Ảnh minh họa
Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù
các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là

Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò." Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng.

Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có
thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút
mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh

Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".

Theo cách của làng làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, nguyên liệu chính để làm tò he là bột gạo có trộn ít nếp theo tỷ lệ 10 phần gạo, một phần nếp (sẽ cần phải cho thêm nhiều nếp để giữ được độ dẻo của sản phẩm nếu thời tiết nóng, hanh khô), trộn đều, ngâm nước rồi đem xay nhuyễn, luộc chín và nhào nhanh tay. Sau đó, người ta nắm bột lại thành từng vắt và nhuộm màu riêng từng vắt. Bốn màu cơ bản là vàng, đỏ, đen, xanh.

Các nghệ nhân thường di chuyển xa nhà, rong ruổi trong các phiên chợ quê, các làng xóm, phố phường để nặn tò he bán, nhất là khi nơi nào có đình đám, hội hè. Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản: một con dao nhỏ, vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một thùng xốp để cắm tò he lên trưng bày.

Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác ở nước ta đều vướng mắc ở “đầu ra”’ cho sản
phẩm, làng nghề truyền thống như Xuân La cũng đang vươn mình tìm đến những thị
trường rộng lớn hơn. Người ta thích tò he không giống như sự yêu thích những thứ đồ chơi
hiện đại, đắt tiền, mà thích ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ
những đôi tay khéo léo. Sở dĩ tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhược
điểm của chất liệu tạo ra chúng. Bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu,
dễ bị mốc và khô, nứt. Hơn nữa, mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến
30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản).

Cũng như nhiều làng nghề truyền thống khác ở nước ta đều vướng mắc ở “đầu ra”’ cho sản phẩm, làng nghề truyền thống như Xuân La cũng đang vươn mình tìm đến những thị trường rộng lớn hơn. Người ta thích tò he không giống như sự yêu thích những thứ đồ chơi hiện đại, đắt tiền, mà thích ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo. Sở dĩ tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhược điểm của chất liệu tạo ra chúng. Bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Hơn nữa, mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày (tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản).

Đã có thời gian, nghề làm tò he tưởng chừng như bị mai một do không cạnh tranh nổi với
những món đồ chơi nước ngoài. Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc vừa rẻ, bền đẹp lại đa
dạng về mẫu mã, màu sắc. Tuy nhiên, nhờ chính sách nhằm duy trì và phát triển các làng
nghề truyền thống của Đảng và Chính phủ, làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ được
một loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá dân gian.
Mong muốn lớn nhất của người dân Xuân La là có được sự giúp đỡ của chính quyền địa
phương, các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển cho làng nghề. Đặc biệt
là sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra chất liệu mới để làm tò
he không những đẹp mà còn bền hơn. Có như thế, làng nghề Xuân La mới phát triển hết
nội lực của mình và tò he Việt Nam mới có thể bước chân vào “sân chơi” lớn hơn.

Đã có thời gian, nghề làm tò he tưởng chừng như bị mai một do không cạnh tranh nổi với những món đồ chơi nước ngoài. Đặc biệt là đồ chơi Trung Quốc vừa rẻ, bền đẹp lại đa dạng về mẫu mã, màu sắc. Tuy nhiên, nhờ chính sách nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống của Đảng và Chính phủ, làng nghề Xuân La đã và đang gìn giữ được một loại hình nghệ thuật đặc sắc của văn hoá dân gian.

Mong muốn lớn nhất của người dân Xuân La là có được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong việc định hướng phát triển cho làng nghề. Đặc biệt là sự giúp đỡ của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, tìm ra chất liệu mới để làm tò he không những đẹp mà còn bền hơn. Có như thế, làng nghề Xuân La mới phát triển hết nội lực của mình và tò he Việt Nam mới có thể bước chân vào “sân chơi” lớn hơn.

Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian nhưng giản dị như lời ru của mẹ, tích tụ trí tuệ qua
nhiều đời. Những sản phẩm ấy đã để lại cho người xem tình cảm thắm đượm, ngôn ngữ tò
he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ cho con trẻ. Đến nay tò he thực sự
vẫn là món ăn tinh thần rất gần gũi với trẻ em Việt Nam. Mong một ngày nào đó, món ăn
tinh thần này sẽ vươn mình ra những thị trường rộng lớn hơn, mang nét đẹp bình dị dân
gian Việt Nam ra khắp năm châu.

Tò he là sản phẩm đồ chơi dân gian nhưng giản dị như lời ru của mẹ, tích tụ trí tuệ qua nhiều đời. Những sản phẩm ấy đã để lại cho người xem tình cảm thắm đượm, ngôn ngữ tò he giàu tính biểu cảm, tính nhịp điệu mang nét gợi nhớ cho con trẻ. Đến nay tò he thực sự vẫn là món ăn tinh thần rất gần gũi với trẻ em Việt Nam. Mong một ngày nào đó, món ăn tinh thần này sẽ vươn mình ra những thị trường rộng lớn hơn, mang nét đẹp bình dị dân gian Việt Nam ra khắp năm châu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa