Ảnh minh họa
Nói về tranh Đông Hồ, thi sĩ Hoàng Cầm từng ngân nga rằng: 

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong 
 Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.

Tranh Đông Hồ được đặt theo tên của một làng tranh truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Những bức tranh Đông Hồ mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng đều cùng thể hiện những phong tục, tập quán dân gian, những nét độc đáo trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người dân và nổi bật trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
Tranh Đông Hồ được nhà nước ta công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia. Vì vậy, có thể thấy rằng tranh Đông Hồ đã trở thành một nét đẹp truyền thống, một bản sắc văn hoá của riêng Việt Nam, đây cũng là điểm nổi bật và rất đáng tự hào của mọi người dân.

Nét đặc sắc và độc đáo của tranh Đông Hồ chính là ở màu sắc, bố cục và khuôn hình. Đặc biệt, với hình ảnh những con vật và màu sắc gần gũi của miền quê nên nó là biểu tượng đặc trưng của con người Việt Nam, mà không  thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới.

Nói về tranh Đông Hồ, thi sĩ Hoàng Cầm từng ngân nga rằng:

“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”.

Tranh Đông Hồ được đặt theo tên của một làng tranh truyền thống nổi tiếng tại Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Những bức tranh Đông Hồ mang đến nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng đều cùng thể hiện những phong tục, tập quán dân gian, những nét độc đáo trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của người dân và nổi bật trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam.

Tranh Đông Hồ được nhà nước ta công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia. Vì vậy, có thể thấy rằng tranh Đông Hồ đã trở thành một nét đẹp truyền thống, một bản sắc văn hoá của riêng Việt Nam, đây cũng là điểm nổi bật và rất đáng tự hào của mọi người dân.

Nét đặc sắc và độc đáo của tranh Đông Hồ chính là ở màu sắc, bố cục và khuôn hình. Đặc biệt, với hình ảnh những con vật và màu sắc gần gũi của miền quê nên nó là biểu tượng đặc trưng của con người Việt Nam, mà không thể tìm thấy ở bất cứ đâu trên thế giới.

Ảnh minh họa

 

Những đề tài mà người làm tranh thể hiện là những hình ảnh rất đời thường gắn với vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ như hình tượng các con vật gắn bó với ngôi nhà, đồng ruộng, nếp sống của người dân như tranh trâu, lợn, cá, đàn gà, tranh đứa bé ôm con gà vinh hoa, ôm con vịt phú quý. Chủ đề tranh châm biếm như tranh đám cưới chuột, tranh đánh ghen,… Tranh sinh hoạt như tranh đánh vật, đánh đu, tiến sĩ vinh quy, tranh lịch sử Bà Trưng, Phù Đổng Thiên Vương, Ngô Quyền hoặc tranh Truyện Kiều, Thạch Sanh. Bên cạnh đó có các loại tranh thờ như trúc mai, tranh tứ quý,…

Những đề tài mà người làm tranh thể hiện là những hình ảnh rất đời thường gắn với vùng quê Đồng bằng Bắc Bộ như hình tượng các con vật gắn bó với ngôi nhà, đồng ruộng, nếp sống của người dân như tranh trâu, lợn, cá, đàn gà, tranh đứa bé ôm con gà vinh hoa, ôm con vịt phú quý. Chủ đề tranh châm biếm như tranh đám cưới chuột, tranh đánh ghen,… Tranh sinh hoạt như tranh đánh vật, đánh đu, tiến sĩ vinh quy, tranh lịch sử Bà Trưng, Phù Đổng Thiên Vương, Ngô Quyền hoặc tranh Truyện Kiều, Thạch Sanh. Bên cạnh đó có các loại tranh thờ như trúc mai, tranh tứ quý,…

Không chỉ có những đặc điểm riêng biệt về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Tranh Đông Hồ được in thủ công từ ván khắc gỗ, kết hợp với nét chữ, màu sắc và câu chuyện trong mỗi bức tranh tạo nên nét độc đáo của tranh Đông Hồ. Những nguyên liệu tạo nên hồn cốt của bức tranh đều tự nhiên.
Tranh có bao nhiêu bản khắc gỗ thì tương ứng với số lượng bảng màu. Giấy in tranh Đông Hồ là giấy điệp. Giấy điệp là loại giấy dó (giấy được làm bằng vỏ cây dó) được phết lên một lớp điệp một màu trắng lấp lánh  với ánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng (điệp là bột được tán từ vỏ sò điệp ở biển) trộn với hồ dán (hồ dán được nấu từ bột gạo tẻ hoặc gạo sắn, cũng có khi nấu bằng bột sắn). Giấy có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, kích cỡ nhỏ nhất là 11cm x 12cm, lớn nhất là 22cm x 31cm.

