm việc tại Tổng Công ty Dệt Việt Nam, với công việc chính là tiếp thị sản phẩm.
Trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên tại châu Âu, ông nhận ra rằng, nếu doanh nghiệp chỉ có các sản phẩm chất lượng tốt thì chưa đủ mà cần phải có chiến lược tiếp thị và bán hàng tốt mới thành công. Mang bài học ấy về nước, Phan Quốc Công đầu quân về Electrolux để học hỏi cách xây dựng một doanh nghiệp cũng như thiết lập hệ thống phân phối khi hãng đồ điện tử gia dụng này đặt chân vào Việt Nam. Năm 1997, ông rời Electrolux với ý định thành lập một công ty chuyên về phân phối các sản phẩm gia dụng. Nhưng không may cho Phan Quốc Công, thời điểm đó, cuộc khủng hoảng kinh tế tại châu Á diễn ra khiến cho nhu cầu về hàng gia dụng giảm mạnh.
Không nản lòng, Phan Quốc Công bắt đầu tìm hiểu lĩnh vực kinh doanh không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và đưa ra câu trả lời là dược phẩm. Để có kinh nghiệm cũng như kiến thức về lĩnh vực này, anh xin vào làm việc tại Công ty Dược phẩm SKB và được giao phát triển các nhãn hàng như Panadol, Aquafresh… Đầu năm 2000, Công rời SKB và thành lập công ty dược phẩm riêng, nhưng chỉ sau 6 tháng cố gắng, anh đã phải đóng cửa Công ty vì không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của lĩnh vực này.
Sau thất bại này, Công quyết định tham gia đội ngũ tiếp thị của Nestle. Bốn năm làm việc ở Nestle, anh đã học được rất nhiều không chỉ trong tiếp thị mà còn trong quản lý và sản xuất. Tuy nhiên, anh nhận ra rằng, kinh doanh ở lĩnh vực thực phẩm rất khó khăn vì đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Vì vậy, anh xác định sẽ bắt đầu từ lĩnh vực có yêu cầu đầu tư thấp, công nghệ đơn giản.
Tháng 9/2001, ICP được thành lập dưới hình thức công ty TNHH, chuyên sản xuất và tiếp thị những sản phẩm hóa mỹ phẩm chất lượng cao. Lúc này Phan Quốc Công còn làm việc cho Nestlé nên hơn hai năm đầu chuyện điều hành công ty được giao cho người khác đảm trách.
Chỉ đến khi kinh doanh thực sự phát triển, Phan Quốc Công mới chính thức rời Nestlé để toàn tâm toàn ý lo cho công ty của mình. Đang từ một người làm công ăn lương hơn chục năm, nay ông phải tự mình đưa ra những quyết định mang tính sống còn trên thương trường là điều không dễ.
Tuy nhiên, Công cho biết với những kinh nghiệm học hỏi được từ công ty nước ngoài, nếu không tìm cách ứng dụng thì sẽ rất lãng phí! Thế là chấp nhận “rước cực vào thân” để có cơ hội áp dụng những điều học hỏi từ môi trường quốc tế vào điều kiện kinh doanh thực tế tại Việt Nam.
“Lúc ấy tôi nghĩ mình còn trẻ, chưa đến 40 tuổi thì ngại gì mà không thỏa chí với ước mơ, nếu thất bại vẫn đủ thời gian và cơ hội để làm lại”, Phan Quốc Công tâm sự.
Năm 2002, sản phẩm đầu tiên của Công ty là nước rửa rau quả Vegy được ICP đưa ra thị trường và được đón nhận tốt, bởi thời điểm đó, người tiêu dùng bắt đầu lo ngại về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi không có dòng sản phẩm tương tự trên thị trường. Dòng sản phẩm tẩy rửa gia dụng Ocleen tiếp tục được ra đời sau đó.
Quan sát thị trường, Phan Quốc Công nhận ra rằng, nam giới Việt Nam dù đại diện cho một nửa dân số đất nước, nhưng hầu như ngành hàng tiêu dùng riêng cho nam chưa có sự đầu tư nào. Vậy là, cuối năm 2003, Công đã tung ra thị trường thương hiệu dầu gội X-men với slogan đơn giản mà ấn tượng “Đàn ông đích thực”, nhấn mạnh yếu tố "nước hoa" và đây là sản phẩm tạo nên sự phát triển đột phá cho ICP. Nếu như 10 năm trước, không ai tin nam giới lại dùng sản phẩm dầu gội riêng, thì nay, X-men đã tạo ra cả một văn hóa tiêu dùng mới. ICP nhanh chóng đạt được danh tiếng trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao và áp dụng thành công cho chiến lược tiếp thị hiện đại vào thị trường. Năm 2007, ICP được công nhận là một thương hiệu có giải pháp marketing tốt nhất tại Việt Nam, cá nhân Phan Quốc Công được mời vào diễn đàn Top 20 CEO cùng với Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại.
Bước ngoặt mới của cha đẻ X-men
Ngược dòng thời gian, năm 2011, ICP là một trong số không nhiều công ty mạnh của Việt Nam hòa vào làn sóng M&A với việc bán tới 85% cổ phần cho Marico, doanh nghiệp đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Bombay (BSE) với giá trị vốn hóa khoảng 2,7 tỷ USD. Đây là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm từ dầu dừa của Ấn Độ, cũng là nhà thu mua dừa lớn nhất thế giới, sau đó chuyển thành công ty kinh doanh chăm sóc cá nhân với 2 sản phẩm chính: chăm sóc tóc cho nữ từ dầu dừa và sản phẩm làm đẹp cho nam, với thương hiệu Parachute.
Từ bỏ vai trò người làm chủ để trở thành người làm thuê ở ngay doanh nghiệp mình tạo dựng, nhất là khi trước đó có không ít thương hiệu mạnh trong nước đã biến mất nhanh chóng sau khi được bán cho một tập đoàn nước ngoài, Phan Quốc Công nhẹ nhàng chia sẻ: “Lúc đầu, tôi cũng có đắn đo về điều này, nhưng cuối cùng tôi đã quyết tâm vượt qua và chấp nhận luật chơi. Hơn thế nữa, tôi đã trải qua hơn 10 năm làm việc với những vị trí khác nhau và khả năng thuyết phục cao; do đó, tôi không nghĩ nhiều đến việc ai đang sở hữu 100%. Bởi lẽ, với xu hướng phát triển trên thế giới hiện nay, việc sáp nhập với một tập đoàn lớn sẽ phù hợp với các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam”.
Theo Phan Quốc Công, ở Việt Nam, người ta vẫn còn đặt nặng vấn đề “làm chủ”, “làm thuê”, doanh nhân cần nhìn nhận vấn đề “làm chủ” rộng hơn thì công ty sẽ có mô hình lớn hơn. “Năm 2011, ICP gặp khó khăn trong việc xác định hướng phát triển sản phẩm chiến lược và công nghệ kỹ thuật. Do đó, tôi nghĩ rằng việc hợp tác với một đối tác lớn hơn trong ngành để học hỏi là điều cần thiết. Marico là một doanh nghiệp nhỏ, phát triển thành một tập đoàn lớn nhờ việc mua lại nhiều công ty. Họ đã thành công với mô hình “go global”, vậy thì, tại sao ICP lại không?
Và thực tế đã chứng minh, việc bán cổ phần của ICP cho Marico là một quyết định thông minh. Với hệ thống phân phối lớn ở nước ngoài, chúng tôi đã có một hướng nhìn chắc chắn trong tương lai, ICP sẽ thoát mình, vươn cao ra thế giới”, Phan Quốc Công nói và cho biết thêm, 3 năm sau khi trở thành công ty thành viên của Marico là ba năm ICP thành công nhất trong lịch sử phát triển của mình. Nếu doanh số 3 năm trước là 20 triệu USD, thì nay đã tăng gấp 2,3 lần, đạt trên 50 triệu USD.
ICP đang tập trung vào xây dựng “con đường” đi cho sản phẩm đến các thị trường mới nổi và đang phát triển như Miến Điện, Bangladesh, Malaysia, Campuchia và nhờ thương vụ M&A với Marico, mục tiêu này sẽ thuận lợi hơn.
Kinh doanh trong ngành hàng tiêu dùng, lĩnh vực đang chịu sự cạnh tranh lớn của các tập đoàn đa quốc gia, Phan Quốc Công cho biết, ICP phải thường xuyên thay đổi để thích ứng với thị trường. Anh khẳng định, chiến lược của Công ty là tập trung vào phân khúc sản phẩm chất lượng cao. Cuối năm 2006, ICP đã phát triển thương hiệu mỹ phẩm cao cấp L'ovite’ Paris, một thương hiệu nổi tiếng ở Pháp. Đến năm 2008, nhận thấy cơ hội trong ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, ICP đã mua lại Công ty Thuận Phát, một công ty gia đình chuyên sản xuất nước mắm có lịch sử lâu đời...
Đến ngày 15/5/2015, ông Phan Quốc Công đã chính thức rút lui hoàn toàn khỏi ICP sau 15 năm gây dựng với việc từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Thực tế sau M&A, ICP không đổi khác là mấy về kinh doanh cốt lõi, văn hóa và nguồn nhân lực. Xem ra sau thương vụ M&A, Phan Quốc Công “lãi” nhiều hơn. Tuy nhiên, điều này có lẽ xứng đáng khi ông luôn tạo ra những tăng trưởng tốt nhất cho ICP cho dù ông đã “nhường” nó cho nhà đầu tư nước ngoài...
TH
Tin liên quan
#doanh nhân

Shin Choon-ho - vua mỳ ăn liền ramyeon Hàn Quốc
Cuối đời, ông chủ thương hiệu Nongshim nói với gia đình "hãy yêu thương nhau", nói với các nhân viên rằng: "phát triển Nongshim trên thế giới với chất lượng tốt nhất được xây dựng từ sự trung thực."

Nữ doanh nhân gốc Việt nổi tiếng ở xứ Triệu Voi
Bà Leuang Litdang là Chủ tịch Dao Heuang Tập đoàn Dao Heuang – một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn bậc nhất đất Lào. Tập đoàn Dao Heuang hoạt động kinh doanh mở rộng trên nhiều lĩnh vực trồng và chế biến cà phê, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, hàng tiêu dùng,… trong đó nổi tiếng nhất là cà phê.

Dhanin Chearavanont : “Cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”
Dhanin Chearavanont được biết đến với tư cách là người đàn ông giàu nhất Thái Lan và là chủ tịch cấp cao, gương mặt đại diện của tập đoàn nông nghiệp khổng lồ - Charoen Pokphand Group (CP Group). Từ một công ty nông nghiệp, CP Group dưới bàn tay điều hành của ông đã dần chuyển mình thành một công ty "siêu công nghiệp" của ngành thực phẩm chế biến. "Tôi thừa hưởng triết lý kinh doanh của cha mình, luôn đặt chất lượng và lợi ích khách hàng lên trước", vị chủ tịch chia sẻ.

Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên "bà hoàng" của đế chế hàng hiệu tỷ đô
Sau thời hoàng kim điện ảnh đó, người ta lại nhắc đến Thủy Tiên là một phụ nữ kinh doanh tài giỏi. Trang Guardian của Anh từng viết về Thủy Tiên: “Xuất thân là một nữ tiếp viên hàng không nhưng giờ đây bà Thủy Tiên đã trở thành chủ tịch tập đoàn Imex Pan Pacific, điều hành 25 quỹ đầu tư và là đại diện bản quyền của những thương hiệu đắt giá thế giới”.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ Fuyao Glass trị giá 20 tỷ NDT
Ở Trung Quốc, có rất nhiều tỷ phú giàu có hơn Cao Dewang nhưng doanh nhân người Phúc Kiến luôn được nhắc đến nhờ đức tính kinh doanh kiên trì, bền bỉ. Ngày nay, Cao Dewang là một trong số ít cái tên liên tục được vinh danh trong làng doanh nhân.

Tỷ phú gốc Việt kín tiếng Mai Vũ Minh và nguyên lý “tam trụ”
Ông Mai Vũ Minh cái tên không xa lạ trong giới tài phiệt ở nước ngoài. Ông là doanh nhân gốc Việt và hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty SAPA Thale GmbH tại Cộng Hòa Liên bang Đức.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Shin Choon-ho - vua mỳ ăn liền ramyeon Hàn Quốc
Cuối đời, ông chủ thương hiệu Nongshim nói với gia đình "hãy yêu thương nhau", nói với các nhân viên rằng: "phát triển Nongshim trên thế giới với chất lượng tốt nhất được xây dựng từ sự trung thực."
