Anthony Tan và hành trình của Grab

00:00 12/10/2020

Tại các thành phố lớn, Grab không xa lạ với người dân. Nhưng có lẽ ít người biết cha đẻ ứng dụng khai thác taxi này và hành trình chinh phục thị trường của nó. Đến nay, Grab là một trong những câu chuyện khởi nghiệp thành công lớn ở Đông Nam Á. Được thành lập vào năm 2012 tại Malaysia, ứng dụng gọi xe của Grab đã có mặt ở 21 thành phố trong khu vực và đã huy động được 340 triệu đô la Mỹ.

Ý tưởng về một ứng dụng di động đặt xe taxi đầu tiên đến từ Anthony Tan, người trẻ tuổi nhất trong ba anh em gia đình Tan Chong Motors, nhà phân phối ủy quyền cho xe ô tô Nissan tại Malaysia. Khi một người bạn đến thăm anh ở Malaysia, Anthony đã nghe bạn mình phàn nàn về trải nghiệm tồi tệ gọi xe taxi trong nước. Đặc biệt, bạn của anh lo ngại rằng có thể chiếc xe taxi mà anh ta lên di chuyển không theo lộ trình. Anthony quyết định biến vấn đề này thành một dự án khi theo học tại trường kinh doanh Harvard. Ngày đó khi chàng thanh niên trẻ tuổi trình bày dự án tới các giáo sư, những nhận xét anh nhận được luôn là dự án này “khó thực hiện” và “chưa được chứng minh trong thực tế”. Tuy nhiên, trong năm 2011, dự án đã giành vị trí thứ hai tại cuộc thi Kế hoạch Kinh doanh tại trường đại học Harvard. Ứng dụng gọi xe của Anthony cũng được chọn vào chung kế tại giải thưởng sản phẩm tài chính của Harvard.

Vào tháng 6 năm 2012, Anthony Tan đã từ chức và rời doanh nghiệp của gia đình mình tại Kuala Lumpur, cho ra mắt ứng dụng “My Teksi” tại Malaysia (được gọi là Grab Taxi tại các quốc gia khác”. My Teksi đã được vận hành với khoản vốn ban đầu là 25 nghìn đô la Mỹ từ trường kinh doanh Harvard và vốn cá nhân của Anthony. Anthony trở thành CEO của công ty. Anh đã đi đến từng công ty taxi giới thiệu sản phẩm của mình nhưng đều gặp phản ứng tiêu cực. Chỉ khi đến công ty taxi thứ năm với vỏn vẹn 30 xe taxi đã quyết định cho Anthony một cơ hội.

Tháng 8 năm 2013, Grab Taxi mở rộng sang Philippines và có mặt tại Singapore và Thái Lan vào tháng 10 cùng năm đó. Năm 2014, Grab hợp tác với công ty HDT Holdings, giới thiệu 100 xe taxi điện BYD e6 tại Singapore, hình thành đội xe điện tử lớn nhất Đông Nam Á. Cùng trong năm này, Grab chuyển trụ sở chính từ Malaysia sang Singapore. Dần dần, Grab Taxi tiếp tục phát triển và mở rộng sang các quốc gia mới: vào tháng 2/2014, Grab đã có mặt tại TP Hồ Chí Minh, tháng 6/2014, ứng dụng gọi xe đã đến với thủ đô Jakarta của Indonesia. Tháng 5/2014, công ty đã khởi chạy dịch vụ Grab Car. Tới tháng 11, Grab Taxi đã ra mắt dịch vụ Grab Bike đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh như một dịch vụ thử nghiệm. Năm 2015, dịch vụ xe máy Grab Bike đã lan rộng khắp Việt Nam và Indonesia. Tháng 2/2015, công ty cho ra mắt thêm dịch vụ gọi xe cao cấp mang tên Grab Car+ tại Philippines.

Vào tháng 1/2016, Grab Taxi được đổi tên thành “Grab” bao gồm các dịch vụ: Grab Car (dịch vụ gọi xe ô tô cá nhân), Grab Bike (xe máy), GrabHitch (đi chung xe) và Grab Express (giao hàng). Tháng 10/2016, Grab đã thêm tính năng nhắn tin tức thời trong ứng dụng có tên “Grab Chat” cho phép giao tiếp đơn giản giữa người gọi xe và tài xế. Grab Chat thậm chí có thể dịch các tin nhắn theo nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tháng 12/2016, Grab giới thiệu “Grab Share” giống như Grab Hitch trước đó có thể gọi xe đi chung, bao gồm cả ô tô và taxi.

Tháng 3/2018 là thời điểm đánh dấu mốc quan trọng của Grab và cũng gây chấn động tại Đông Nam Á khi ứng dụng gọi xe đình đám không kém là Uber sát nhập vào thương hiệu này, biến Grab trở thành dịch vụ gọi xe duy nhất trong khu vực.

