Trước thời Tam Quốc Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng người dân Hàn Quốc đã biết làm bánh tteok để ăn từ thời kì hình thành cuộc sống bộ lạc, nghĩa là trước cả thời Tam Quốc. Trong thời kì này, nguyên liệu chủ yếu được dùng để làm tteok là các loại lương thực và ngũ cốc mà người dân trồng và thu hoạch. Sở dĩ chúng ta biết được điều này là do có nhiều di vật như đồ cán bột (kaltol), bàn cán bột(kaplan), nồi đất(siru)...đã được khai quật, trong đó có những đồ dùng cần thiết cho việc làm bánh tteok. Tại các di tích của thời kỳ đồ đá mới ở Hwanghae Do, người ta cũng tìm thấy đồ dùng để tách vỏ ngũ cốc hay lương thực và bàn mài dùng để cán bột. Đồng thời cối đá là vật có từ trước đá mài cũng được phát hiện thấy ở di tích thời đồ đất nung chưa có hoa văn thuộc huyện Puk Yeon và Tongchang thuộc tỉnh Gyeonggi Do. Ngoài ra, tại Najinchodo, nhiều nồi đất nung có tay cầm và có lỗ ở đáy cũng được tìm thấy.
Có thể thấy người Hàn Quốc đã biết làm thức ăn từ bột của các loại lương thực và ngũ cốc, hấp chín trong nồi đất để ăn từ rất sớm, trước thời Tam Quốc. Đồ ăn được làm từ bột của các loại lương thực, ngũ cốc và hấp chín trong nồi đất đầu tiên được gọi là “Sirutteok”(“siru” nghĩa là “nồi đất”).Thời đó, lúa gạo trồng được không nhiều nên có thể người ta còn sử dụng các loại ngũ cốc và lương thực đa dạng khác nhau như kê, đậu, và lúa mạch... trong việc làm bánh tteok. Ngoài ra, ta còn thấy các đồ ăn của dân tộc Hàn thời cổ đại cũng được phổ biến sang Nhật Bản. Trong tác phẩm có tên “Jong Jangwon Seomun”của tác giả người Nhật Totachi, xuất bản khoảng năm 752, có ghi chép một cách cụ thể cách làm bánh tteok, và chúng ta có thể phần nào đoán được hình dáng của bánh tteok thời bấy giờ. Trong cuốn sách có viết “Tetupyeong (bánh đậu xanh) dùng 2 hob (đơn vị đo thể tích, 1 hob = 0,18l) gạo nếp và 1 hob đậu cho 1 tấm bánh, “Sotupyeong” (bánh đậu đỏ) dùng 2 hob gạo nếp và trộn vào 2 hob đậu đỏ cho mỗi tấm bánh”.Đây chính là nguyên hình của “Kong Sirutteok” (bánh tteok đậu xanh) và “Pat Sirutteok” (bánh tteok đậu đỏ) ngày nay. Ngoài ra, trong cuốn sách này cũng có ghi chép về bánh “Yeonpyeong” (giống bánh đa) gọi là “Irimochihi” nghĩa là “bánh tteok rán trong dầu”, cho thấy từ trước thời Tam Quốc người dân Hàn Quốc đã biết làm các loại tteok rất đa dạng để ăn như “Sirutteok”, tteok trộn, hay tteok rán...Người ta dùng các loại tteok này chủ yếu trong các bữa ăn chung tượng trưng cho sự đoàn kết và hưng thịnh của cộng đồng.
Thời Silla thống nhất Trong “Tam Quốc sử ký” có 1 câu chuyện như thế này. Thời Silla,vào khoảng năm 298, Yuri và talhae đều e ngại nhau nên không ai dám nhận ngôi vua. Họ đã nghĩ ra 1 cách là cùng cắn bánh tteok rồi căn cứ vào vết răng còn lại trên bánh tteok để xem con số của ai nhiều hơn. Kết quả là Yuri có vết răng nhiều hơn và ông đã trở thành vua của đất nước này. Một số câu chuyện về thời Silla cũng cho chúng ta thấy một số loại bánh tteok mà họ ăn thời đó là ngũ cốc được hấp chín rồi trộn lên như “Hotteok” (bánh tteok trắng), “Injeolmi” (bánh phủ bột đậu), hay “Jeolpyeon” (bánh tteok in hình hoa)...Đặc biệt, còn có chuyện kể rằng Baekyeol tiên sinh (một danh nhân dưới triều vua Japi thời Silla, nổi tiếng với việc chế tạo ra chiếc đàn hạc 6 dây) đã rất hối tiếc vì ông không thể ăn bánh tteok vào dịp cuối năm, cho thấy phong tục ăn bánh tteok vào dịp cuối năm của người dân Hàn đã có từ thời kỳ đó.
