
Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19
- Vấn đề
- 21:39 04/03/2021
DNHN - Hàng loạt nhà sản xuất đã phải cắt giảm sản lượng ô tô từ đầu năm 2021 do thiếu nguồn cung chất bán dẫn sử dụng trong các linh kiện điện tử.

Thị trường ô tô bước vào một năm 2021 với những khó khăn từ tác động của dịch COVID-19 xảy ra trong từ đầu năm 2020. Một trong số đó là sự gia tăng sử dụng các sản phẩm công nghệ phục vụ cho làm việc và học tập trực tuyến như: Máy tính bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, máy chơi game… khiến các công ty sản xuất chip điện tử phải “căng mình” hoạt động, đơn hàng chất bán dẫn cũng tăng vọt, dẫn đến thị trường ô tô bị ảnh hưởng nặng nề.
Hàng loạt nhà sản xuất đã phải cắt giảm sản lượng ô tô từ đầu năm 2021 do thiếu nguồn cung chất bán dẫn sử dụng trong các linh kiện điện tử. Theo đó, các hãng xe lớn của Nhật Bản như Honda và Nissan đã phải giảm rất mạnh lượng ô tô xuất xưởng trong thời điểm hiện tại, Toyota cũng quyết định hạ thấp sản lượng xe bán tải Tundra lắp ráp ở nhà máy Texas (Mỹ) do tình trạng trên.
Vào đầu tháng 2 vừa qua, nguồn tin của Reuters khẳng định, Mazda đang cân nhắc cắt giảm sản xuất các mẫu xe CX-5, CX-30 và Mazda 3 do thiếu hụt lượng lớn chip điện tử sử dụng cho hệ thống phanh và các bộ phận an toàn. Trong đó, riêng mẫu CX-5 dự kiến có thể bị cắt giảm lên tới hàng nghìn chiếc riêng ở các nhà máy nội địa của Mazda.
Trong khi đó, Ford thông báo rằng sự thiếu hụt chất bán dẫn có thể khiến nhà sản xuất này giảm 20% sản lượng ô tô xuất xưởng dự kiến trong quý I năm 2021. Đồng thời, General Motors cho biết, hãng sẽ tiếp tục tạm ngừng hoạt động của một số nhà máy do thiếu nguồn cung chất bán dẫn, và sẽ cân nhắc khả năng mở cửa trở lại vào giữa tháng 3.
Volkswagen, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới về sản lượng, đã cảnh báo về việc hãng sẽ giảm tới 100.000 ô tô trong 3 tháng đầu năm 2021 do vấn đề chất bán dẫn. Thậm chí, một số nhà phân tích dự đoán con số này có thể còn lên tới 400.000 chiếc.
Volkswagen thông báo rằng, họ sẽ cắt giảm sản lượng ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và châu Âu. Đồng thời, hãng xe Seat (thuộc tập đoàn Volkswagen) của Tây Ban Nha, cũng thông báo cắt giảm sản lượng ô tô từ cuối tháng 1 đến khoảng tháng 4/2021.
Nhà sản xuất Renault của Pháp cũng cảnh báo về tình trạng thiếu hụt có thể sẽ lên đến đỉnh điểm trong những tháng tới, và dự kiến họ sẽ giảm sản lượng ít nhất 100.000 chiếc trong năm nay, đồng thời cho biết sẽ cố gắng hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất.

Đó chỉ là một số nhà sản xuất có sản lượng ô tô lớn bị ảnh hưởng nặng nề từ việc thiết hụt chất bán dẫn. Trên thực tế, vấn đề này đã khiến cả thị trường rơi vào tình trạng lao đao, dự kiến ít nhất còn kéo dài đến hết quý II năm nay.

Các nhà sản xuất đã bắt đầu sử dụng thiết bị điện tử để điều khiển ô tô từ những năm 1970, thay thế cho các bộ điều khiển cơ khí cũ kỹ. Dần dần, số lượng chip điều khiển ngày càng tăng bên trong ô tô. Mỗi chiếc ô tô hiện đại chứa hàng chục vi mạch tích hợp, bộ điều khiển túi khí, cửa sổ điện, màn hình…
Theo công ty nghiên cứu IHS Markit, chỉ tính riêng một chiếc Audi Q7 đã có tới 38 bộ vi mạch điều khiển, đến từ 8 nhà cung cấp khác nhau.
Hiện nay, TSMC – công ty của Đài Loan – đang là nhà sản xuất chip hàng đầu của thế giới, chiếm 70% nguồn cung dành cho ngành công nghiệp ô tô toàn cầu. Bất cứ sự thay đổi về năng lực sản xuất nào của công ty này đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường xe.
Nguồn cung cấp chất bán dẫn đã có ảnh hưởng đặc biệt đến các nhà sản xuất ô tô trong bối cảnh họ đang sử dụng chip được thiết kế từ nhiều năm trước, đây vốn là các sản phẩm được ưu tiên thấp của những công ty làm chip. Đồng thời, chúng cũng mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các loại chip sử dụng cho điện thoại thông minh 5G và máy chơi game vốn đang có nhu cầu cao trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, căn nguyên của vấn đề nằm ở những tuần đầu của đại dịch COVID-19 năm 2020, khi các nhà máy ô tô trên thế giới phải ngừng hoạt động đột ngột, đồng thời, doanh số xe toàn cầu giảm gần một nửa trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4/2020. Do đó, các công ty ô tô và nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng đã cắt giảm mạnh lượng mua hàng liên quan đến chất bán dẫn.
Trong khi đó, nhu cầu về máy tính cá nhân và các sản phẩm điện tử khác tăng cao vì người dân đang thích ứng với lối sống mới (học tập và làm việc tại nhà) nên nhiều nhà sản xuất các mặt hàng này đã tăng cường mua chip điện tử, khiến lượng chất bán dẫn tập trung cung cấp cho ngành này.

Mặt khác, doanh số ô tô tại thị trường lớn nhất thế giới – Trung Quốc đã hồi phục sớm hơn dự kiến, đến tháng 9/2020, doanh số đã đạt 97% so với trước đại dịch, khiến các nhà máy hoạt động mạnh trở lại để cung cấp cho người tiêu dùng tại đây. Nhưng khi đặt hàng chip điện tử trở lại, các nhà cung cấp lại bận rộn xử lý lượng chip đã được đặt trước cho các công ty điện tử.
Trong khi đó, những tác động khác từ môi trường cũng khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Cụ thể, hai trong số đó là vụ hỏa hoạn ngày 21/10/2020 ở nhà sản xuất chip Asahi Kasei tại Nhật bản và thời tiết lạnh giá đột ngột ở Texas đã khiến hai nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn ở thành phố Austin phải dừng hoạt động.
Theo công ty tư vấn AlixPartners, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu có thể sẽ thâm hụt sản lượng xe xuất xưởng từ 1,5 - 5 triệu chiếc trong năm nay so với kế hoạch ban đầu. Một số nhà phân tích dự đoán rằng điều đó có thể khiến chi phí sản xuất ô tô tăng mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Thị trường ô tô Việt Nam đã vươn lên xếp thứ tư Đông Nam Á về số lượng ô tô bán ra trong năm 2020, đồng thời có mức giảm doanh số thấp nhất trong số các thị trường lớn trong khu vực.
So với các quốc gia trên thế giới, thị trường ô tô Việt Nam vẫn khá nhỏ về cả lượng tiêu thụ ô tô lẫn sản lượng xe sản xuất nên chưa chịu quá nhiều ảnh hưởng từ sự thiếu hụt chất bán dẫn, với chỉ 296.634 chiếc bán ra trong năm 2020 (theo Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam - VAMA) và 407.487 chiếc nếu gộp cả doanh số xe Hyundai và VinFast. Trong khi đó, lượng xe xuất xưởng cũng chỉ đạt 165.568 xe, giảm 6% so với năm trước đó, theo báo cáo từ Hiệp hội Ô tô Đông Nam Á (AAF).
Cũng theo báo cáo từ VAMA, các hãng xe thành viên của Hiệp hội đã bán được 26.432 chiếc trong tháng đầu năm 2021 dù tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã giảm 45% so với tháng 12/2020.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một điểm sáng để các hãng xe tập trung khai thác thị trường, đặc biệt là việc lắp ráp ô tô trong nước. Theo AAF, nước ta đã xuất xưởng 19.284 chiếc ô tô trong tháng 1 vừa qua, tăng 81,7% so với cùng kỳ năm ngoái, là quốc gia duy nhất trong khu vực có mức tăng trưởng dương về sản lượng ô tô sản xuất. Trong khi đó, toàn bộ số xe của các nước ASEAN sản xuất chỉ đạt 288.784 chiếc, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Do đó, những tác động của việc thiếu hụt chất bán dẫn chưa có tác động quá rõ ràng tại thị trường Việt Nam với lượng ô tô mới được sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Vấn đề về chất bán dẫn đang được chính phủ các quốc gia lớn trên thế giới tập trung khắc phục. Mỹ đang tích cực hối thúc Đài Loan và nhà sản xuất TSMC đẩy mạnh sản lượng chip điện tử. Nhiều nhà phân tích dự đoán việc thiếu chất bán dẫn sẽ được giải quyết sớm trong năm nay./.