Ứng dụng gọi xe Grab giúp các khách hàng đặt xe thông qua hệ thống chia sẻ vị trí. Mỗi khi công ty bước vào thị trường mới, công ty cung cấp ứng dụng trên các thiết bị di động thông minh của lái xe ở các quốc gia mà họ mở rộng. Công ty kiếm tiền bằng cách cắt giảm chi phí mặt bằng. Mặc dù một số các công ty taxi truyền thống không thích sự có mặt của Grab, cố gắng chặn các trình điều khiển ứng dụng nhưng Grab đã có giải pháp liên hệ trực tiếp với tài xế bằng cách đăng kí tại các sân bay, khu vực trung tâm.. Công ty cũng đào tạo lái xe sử dụng điện thoại thông minh và sử dụng ứng dụng. Ngoài các thành phố lớn, Grab cũng đã cố gắng thâm nhập vào thị trường các thành phố nhỏ hơn.

Ngày nay, Grab đã có mặt tại 8 quốc gia trong khu vực và có vô số khách hàng sử dụng dịch vụ mỗi ngày. Phương châm của Grab dù bạn là người dân Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippines hay Myanmar, bất kì điều gì mà công ty thực hiện đều hướng tới thúc đẩy tất cả chúng ta cùng nhau di chuyển. Mỗi người dân đều xứng đáng có được những chuyến đi an toàn, đủ an toàn để các bà mẹ, chị em gái đều có thể sử dụng. Vì vậy, Grab đã thực hiện các biện pháp an toàn sau: Thứ nhất, mọi tài xế và phương tiện đều được kiểm tra khi đăng ký và phải duy trì xếp hạng sao trên mức tối thiểu; thứ hai là đào tạo quy tắc ứng xử. Grab liên tục cải thiện hệ thống đào tạo và quy tắc ứng xử để đảm bảo mức trải nghiệm dịch vụ cao. Thứ ba, Grab liên tục đổi mới vì sự an toàn của khách hàng. Tiếp theo, ứng dụng gọi xe đề xuất đến khách hàng bảo hiểm tai nạn cá nhân và các trung tâm dịch vụ phục vụ 24/7 cùng các phản hồi khẩn cấp.

Trên trang chủ của mình, Grab có đề cập: “Đối với chúng tôi, tham gia giao thông là một quyền lợi, không phải một đặc ân. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để tạo ra ứng dụng đáp ứng mọi như cầu, bất kể thu nhập, độ tuổi hay các nhu cầu đặc biệt”. Grab đem đến đa dạng lựa chọn từ ô tô, taxi, xe máy… và luôn tin rằng giao thông vận tải nên có giá cả phải chăng cho tất cả mọi người.

Tính thời thời điểm hiện tại, Grab đã đưa vào hoạt động nhiều dịch vụ đa dạng hơn trước gồm có:

Grab Car: 

Nhìn chung Grab Car cho phép gọi xe ô tô cá nhân theo nhu cầu riêng. Grab Car Economy dành cho các chuyến đi hàng ngày còn Premium là dịch vụ cao cấp hơn cho khách hàng muốn có trải nghiệm sang trọng với các mẫu xe hạng sang với mức giá cao hơn Grab Car thường. Đối với dịch vụ này, Grab cung cấp giá vé minh bạch trước khi đặt cho khách hàng dựa theo quãng đường và thời điểm đặt xe. Lộ trình đều được kiểm tra và đánh giá chặt chẽ và đều cung cấp bảo hiểm tai nạn cá nhân cho mỗi khách hàng.

Grab Taxi

Đây là dịch vụ đầu tiên của Grab thời thuở sơ khai. Tương tự như Grab Car, Grab Taxi dành cho khách hàng gọi xe taxi. Ứng dụng sẽ chỉ định taxi gần nhất với địa điểm của khách hàng, giảm thời gian chờ đợi. Và tất nhiên tiêu chí an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu.

Grab Share

Grab Share là dịch vụ đi chung xe cho phép hành khách chia sẻ chuyến đi và giá vé trong khi các lái xe có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách chọn nhiều hành khách đi cùng một lộ trình. Grab Share sử dụng trình điều khiển Grab Car và mang lại nhiều lợi ích. Lái xe có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho mỗi chuyến đi bằng cách đón nhiều hành khách một lượt đồng thời tối đa hóa không gian trong xe; từ đó giúp giảm ùn tắc giao thông, giảm lượng khí thải các bon.

Just Grab và Grab Bike

Hiểu đơn giản, Just Grab là dịch vụ kết hợp taxi và ô tô. Khi đặt Just Grab, khách hàng sẽ được hoặc taxi hoặc ô tô đón, phụ thuộc loại xe nào ở gần địa điểm đặt nhất.

Ở các quốc gia như Việt Nam, Grab Bike là dịch vụ phổ biến nhất khi cho phép gọi xe máy thay cho ô tô hay taxi. Grab Bike là giải pháp tối ưu cho quốc gia có diện tích khiêm tốn nhưng nhiều ngõ ngách, thường xuyên tắc đường như Việt Nam.

Đối với các dịch vụ sử dụng xe ô tô, taxi và xe máy, Grab mang đến lựa chọn thuê xe với giá cả phải chăng. Chẳng hạn khách hàng có thể thuê xe ô tô 7 chỗ phục vụ cho các dịp đi chơi nghỉ lễ của cả gia đình mà hoàn toàn yên tâm về chất lượng và giấy tờ xe.

Grab Food

Được ra mắt chưa lâu nhưng Grab Food cũng nhận được sự chào đón từ khách hàng và có khả năng cạnh tranh với các dịch vụ gọi đồ ăn khác. Dịch vụ này sẽ giúp kết nối các doanh nghiệp thực phẩm địa phương với người dân. Các tài xế sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng, di chuyển đến nhà hàng đặt món và giao về cho khách hàng nhanh chóng với mức giá phải chăng.

Grab Express

Thay vì mất thời gian ra bưu điện gửi bưu kiện, khách hàng chỉ việc đóng gói sản phẩm, đặt tài xế Grab Express đến lấy và món hàng sẽ được gửi đi ngay tức thì.

Đối với cách thức thanh toán, Grab Pay đem lại sự thuận tiện khi không cần đến tiền mặt để thanh toán. Được tích hợp ví Grab (Grab Wallet) và tài khoản ngân hàng (Grab Pay Credits), khách hàng dễ dàng trả tiền cho chuyến đi và quan trọng nhất là an toàn khi không dùng tiền mặt. Khách hàng có thể chuyển khoản tín dụng, dùng thẻ ghi nợ, nạp tiền vào ví trước để sử dụng. Như vậy chi tiêu của khách hàng sẽ được kiểm soát minh bạch trong quá trình sủ dụng dịch vụ.

Bên cạnh đó, Grab còn xây dựng dịch vụ riêng cho giới doanh nghiệp thông qua Grab for Business. Đây là giải pháp giao thông kinh doanh giúp các công ty quản lý tốt hơn ngân sách vận chuyển và theo dõi các chuyến đi công tác sử dụng Grab của nhân viên. Dịch vụ cho phép doanh nghiệp quản lý nhân viên của họ, theo dõi chi phí vận chuyển, quản lý các chuyến đi và sử dụng các tùy chọn thanh toán. Cùng với đó, Grab cũng có phần mềm Grab Driver dành riêng cho lái xe đăng kí trở thành tài xế Grab và trợ giúp họ trong quá trình hoạt động cũng như Grab Passenger là nơi thu nhận ý kiến, giải đáp thắc mắc của khách hàng trong khi sử dụng dich vụ.

Ngày 10/7/2018, Grab đã công bố Grab platform là một phần trong chiến lược xây dựng dịch vụ siêu thị hàng ngày đầu tiên tại Đông Nam Á. Trong đó, Grab Fresh là dịch vụ giao hàng tạp hóa đến tận nhà theo yêu cầu. Nhà cung cấp dịch vụ là Happy Fresh, thương hiệu tiêu dùng nổi tiếng với hơn 100 nghìn sản phẩm từ hơn 50 chuỗi siêu thị lớn và các chuỗi cửa hàng tạp hóa tại nhiều nơi. Grab mở rộng loại hình chi tiêu hộ gia đình và sẽ tiến thêm một bước trở thành dịch vụ siêu thị hàng ngày của Đông Nam Á. Khách hàng có thể đặt mua các mặt hàng như sản phẩm tươi sống và có thể từ chối các mặt hàng không đạt yêu cầu.

Theo giám đốc điều hành của Happy Fresh: “Giao hàng tạp hóa là một cơ hội lớn ở Đông Nam Á. 70% người dùng ứng dụng giao hàng mua sắm ít nhất một lần mỗi tuần và họ muốn mua từ các cửa hàng quen thuộc”. Chính vì vậy “Grab Fresh đem đến nhiều sự lựa chọn sản phẩm nhất so với các dịch vụ giao hàng khác” và “Grab là đối tác tốt nhất chúng tôi có thể hợp tác”. Grab Fresh sẽ đi vào hoạt động tại Jakarta từ tháng này và sẽ có mặt tại Thái Lan, Malaysia vào cuối năm 2018. Dịch vụ sẽ áp dụng tại các quốc gia khác sau đó.

Cũng như giám đốc điều hành và là nhà sáng lập Anthony Tan đã từng phát biểu: “Trong sáu năm qua, chúng tôi đã nỗ lực cải thiện công nghệ của mình và mở rộng phạm vi dịch vụ. Chúng tôi đã đi từ những ngày chỉ là một ứng dụng khai thác taxi đến bây giờ trở thành một công ty thương mại điện tử”.

Tính tới thời điểm này, Grab hoạt động ở 225 thành phố trên khắp 8 quốc gia và tự hào với hơn 100 triệu lượt cài đặt ứng dụng. Công ty dự kiến sẽ tạo ra 1 tỷ đôla Mỹ doanh thu cho năm 2018 và chắc chắn sẽ ngày càng lớn mạnh hơn nữa trong tương lai.

Phan Lê