e magazine

Ảnh minh họa

Trà đạo - một trong những nét văn hóa nghệ thuật truyền thống lâu đời của Nhật Bản, vô cùng nổi tiếng trên thế giới và được nhiều người yêu thích. Đây không chỉ đơn giản là uống trà mà nó còn ẩn chứa cả nghệ thuật sống trong việc thưởng thức một tách trà.

Trà đạo mang những yếu tố văn hóa, đời sống và tâm hồn nghệ thuật của người Nhật. Nét văn hóa truyền thống này có nguồn gốc từ lâu đời và được lưu truyền đến ngày nay. Mỗi khi nhắc đến Nhật Bản người ta thường liên tưởng đến những buổi thưởng trà độc đáo với những quy tắc khắt khe, rất riêng biệt khi thưởng trà. Sự tỉ mỉ, chỉn chu trong quá trình thưởng trà đầy khác biệt của xứ sở hoa anh đào đã khiến trà đạo Nhật Bản trở thành bộ môn nghệ thuật thấm đẫm triết lý và nhân văn sâu sắc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo truyền thuyết, vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 12, một vị thiền sư của Nhật Bản đã sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính vị thiền sư đó đã sáng tạo nên những nghi thức và quy tắc khi thưởng thức trà. Lúc này khi thưởng trà mọi người đều tuân theo những nguyên tắc đó để diễn ra buổi tiệc trà truyền thống ở thời kỳ Edo.

Dần dần công dụng giúp thư giãn cũng như tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Dần dần công dụng giúp thư giãn cũng như tính hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà. Họ đã kết hợp thú uống trà với tinh thần Thiền của Phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà, phát triển nghệ thuật này trở thành trà đạo (chado, 茶道), một sản phẩm đặc sắc thuần Nhật.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo của ngườ Nhật còn là một phương tiện giúp con người trở nên thư thái, làm trong sạch tâm hồn với những cảm xúc từ bản thân đến với hương vị trà. Bằng cách hòa mình với thiên nhiên, con người đến với trà đạo để tu tâm dưỡng tính, để đạt giác ngộ.

Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm:
Hòa - Kính - Thanh - Tịnh.

Với “hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà.

Nguyên tắc “kính” là sự kính trọng đối với những trà nhân, người thưởng trà và các trà cụ. Bên cạnh đó nguyên tắc này còn thể hiện sự kính trọng đối với vạn vật xung quanh ở thời điểm hiện tại, sự tri ân cuộc sống.

Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh. Đó là sự thanh khiết, thánh thiện, lòng bao dung với vạn vật và sự khiêm nhường trong thâm tâm của mỗi người, đó chính là “thanh”.

“Tịnh” là nguyên tắc cuối cùng trong buổi thưởng trà và khi các nguyên tắc khác xuất hiện thì tịnh mới thực hiện được. Tịnh là sự tịnh tâm, thân tâm luôn an lạc và đạt được sự an yên, hạnh phúc trong tâm hồn.

Ảnh minh họa

Trà đạo mang một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần và văn hóa của người Nhật. Trà đạo giúp cho tâm hồn tĩnh lặng, an yên, là một phương pháp thiền để hòa mình với tự nhiên, với vạn vật xung quanh. Người thưởng trà cảm nhận những chất riêng, rất bình dị, mộc mạc trong từng tách trà và những cảm xúc được an yên từ trong chính tâm hồn.

Ảnh minh họa

Vì được hình thành dựa trên triết lý Thiền, nên có thể nói nghi thức Trà đạo Nhật Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông. Các nhà sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng hoặc xây dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khuôn viên chùa để thực hiện việc tọa thiền. Còn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý đó thông qua nhiều phương cách khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo. Như thế đó, Trà đạo là một phần thể hiện cách sống của người Nhật Bản trong thời đại ngày nay.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Với người Nhật, trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, hướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên.

Phòng trà được bày biện đơn giản nhưng vẫn có thể cảm nhận được nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao, không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Trong phòng được trang bị các hốc, bếp lò và các dụng cụ như nước đun sôi, trà. Dụng cụ làm sạch được đặt trong một túp lều, được gọi là nhà nước. Các cửa sổ thường được làm bằng giấy, tường được treo tranh và thư pháp. Phòng trà còn có thêm những chiếc bình được sắp xếp và cắm hoa theo mùa, thể hiện cách sống của người Nhật Bản trong thời đại ngày nay.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một buổi tiệc trà thông thường sẽ diễn ra trong thời gian 4 tiếng đồng hồ cho việc pha trà và thưởng thức trà. Trà nhân sẽ làm nóng các dụng cụ uống trà bằng nước sôi sau đó lau khô trước khi sử dụng.

Đối với việc pha trà, trà nhân sẽ sử dụng những dụng cụ lấy trà chuyên dụng để tính toán lượng trà phù hợp theo số lượng khách. Tránh tình trạng lấy quá ít khi số lượng khách nhiều sẽ làm giảm hương vị trà. Công đoạn pha trà trải qua 3 giai đoạn và ở đó mọi người sẽ cảm nhận sự khác biệt qua từng giai đoạn pha trà.

Khi thưởng thức trà, mọi người cần phải tuân theo những quy tắc và nghi thức trong buổi tiệc trà. Trước khi uống, mọi người cần quỳ để lòng bàn chân hướng ra sau và đặt hai tay xuống sàn sau đó cúi chào mọi người rồi mới thưởng thức trà. Khi thưởng thức trà cần xoay ly trà theo chiều kim đồng hồ 3 lần rồi mới thưởng thức.

Ảnh minh họa

Khi uống trà xong mọi người xoay theo chiều ngược lại và đặt xuống bàn nhẹ nhàng. Sau khi kết thúc buổi thưởng trà mọi người cũng thực hiện chào nhau và đứng lên ra về lần lượt theo thứ tự. Tuy có nhiều nghi thức phức tạp khi thưởng thức nhưng mọi người sẽ cảm nhận được sự tinh tế trong những nghi thức này.

Văn hóa Nhật Bản công nhận trà đạo là một trong những hoạt động nghệ thuật có ý nghĩa tích cực. Tại đất nước mặt trời mọc, người ta đối đãi nhau bằng tiệc trà để tìm cảm giác thư thái trong tâm hồn. Nét đẹp này được nhiều quốc gia áp dụng và xem là sở thích mang tính nghệ thuật.

Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản, bạn đừng bỏ qua trải nghiệm thưởng trà tuyệt vời này của người Nhật nhé! Nét văn hóa đặc sắc của xứ sở Phù Tang hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những cảm xúc và kí ức khó quên.

Ảnh minh họa