Nữ doanh nhân gốc Việt nổi tiếng ở xứ Triệu Voi
Bà Leuang Litdang là Chủ tịch Dao Heuang Tập đoàn Dao Heuang – một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn bậc nhất đất Lào. Tập đoàn Dao Heuang hoạt động kinh doanh mở rộng trên nhiều lĩnh vực trồng và chế biến cà phê, kinh doanh cửa hàng miễn thuế, hàng tiêu dùng,… trong đó nổi tiếng nhất là cà phê.
Dhanin Chearavanont : “Cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”
Dhanin Chearavanont được biết đến với tư cách là người đàn ông giàu nhất Thái Lan và là chủ tịch cấp cao, gương mặt đại diện của tập đoàn nông nghiệp khổng lồ - Charoen Pokphand Group (CP Group). Từ một công ty nông nghiệp, CP Group dưới bàn tay điều hành của ông đã dần chuyển mình thành một công ty "siêu công nghiệp" của ngành thực phẩm chế biến. "Tôi thừa hưởng triết lý kinh doanh của cha mình, luôn đặt chất lượng và lợi ích khách hàng lên trước", vị chủ tịch chia sẻ.
Doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên "bà hoàng" của đế chế hàng hiệu tỷ đô
Sau thời hoàng kim điện ảnh đó, người ta lại nhắc đến Thủy Tiên là một phụ nữ kinh doanh tài giỏi. Trang Guardian của Anh từng viết về Thủy Tiên: “Xuất thân là một nữ tiếp viên hàng không nhưng giờ đây bà Thủy Tiên đã trở thành chủ tịch tập đoàn Imex Pan Pacific, điều hành 25 quỹ đầu tư và là đại diện bản quyền của những thương hiệu đắt giá thế giới”.
Tỷ phú gốc Việt kín tiếng Mai Vũ Minh và nguyên lý “tam trụ”
Ông Mai Vũ Minh cái tên không xa lạ trong giới tài phiệt ở nước ngoài. Ông là doanh nhân gốc Việt và hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty SAPA Thale GmbH tại Cộng Hòa Liên bang Đức.
'Vua gốm sứ Việt' Lý Ngọc Minh - Người giữ hồn của đất
Trải qua gần một nửa thế kỷ xây dựng và phát triển thương hiệu gốm sứ Việt hàng đầu, doanh nhân Lý Ngọc Minh từng đánh đổi, vấp phải vô vàn khó khăn, có nhiều điều không như ý. Nhưng ông luôn giữ tâm thế bình tĩnh mỗi khi cảm thấy kinh doanh và cuộc sống trở nên khắc nghiệt. Thậm chí, công việc thất bại cũng là chuyện thường, là quy luật cuộc sống vì không thể “trận nào cũng thằng".
“Đại gia” ngành bán dẫn Đoàn Trí Trung
Có lẽ ít ai biết rằng, Semileds - một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về lĩnh vực chip LED (chíp đi ốt bán dẫn), được sáng lập bởi kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung.
Nữ doanh nhân gốc Việt tại Úc - Tần Lê giàu ý chí, nghị lực, vượt qua mọi giới hạn
Tần Lê – CEO Emotiv là một cô gái người Việt sinh sống tại Úc. Điều khác biệt nhất giữa cô gái này với những người Việt Nam khác tại Úc, chính là gia đình với “điều kiện 3 không”. Không tiền, không ngoại ngữ, không chỗ dựa đã mang đến Tần Lê mạnh mẽ của ngày hôm nay.
Chân dung Tiến sĩ Việt lọt từng top gương mặt trẻ ấn tượng nhất Thung lũng Silicon
TS. Vũ Duy Thức từng là nhà đồng sáng lập mạng xã hội Katango - công ty phần mềm đầu tiên do người Việt đồng sáng lập được Google mua lại. Ông cũng từng đồng sáng lập ứng dụng trò chuyện Tappy, cũng được một công ty tại thung lũng Silicon mua lại là Weeby. Ngoài ra, TS. Thức còn là nhà đầu tư thiên thần cho nhiều dự án.
Bella Trang Ngo - nữ doanh nhân 9X gốc Việt trở thành 1 trong 40 doanh nhân thành công nhất nước Anh
Nhờ vào sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ của mình mà Trang Ngô đã đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