Thời Goryeo Thời kỳ trước đó , các loại bánh chủ yếu chỉ làm từ bột gạo rồi hấp lên, nhưng đến thời kì này ngoài bột gạo, người ta còn trộn hạt dẻ hay cây ngải vào bột gạo nếp để làm ra các loại bánh ngày càng đa dạng hơn. Nếu đọc qua tác phẩm “Mokeunjip” của Lee Sek, ta có thể biết được rằng ở thời Goryeo, người ta đã biết làm một loại bánh gọi là “Sutan” để ăn. “Suntan” là loại bánh được nhào bằng bột mì và bột gạo, sau đó luộc trong nước sôi rồi nhúng vào nước lạnh, sau khi để cho ráo nước người ta rưới mật ong và rắc hạt thông lên. Lee Sek cũng nói về “Sutan” trong tác phẩm của mình: “bánh này được ăn vào dịp rằm tháng 6, có vỏ màu trắng như tuyết, có vị ngọt và chua hoà quyện vào nhau...nhai trong miệng lâu sẽ cảm nhận được vị thanh và mát thấm vào cơ thể...”. Trong tác phẩm này, còn nhắc đến bánh “Susu Yeonpyeong”. Bánh này được nặn bằng bột kê, rán trong dầu, rồi cho một ít đậu đỏ vào và nướng lên. Văn hóa phật giáo cùng với sự giao lưu với văn hóa Mông Cổ thời kì này đã đem lại ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá ẩm thực của người Goryeo. Đặc biệt, một loại bánh có tên “Sang Hwa” đã được du nhập vào vùng đất này. Loại bánh này đặc biệt ở chỗ người ta trộn rượu vào bột mì để nặn thành bánh, cho vào giữa một chút rau rồi rán lên. Loại bánh này có hình dáng gần giống với bánh “Jeungpyeon” - là loại bánh được cho rằng đã có từ trước thời Goryeo. Thời Goryeo không chỉ được biết đến là thời kì có rất nhiều các loại tteok đa dạng, mà đây còn là thời kì mà bánh tteok chiếm một vị trí rất quan trọng và có quan hệ mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của cư dân. Trong cuốn “Lịch sử Goryeo” cũng nói đến việc ăn bánh “Janganpyeong” vào ngày “sangsa” và ăn bánh “Sutan” vào dịp rằm tháng 6, cho thấy bánh tteok đã dần dần chiếm được vị trí như một món ăn trong các dịp lễ tết của dân tộc.
Từ sau cận đại Cuối thế kỉ XIX, cùng với những biến động mạnh mẽ của xã hội, lịch sử của bánh tteok cũng bị thay đổi. Điểm thay đổi lớn nhất là bánh tteok từ lâu đã được người dân Hàn Quốc yêu thích và coi như đồ ăn vặt, thức ăn trong những ngày đặc biệt hay dùng để thay thế cho cơm đã dần dần bị loại trừ trong thực đơn Thay vào đó là món bánh có nguồn gốc từ phương Tây – bánh mì.
Có thể thấy rằng bánh tteok là loại bánh có lịch sử từ lâu đời, đã cùng với người dân Hàn Quốc trải qua các thăng trầm và biến động trong lịch sử. Trong mỗi thời kỳ, bánh tteok lại có những đặc điểm riêng và cũng có thêm những tên gọi khác cho nó. Qua các giai đoạn, bánh tteok ngày càng đa dạng phong phú về chủng loại cũng như cách làm, và đã trở thành món ăn truyền thống của một đất nước có nền văn hoá ẩm thực vô cùng đặc sắc.
Bánh tteok là loại bánh rất có ý nghĩa với người dân Hàn ngay từ khi họ được sinh ra. Phong tục nặn bánh “Songpyeon” ngũ sắc thật nhỏ với ý nghĩa có thể điều hòa vạn vật và ngăn chặn sự rủi ro cho em bé là một phong tục đã có từ lâu đời của dân tộc này. Khi đứa trẻ được tròn một năm tuổi, người ta làm bánh “Paeki Tteok” (bánh một trăm ngày) rồi chia cho một trăm nhà cùng ăn với tín ngưỡng mong muốn cho đứa trẻ sống thật khoẻ mạnh. Vào ngày đầy năm của đứa bé, họ cũng ăn bánh “Susukyongdan” (bánh làm từ mật ong và cao lương dẻo). Bánh này có màu đỏ với ý nghĩa hi vọng đứa trẻ sẽ sống khỏe mạnh và ngăn chặn được mọi tai ương cho đứa trẻ. Đây cũng là phong tục đã có từ lâu đời. Và từ khi đứa trẻ được mười tuổi, thì mỗi năm người ta đều làm bánh “Susukyongdan” để kỉ niệm ngày sinh cho đứa trẻ.
Đến khi kết hôn, bánh tteok cũng là một trong những món ăn quan trọng không thể thiếu của người Hàn Quốc. Khi nhà trai mang tráp đựng giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể và thư gửi để quyết định việc kết hôn sang nhà gái, người ta đặt ở sảnh chính một khay “sirutteok” đậu đỏ rồi sau đó mới mang tráp vào. Đây là việc làm có ý nghĩa cầu mong cho hôn sự giữa hai bên sẽ diễn ra một cách tốt đẹp. Trong hôn lễ, người ta bày bánh tteok thành hình của một cặp gà trống mái cùng với hai bát lớn đựng 21 chiếc bánh “tteok” (bánh có hình tròn như mặt trăng). Những vật này có ý nghĩa tượng trưng cho tình cảm vợ chồng, với mong muốn hai người sẽ sống hoà thuận và viên mãn. Sau khi hôn lễ đã được cử hành và đưa dâu về nhà trai, nhà gái sẽ gửi sang nhà trai những món ăn được đựng trong bát gỗ. Lúc này, bánh “Kyungtan”là món ăn không thể thiếu và loại bánh này được gửi sang nhà trai với ý nghĩa “đa phúc” (nhận được nhiều phúc) và “đa sản” (có cuộc sống vật chất đầy đủ). Hơn nữa, “Kyungtan” là loại bánh có thể để được một thời gian khá lâu mà không hỏng, nên đó là loại bánh tteok thích hợp để nhà gái gửi sang cho nhà trai. Không chỉ là loại bánh luôn có mặt trong hỉ sự của người Hàn Quốc, ngay cả khi họ qua đời, bánh tteok cũng là món ăn phải có trên bàn tế lễ trong ngày giỗ của họ mỗi năm.
Tteokbokki - Rượu soju trái cây
Tokbokki là món ăn nhẹ được thưởng thức giữa các bữa ăn, nó thường đi cùng với các đồ uống ngọt. Kể từ khi ra mắt rượu soju trái cây, người Hàn thường chọn loại thức uống chứa ít cồn này khi ăn cùng món bánh gạo….
Ngày nay, tteokbokki, được xem là một món ăn đường phố có thể mua tại quán ăn vỉa hè (pojangmacha) và các quầy ăn vặt tự phát. Gần đây tteokbokki được được chuyển từ văn hóa ẩm thực được phố vào các chuỗi cửa hàng ẩm thực vì ngày càng có nhiều người Hàn Quốc yêu thích món ăn này.
Do đó tteokbokki được xem là một cơ hội kinh doanh tiềm năng. Nhiều thương hiệu và chuỗi nhà hàng ra đời từ năm 2009. Ngoài ra còn có những thúc đẩy nhằm toàn cầu hóa tteokbokki trên thị trường ẩm thực thế quốc tế. Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập một viện nghiên cứu tteokbokki vào năm 2009 để toàn cầu hóa món ăn này và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình này. Hằng năm, ngân sách khoảng một tỷ won được chi vào dự án này để tteokbokki trở thành một món ăn quốc tế. Để giành được một chỗ đứng cho món ăn này trên thị trường thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về thị trường, phát triển các loại sốt, các loại bánh gạo và cách nấu để hợp khẩu vị với nhiều quốc gia. Viện nghiên cứu này đã đưa ra cách đánh vần chính thức “Topokki” cho món ăn để dễ đọc và dễ nhớ trên thị trường thế giới. Hầu hết tteokbokki được làm từ bột gạo, nhưng sau dự án này,gạo được khuyến khích sử dụng. Điều này có thể là vì gạo được xem như dồi dào chất dinh dưỡng hơn bột gạo và thúc đẩy tiêu thụ gạo trong thị trường nội địa.