
Website - ‘gian hàng’ tiềm năng kinh doanh online
- Thương hiệu
- 09:04 05/03/2021
DNHN - Nếu trước đây mua hàng qua mạng chỉ là sự lựa chọn của một bộ phận người tiêu dùng, thì dịch Covid-19 với những quy định giãn cách xã hội cũng như sự lo lắng về nguy cơ lây nhiễm nơi công cộng, đã khiến nhiều người chuyển sang mua sắm trực tuyến.

Theo báo cáo của Nielsen đưa ra tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2020 về “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 lên người tiêu dùng Việt Nam”, số người tiêu dùng lựa chọn mua sắm trực tuyến tăng 25% kể từ khi dịch bùng phát, trong khi con số này chỉ là 7% với hình thức mua bán tại siêu thị. Tỷ lệ sử dụng ví điện tử cũng tăng 28% so với thời kỳ trước đó.

Cũng trong sự kiện này, báo cáo của Google cho biết, 98% người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì thói quen mua sắm trực tuyến hậu Covid. Nhận định này phần nào đã được chứng minh qua “Báo cáo xu hướng di chuyển cộng đồng”của Google ngày 31/1/2021.
Trong thời điểm mua sắm cao điểm cho Tết Nguyên Đán, xu hướng di chuyển đến những địa điểm mua sắm và giải trí vẫn giảm khoảng 11% so với trung bình hàng năm. Với sự quay lại của Covid-19, tỷ lệ này được dự đoán sẽ còn giảm mạnh hơn trong thời gian tới.

Có thể thấy, dịch Covid-19 đã dần hình thành thói quen và dành sự ưu tiên của người tiêu dùng cho mua sắm trực tuyến, từ đó cũng mở ra cánh cửa lớn cho các doanh nghiệp để tận dụng cơ hội và vượt qua thời kỳ khó khăn này.

Kết quả trong một cuộc khảo sát khác của Nielsen cho thấy, 97% người tiêu dùng trực tuyến đã từng mua hàng trên các sàn TMĐT, 63% trên mạng xã hội và chỉ 37% trên website của doanh nghiệp. Lý giải cho điều này là vì đa số người tiêu dùng muốn tận dụng những chương trình khuyến mãi trên các nền tảng bán hàng trực tuyến, hoặc đơn giản là do nhãn hàng họ muốn mua không có website chính thức.
Không thể phủ nhận sàn TMĐT là một công cụ kinh doanh trực tuyến hiệu quả, nhưng nhiều người quên rằng chỉ kinh doanh trên sàn TMĐT chưa phải là giải pháp bền vững. Có thể nói, nếu coi những kênh phương tiện trực tuyến là “gian hàng” thì website nên được coi là “trụ sở chính” trên internet mà doanh nghiệp không thể coi nhẹ.

Khảo sát của Nielsen cũng cho thấy, 62% người tiêu dùng nghiên cứu thông tin về sản phẩm và người bán hàng trước khi quyết định mua sản phẩm.Website giúp định hình nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu. Xây dựng website của riêng mình giúp doanh nghiệp có thể chủ động quản lý về thông tin, hình thức và nội dung mà họ muốn tiếp cận đến người tiêu dùng.
Khách hàng có xu hướng đặt niềm tin vào sản phẩm có đầy đủ thông tin và một doanh nghiệp có sự hiện diện qua website chính thức trên internet. Bên cạnh đó, bán hàng trực tiếp qua website cũng giúp doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin khách hàng trực tiếp và đầy đủ, tạo điều kiện cho dịch vụ chăm sóc khách hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc tăng nhận diện và tạo độ tin cậy cho website chính là tên miền. Một tên miền phù hợp là tên miền không những gắn với thương hiệu mà còn xác định được thị trường mục tiêu.
Theo đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), đối với doanh nghiệp hướng đến thị trường trong nước, lựa chọn tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” giúp định danh thương hiệu hướng đến thị trường Việt Nam, mang đến lợi thế trên trang tìm kiếm nhờ định vị địa lý rõ ràng. Bên cạnh đó, tên miền “.vn” được pháp luật Việt Nam bảo vệ, ngăn chặn việc chiếm đoạt bất hợp pháp.

Ngay cả khi chưa xây dựng website, các doanh nghiệp cũng nên đăng ký sở hữu tên miền, bởi chẳng ai muốn thấy tên miền gắn với thương hiệu của mình được sử dụng cho một tổ chức khác. Đối với những công ty nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền “.vn” cho thương hiệu cũng giúp nhãn hàng loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái hay kém chất lượng.

Hiện nay, tên miền “.vn” có thể được đăng ký thuận tiện qua hồ sơ điện tử trên trang https://tenmien.vn/ của Trung tâm Internet Việt Nam.

Để kinh doanh trực tuyến hiệu quả, các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung mọi nguồn lực vào các sàn TMĐT hay mạng xã hội, mà nên sở hữu website với tên miền phù hợp, để thiết lập một nền tảng vững chắc cho việc phát triển thương hiệu của mình.
Phương Dung/Vietnamnet
Bài viết Longform khác

"Hạt ngọc" của đất trời Côn Lôn
Người dân tộc Tày ở Côn Lôn (Na Hang- Tuyên Quang) gọi hạt cốm là "mặt pẩu", nghĩa là hạt ngọc.