Không chỉ có những đặc điểm riêng biệt về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in. Tranh Đông Hồ được in thủ công từ ván khắc gỗ, kết hợp với nét chữ, màu sắc và câu chuyện trong mỗi bức tranh tạo nên nét độc đáo của tranh Đông Hồ. Những nguyên liệu tạo nên hồn cốt của bức tranh đều tự nhiên. Tranh có bao nhiêu bản khắc gỗ thì tương ứng với số lượng bảng màu. Giấy in tranh Đông Hồ là giấy điệp. Giấy điệp là loại giấy dó (giấy được làm bằng vỏ cây dó) được phết lên một lớp điệp một màu trắng lấp lánh với ánh của những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng (điệp là bột được tán từ vỏ sò điệp ở biển) trộn với hồ dán (hồ dán được nấu từ bột gạo tẻ hoặc gạo sắn, cũng có khi nấu bằng bột sắn). Giấy có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, kích cỡ nhỏ nhất là 11cm x 12cm, lớn nhất là 22cm x 31cm..

Tranh Đông Hồ thường được đóng khung hoặc nẹp bằng gỗ. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),... Đây là những gam màu cơ bản, không pha trộn và thường thì tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô.

Rõ ràng tranh Đông Hồ không phải là tranh vẽ, mà được in từ những mộc bản có sẵn. Nhưng chớ vội lầm tưởng việc in tranh là đơn giản! Để màu sắc tươi sáng không bị lấm lem thì một bức tranh chia làm bao nhiêu phần bố cục, thì mất bằng ấy lần in. Lối in thủ công giản dị mà tinh xảo, trên một mặt phẳng theo lối “đồng hiện”, bất chấp luật xa/gần trong hội họa phương Tây tạo nên một dòng tranh đặc sắc, thuần Việt, quý báu.

Tranh Đông Hồ thường được đóng khung hoặc nẹp bằng gỗ. Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),... Đây là những gam màu cơ bản, không pha trộn và thường thì tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu để tương ứng với số bản khắc gỗ. Những chất màu thô này được trộn với nhau và hoà với một lượng bột nếp trước khi in để tạo một lớp hồ, làm cho giấy tranh cứng hơn sau khi phơi khô. Rõ ràng tranh Đông Hồ không phải là tranh vẽ, mà được in từ những mộc bản có sẵn. Nhưng chớ vội lầm tưởng việc in tranh là đơn giản! Để màu sắc tươi sáng không bị lấm lem thì một bức tranh chia làm bao nhiêu phần bố cục, thì mất bằng ấy lần in. Lối in thủ công giản dị mà tinh xảo, trên một mặt phẳng theo lối “đồng hiện”, bất chấp luật xa/gần trong hội họa phương Tây tạo nên một dòng tranh đặc sắc, thuần Việt, quý báu.

Ảnh minh họa
Tranh Đông Hồ mang lại những ý nghĩa rất nhân văn, nó phác hoạ lại những sinh hoạt đời sống hằng ngày với mong muốn cho mọi người có một cuộc sống vui vẻ, gia đình hoà thuận, hạnh phúc ấm no, yêu thương con người, cuộc sống sung túc, an nhàn. Tranh Đông Hồ được người dân ở làng Đông Hồ xem như là hơi thở, nhịp sống của họ. Do đó, những bức tranh Đông Hồ được sản xuất ra, chứa đựng rất nhiều công lao và tình cảm của những người nghệ nhân, với mong muốn lan tỏa và lưu giữ những nét đẹp truyền thống dân gian của dân tộc Việt Nam ta và lan tỏa đến bạn bè khắp mọi nơi trên thế giới. Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt.

Tranh Đông Hồ mang lại những ý nghĩa rất nhân văn, nó phác hoạ lại những sinh hoạt đời sống hằng ngày với mong muốn cho mọi người có một cuộc sống vui vẻ, gia đình hoà thuận, hạnh phúc ấm no, yêu thương con người, cuộc sống sung túc, an nhàn. Tranh Đông Hồ được người dân ở làng Đông Hồ xem như là hơi thở, nhịp sống của họ. Do đó, những bức tranh Đông Hồ được sản xuất ra, chứa đựng rất nhiều công lao và tình cảm của những người nghệ nhân, với mong muốn lan tỏa và lưu giữ những nét đẹp truyền thống dân gian của dân tộc Việt Nam ta và lan tỏa đến bạn bè khắp mọi nơi trên thế giới. Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt.

Ngày nay, do thời đại công nghệ phát triển, tranh Đông Hồ không còn tiêu thụ nhiều như trước, làng nghề làm tranh cũng bị mai một chỉ còn lại một vài gia đình nghệ nhân theo nghề tranh, gìn giữ di sản. Mặc dù vậy, tranh Đông Hồ vẫn luôn là một nét đẹp tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và hy vọng sẽ ngày càng được bảo tồn, gìn giữ và phát huy, lưu truyền tới mãi đời sau.

Ngày nay, do thời đại công nghệ phát triển, tranh Đông Hồ không còn tiêu thụ nhiều như trước, làng nghề làm tranh cũng bị mai một chỉ còn lại một vài gia đình nghệ nhân theo nghề tranh, gìn giữ di sản. Mặc dù vậy, tranh Đông Hồ vẫn luôn là một nét đẹp tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam và hy vọng sẽ ngày càng được bảo tồn, gìn giữ và phát huy, lưu truyền tới mãi đời sau.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa