
DNHN - Việc đại gia bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc đang chìm trong khoản nợ hơn 300 tỉ USD sẽ không có tác động trực tiếp nhiều đến kinh tế Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, đây là bài học quý giá để các doanh nghiệp Việt Nam rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển dự án và huy động vốn.
Sự “vĩnh hằng” sụp đổ?
Tập đoàn Evergrande đang chìm sâu trong khoản nợ khổng lồ
Được thành lập năm 1996, Tập đoàn bất động sản Evegrande đã có một quá trình phát triển như vũ bão vươn lên thành doanh nghiệp đứng nhất nhì trong lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc.
Sự tự tin và tham vọng xây dựng một doanh ngiệp “siêu khổng lồ” của giới chủ Evegrande được thể hiện ngay tên gọi của tập đoàn này. Evegrande có nghĩa là Hằng Đại - là sự to lớn, vĩnh cữu không bao giờ sụp đổ.
Những con số của Evegrande trước khi khủng hoảng cũng hết sức thuyết phục. Cụ thể, doanh nghiệp này đứng thứ 2 xét về doanh số với tổng tài sản khoảng 2.300 tỉ nhân dân tệ (gần 354 tỉ USD) trong các bảng xếp hạng 10 nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc. Tập đoàn này đã có mặt trong top 500 doanh nghiệp mạnh nhất toàn cầu 6 năm liên tiếp với thứ hạng hiện nay là 122.
Evegrande nắm trong tay hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Ngoài bất động sản, tập đoàn còn hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác, như: xe điện, dịch vụ y tế, sản phẩm tiêu dùng, truyền hình,…
Tên tuổi của Evegrande còn được “đánh bóng” khi đổ rất nhiều tiền để đầu tư vào bóng đá khi sở hữu câu lạc bộ Quảng Châu. Đình đám nhất khi Evegrande bạo tay chi gần 2 tỉ USD để xây sân vận động cho câu lạc bộ này.
Tuy nhiên, những con số ấn tượng và sự hào nhoáng bên ngoài đó không giúp Evegrande che giấu được khoản nợ khổng lồ mà doanh nghiệp này đang gánh lên đến hơn 300 tỉ USD.
Khoản nợ này tương đương khoảng 2% GDP của Trung Quốc và xấp xỉ bằng GDP trong một năm của cả nước Việt Nam.
Sự “vĩnh hằng” mà Evegrande hướng đến đang có nguy cơ chấm dứt, kéo theo đó là những khủng hoảng kinh tế mà Chính phủ Trung Quốc và hàng triệu khách hàng của tập đoàn này phải đối diện.
Evegrande đang phát triển hàng nghìn dự án bất động sản tại Trung Quốc (Hình minh hoạ)
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia Tài chính Ngân hàng phân tích, có hai nguyên nhân chính khiến tập đoàn Evegrande chìm sâu vào khủng hoảng nợ nần.
Thứ nhất là Evegrande đã đầu tư quá nóng bằng nguồn vốn vay vào một thị trường quá lớn nhưng khi gặp suy thoái thanh khoản thì tính chuyển đổi rất chậm như Trung Quốc.
Thứ hai, từ năm 2015 khi phát hiện những dấu hiệu bất ổn Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo. Tuy nhiên, Evegrende không tận dụng khoảng thời gian này để tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng bền vững hơn mà tiếp tục đặt cược vào thị trường bất động sản vì cho rằng thị trường sẽ tăng trưởng trở lại.
“Evegrande tiếp tục vay nóng để đầu tư hàng loạt dự án bất động sản trong giai đoạn từ 2015 – 2020 tuy nhiên thị trường không tăng trưởng như kỳ vọng của họ khiến doanh nghiệp bị sa lầy”, ông Hiển nói.
Đồng quan điểm, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia Tài chính Ngân Hàng cho biết, sự mất cân đối trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã đẩy Evegreenden lâm vào khủng hoảng.
Ông Hiếu cho biết, tỉ lệ đòn bẩy lý tưởng nhất là 1/1 nghĩa là 1 đồng nợ trên một đồng vốn. Mức 2/1 có thể chấp nhận, 3/1 là khá cao, 4/1 là nguy cơ rất cao và 5/1 thì nguy cơ phá sản là rất lớn.
Nếu đối chiếu tỉ lệ này với Evegrande thì doanh nghiệp này đang có khoảng 6 đồng nợ trên 1 đồng vốn sở hữu. Cụ thể, tổng tài sản của Evegrande khoảng hơn 300 tỉ USD, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ khoảng 54 tỉ USD.
Evegrande cũng đã phá rào nếu căn cứ vào 3 lằn ranh đỏ mà Chính phủ Trung Quốc đề ra cho các doanh nghiệp.
Lằn ranh thứ nhất là tỉ lệ tổng nợ trên tổng tài sản không thể vượt quá 70% (Evgrean ở mức 83%). Lằn ranh thứ hai là nợ (nợ vay ngân hàng hoặc trái phiếu) trên vốn chủ sở hữu không được phép vượt qua 100% (Evegrande là 118%). Lằn ranh thứ 3 là tiền mặt (có thể tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng) chia cho nợ ngắn hạn (nợ sẽ phải trả trong vòng 12 tháng tới) phải trên 100% (Evegrende chỉ có 36%).
“Vơi các chỉ số xấu như vậy thì các ngân hàng sẽ không thể tiếp tục cho Evegrenden vay tiếp. Doanh nghiệp buộc phải bán tháo tài sản để trả nợ với mức lỗ rất lớn không chỉ làm tụt giảm tài sản mà còn mất đi cả thị trường. Đây là thảm hoạ với doanh nghiệp”, ông Hiếu nói.
Tác động như thế nào đến Việt Nam?
Tiến sĩ Hiếu cho biết, với quy mô khổng lồ như Evegrande thì sự sụp đổ của doanh nghiệp này sẽ có tác động rất lớn với nền kinh tế Trung Quốc và các thị trường tài chính lớn trên thế giới.
Với một thị trường chứng khoán quy mô còn nhỏ như Việt Nam vụ vỡ nợ này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, nếu các nhà thầu của Evergrande mà cũng đang làm nhà thầu cho các dự án ở Việt Nam thì có thể bị ảnh hưởng. Những nhà thầu này nếu không được Evegrande trả nợ thì sẽ gặp khó khăn trong việc cung cấp nguyên liệu cho các dự của ở Việt Nam.
Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển thì cho rằng, thị trường bất động sản Trung Quốc và Việt Nam đều có những nét tương đồng. Cụ thể, cách thức phát triển của các doanh nghiệp đều dựa trên nguồn vốn vay ngân hàng và gần đây là trái phiếu. Cả hai nước đều cho phép loại hình bán nhà hình thành trong tương lai và thiếu đi các quỹ đầu tư tài chính bền vững.
Tuy nhiên, chuyên gia này cho biết mỗi nước lại có một đặc điểm riêng để “chống lưng” cho thị trường bất động sản. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam còn mới mẻ đang tăng trưởng tốt và có độ mở rất cao. Giá trị xuất nhập khẩu ngày càng tăng mạnh. Các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang đổ vốn vào Việt Nam.
Với hệ thống tài chính thì Ngân hàng Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách quản lý chặt chẽ. Trong đó, việc giảm tỉ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ “nắn” dòng chảy đồng tiền không đổ quá nhiều vào thị trường bất động sản.
Trong cuộc trao đổi mới đây với báo Zing.vn, ông David Jackson - Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho rằng, câu chuyện từ vụ Evegrande là bài học quý giá với các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.
Cụ thể, bài học đầu tiên là các doanh nghiệp cần kiểm soát dòng tiền một cách hiệu quả, tránh vay nợ quá nhiều.
Bài học tiếp theo là doanh nghiệp nên tập trung vào thế mạnh của mình, tránh việc đầu tư quá tham vọng vào các lĩnh vực khác một cách thiếu cẩn trọng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh mà kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch.
Thứ ba là khi vay nợ quá nhiều, doanh nghiệp sẽ gặp vấn đề và trong những giai đoạn kinh tế vĩ mô gặp khó khăn, dòng tiền trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu.
Bên cạnh đó, ông David Jackson khuyến nghị các doanh nghiệp nên tập trung vào thế mạnh của mình, tìm cách khai thác các phân khúc có nhu cầu thực lớn trên thị trường.
Trần Phong/ Theo Cafeland
Bài viết Longform khác

Hệ sinh thái công nghệ bất động sản Meey Land tròn 3 tuổi
Ngày 15/8/2022, Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land tròn 3 tuổi, là doanh nghiệp khởi nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp và gây ra những thiệt hại nặng nề về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Ban lãnh đạo Meey Land luôn nỗ lực mở rộng hoạt động kinh doanh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ngay từ khi mới thành lập để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và đời sống của cán bộ nhân viên.

Ứng xử với cú sốc lớn
Lần đầu tiên trong vòng 2 thập kỷ, đồng Euro của châu Âu (EU) trải qua một "cú sốc lớn" khi tỷ giá giảm xuống gần ngang bằng đồng USD. Nếu đồng EURO tiếp tục giảm, thì giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu có thể sẽ đắt đỏ hơn. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng hóa của các quốc gia khác ở thị trường trọng điểm này.

Bức tranh kinh tế: Bất động sản nửa cuối 2022
Dịch bệnh và những chính sách thắt chặt tiền tệ đã tạo ra nhiều biến động không nhỏ cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực bất động sản nói riêng. Bối cảnh này đã và sẽ tiếp tục tạo ra nhiều xu hướng mới cho thị trường trong thời gian sắp tới.

Ứng phó với lạm phát
Cả thế giới quay cuồng trong cơn bão lạm phát cùng với đó là tiếng chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái đang ngày một hiện hữu.

Vũ Khánh Tùng: "Cuối cùng tôi đã ướm vừa đôi giày của bố"
"Tôi đã xỏ rất nhiều đôi giày, có đôi vừa có đôi không, nhưng tới giờ này thì tôi đã nhận ra đôi giày tôi ướm vừa nhất chính là đôi giày của bố".

Tổng giám đốc Mekong Rustic Nguyễn Ngọc Bích: Du lịch nông nghiệp ở Việt Nam đầy tiềm năng nhưng hiện vẫn mờ nhạt
Trong chuyến khảo sát các sản phẩm du lịch tại tỉnh Hưng Yên mới đây, CEO Nguyễn Ngọc Bích gây chú ý với sự nhiệt thành và những "hiến kế" đầy thực tế cho ngành kinh tế xanh tỉnh này.
Đọc thêm Bất động sản
Cơ hội cuối cùng sở hữu căn hộ trung tâm Tân Sơn Nhất
Với lợi thế vị trí đắc địa, ứng dụng công nghệ vận hành thông minh, chính sách bán hàng nhiều ưu đãi và là dự án sắp bàn giao, căn hộ Happy One Premier thỏa mãn tốt nhu cầu sở hữu bất động sản giá trị ngay tại khu vực trung tâm.
Kiểm tra việc vận hành, sử dụng chung cư tại 5 quận thuộc thành phố Hà Nội
Hà Nội lập Đoàn kiểm tra việc triển khai, thực hiện Nghị quyết số 26 ngày 28/6/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Kế hoạch số 241 ngày 15/11/2019 của UBND thành phố về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và công tác quản lý nhà nước đối với việc vận hành, sử dụng nhà chung cư tại một số quận, huyện, thị xã.
Cư dân mới của Hà Nội chọn dự án tại Tây Nam Linh Đàm
Phía Tây Nam thủ đô đang là một trong số khu vực hấp dẫn cộng đồng cư dân mới của Hà Nội. Trong đó, dự án căn hộ đa tiện tích trên quỹ đất hiếm tại bán đảo Linh Đàm được ưa chuộng trên cả khía cạnh an cư và đầu tư.
Vĩnh Phúc điều chỉnh quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề 460 tỷ
Cụm công nghiệp làng Nghề Minh Phương, huyện Yên Lạc, mới được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định điều chỉnh QHCT tỉ lệ 1/500, liên quan đến phần đất 8,8ha của nhà máy gạch Tân Thịnh.
Căn hộ Hanoi Melody Residences – Xứng tầm chuẩn sống mới
Mang đến chuẩn sống mới tiện nghi và hiện đại bậc nhất khu vực Tây Nam Linh Đàm, căn hộ Hanoi Melody Residences làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất nhờ thiết kế tinh tế, tối ưu công năng sử dụng mà vẫn gần gũi với thiên nhiên.
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đón sóng đầu tư tại The Beverly
Hội tụ những lợi thế về hạ tầng giao thông và hệ thống tiện ích đô thị đầy đủ, hiện đại, The Beverly (Vinhomes Grand Park, TP.Thủ Đức) được đánh giá là tài sản sinh lời bền vững cho các nhà đầu tư.
Nhu cầu bất động sản logistics tại Việt Nam đang tăng mạnh
Khảo sát của Công ty Savills Việt Nam nhận định, ngành hậu cần kho bãi (logistics) của Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử.
Quảng Ngãi dành hơn 6.000 ha đất để phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị
UBND Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký Quyết định phê duyệt chương trình phát triển nhà ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Tổng diện tích đất dự kiến triển khai các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị tại Quảng Ngãi trong giai đoạn 2021 - 2030 là khoảng 6.163ha.
TP. Hồ Chí Minh: Tìm cách gỡ vướng về đất đai cho doanh nghiệp
Vừa qua, tại Hội nghị đối thoại giữa doanh nghiệp và chính quyền thành phố do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp nhà nước cho biết các quy định quản lý đất đai đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhiều năm qua.
Kiến nghị thu hồi đất công cộng tại Công viên Phù Đổng của Invest Park Nha Trang
ABBank Khánh Hòa đã có Công văn số 46 gửi đến UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh xem xét lại yêu cầu Công ty TNHH Invest Park Nha Trang bàn giao cho UBND TP Nha Trang quản lý phần diện tích đất công cộng tại Công viên Phù Đổng và không được bồi hoàn các tài sản, công trình xây dựng trên đất.