Chuyện khởi nghiệp ở tuổi 50 của "ông trùm" gia vị DH Foods
Bỏ ngoài những băn khoăn về giao thông, thì ấn tượng đầu tiên khi "ông trùm" này đặt chân về quê hương là có quá nhiều tiềm năng để một người cả đời muốn lập nghiệp như ông thoải mái "đất diễn".

Cuộc vật lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.

Bà Phạm Thị Thanh Trà: "Tôi rất xúc động khi là nữ Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên"
Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm và những kinh nghiệm trong những năm qua, tôi có một niềm tin vững chắc vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Nội vụ sẽ tiếp tục đồng hành cùng lãnh đạo Bộ, trong đó có Bộ trưởng, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ trong chặng đường sắp tới - Bà Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ với báo chí ngay sau khi bà được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Cuộc đua nghìn tỉ đô của ngành ô tô
Sau khi nhóm Big Tech đạt giá trị vốn hoá nghìn tỷ đô, nhiều công ty cũng đang quyết liệt hướng tới ngưỡng này và các đại diện của ngành công nghiệp ôtô cũng không phải ngoại lệ.

"Vượt sóng to, gió cả để đến bến bờ hạnh phúc"
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, với vai trò là người đứng đầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng tập thể Chính phủ điều hành, đưa “con tàu Việt Nam vượt qua một hải trình dồn dập, đầy bão tố”. Nay ở trên cương vị mới là Chủ tịch nước, ông bày tỏ niềm tin lớn rằng “đất nước ta nhất định sẽ vượt qua mọi sóng to, gió cả để đến bến bờ bình an và hạnh phúc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng”.
Đọc thêm Thương hiệu
Cuộc vật lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.
Cuộc đua nghìn tỉ đô của ngành ô tô
Sau khi nhóm Big Tech đạt giá trị vốn hoá nghìn tỷ đô, nhiều công ty cũng đang quyết liệt hướng tới ngưỡng này và các đại diện của ngành công nghiệp ôtô cũng không phải ngoại lệ.
Cơ hội lật ngược tình thế cho các thương hiệu nội địa Trung Quốc
“Khi thượng đế đóng một cánh cửa, ngài sẽ mở ra một cánh cửa khác”, câu nói này vô tình rất phù hợp với tình hình các thương hiệu nội địa của Trung Quốc. Tuy rằng là “công xưởng thế giới” nhưng bản thân người tiêu dùng nước này vẫn chịu ảnh hưởng bởi nhiều thương hiệu phương Tây. Thế nhưng sau sự kiện bông Tân Cương, xu hướng tiêu dùng sản phẩm quốc nội tăng nhanh chóng, tạo ra một làn sóng mạnh mẽ và một lần nữa mở ra cơ hội cho các nhãn hàng nội địa Trung Quốc.
Microsoft đàm phán mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance với mức giá khoảng 16 tỷ đô la
CNBC mới đây đã cho rằng, Microsoft đang tiến hành đàm phán để mua lại công ty nhận dạng giọng nói Nuance Communications. Một giao dịch có thể được ký kết sớm và công bố vào ngày ngày hôm nay (12/4).
Quỹ tài trợ của Đại học Harvard bán cổ phiếu tại Toshiba cho nhà đầu tư Singapore
Nikkei ngày hôm nay (12/4) cho biết, Quỹ tài trợ của Đại học Harvard, một cổ đông lớn của Toshiba, đã bán cổ phần của mình trong công ty vào tháng 3.
Kiệu Kỵ (Hà Nội): Sản phẩm làng nghề dát Vàng bạc quỳ mang hồn việt
DNHN - Khi nhắc đến Gia lâm Hà nội là người ta nhắc đến ngay các làng nghề truyền thống có từ lâu đời nhưng làng nghề dát vàng quỳ Kiêu Kỵ cac sản phẩm nơi đây mang trưng riêng nó trải qua bao sóng gió thăng trần nhưng đến nay vẫn bảo tồn, phát triển tinh hoa của làng nghề. Đặc biệt, đã tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương cũng như lao động các tỉnh khác.
Phú Yên: Ứng dụng KH - CN để nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP
DNHN - Để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP thì bắt buộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp phải đẩy mạnh ứng dụng KH-CN vào quy trình sản xuất, chế biến. Nhận thức được nhiệm vụ trên các ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh, đặc biệt là ngành KH-CN quan tâm triển khai tới các doanh nghiệp, chủ cơ sở, người dân tham gia chương trình.
Quảng Ninh: Hội chợ OCOP - Hè 2021 quy tụ khoảng 320 gian hàng
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2021 là hoạt động thường niên của Chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh đã được tổ chức thành công trong nhiều năm; Hội chợ trở thành thương hiệu riêng của Quảng Ninh.
Từ vị trí số 1 xuống vị trí số 6 thế giới, động cơ tăng trưởng lớn nhất của Huawei thất bại
Trong 10 năm trở lại đây, điện thoại thông minh có thể nói là “đầu tàu” của sự tăng trưởng kinh tế. Huawei nhờ vào phát triển điện thoại thông minh thực hiện cú nhảy vọt từ một nhà sản xuất thiết bị truyền thông thành gã khổng lồ điện thoại di động toàn cầu và smartphone đã trở thành mảng doanh thu lớn nhất của tập đoàn.
Huyện Bình Gia (Lạng Sơn): Đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP
Sau 2 năm triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, tới nay tại huyện Bình Gia đã hình thành vùng sản xuất tập trung, xây dựng thương hiệu sản phẩm mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.