Bài viết Longform khác

Tình trạng thiếu chip đang trở nên tồi tệ như thế nào và tại sao lại khó khắc phục?
Nhu cầu về linh kiện và chip đang tăng cao trong bối cảnh hậu Covid-19 cùng những căng thẳng chính trị đang tàn phá chuỗi cung ứng toàn cầu và gây nên trở ngại trong quá trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

"Hạt ngọc" của đất trời Côn Lôn
Người dân tộc Tày ở Côn Lôn (Na Hang- Tuyên Quang) gọi hạt cốm là "mặt pẩu", nghĩa là hạt ngọc.

Chuyện khởi nghiệp ở tuổi 50 của "ông trùm" gia vị DH Foods
Bỏ ngoài những băn khoăn về giao thông, thì ấn tượng đầu tiên khi "ông trùm" này đặt chân về quê hương là có quá nhiều tiềm năng để một người cả đời muốn lập nghiệp như ông thoải mái "đất diễn".

Cuộc vật lộn của một biểu tượng kinh tế quốc doanh
Hai thập niên qua, ngoại trừ vàng mã, phần lớn nhu cầu về giấy của người Việt đều tăng. Nhưng Tổng công ty giấy Việt Nam và Nhà máy Giấy Bãi Bằng lại nằm ngoài bức tranh này.

Bà Phạm Thị Thanh Trà: "Tôi rất xúc động khi là nữ Bộ trưởng Nội vụ đầu tiên"
Bằng sự tâm huyết, trách nhiệm và những kinh nghiệm trong những năm qua, tôi có một niềm tin vững chắc vào đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành Nội vụ sẽ tiếp tục đồng hành cùng lãnh đạo Bộ, trong đó có Bộ trưởng, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ trong chặng đường sắp tới - Bà Phạm Thị Thanh Trà chia sẻ với báo chí ngay sau khi bà được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Cuộc đua nghìn tỉ đô của ngành ô tô
Sau khi nhóm Big Tech đạt giá trị vốn hoá nghìn tỷ đô, nhiều công ty cũng đang quyết liệt hướng tới ngưỡng này và các đại diện của ngành công nghiệp ôtô cũng không phải ngoại lệ.
Đọc thêm Vấn đề
Thị xã Bến Cát và thị xã Tân Uyên tự tin trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương
Việc thị xã Tân Uyên và thị xã Bến Cát được công nhận trở thành thành phố trực thuộc tỉnh sẽ là nền tảng, là bước đệm trong giai đoạn 2021-2030, 2 thành phố này đạt các tiêu chí và được công nhận đô thị loại II, góp phần quan trọng để tỉnh Bình Dương thực hiện nâng cấp đô thị theo đúng lộ trình Chương trình phát triển đô thị quốc gia, Chương trình phát triển đô thị của tỉnh, hoàn thành mục tiêu “Phát triển đô thị Bình Dương theo hướng văn minh, giàu đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân”.
Quảng Bình: Ủy ban bầu cử họp phiên thứ hai
Vừa qua, Ủy ban Bầu cử (UBBC) đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp lần thứ hai để đánh giá tình hình thực hiện thời gian qua, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Đồng chí Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBBC tỉnh chủ trì phiên họp.
Quảng Bình tiếp tục đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ che phủ rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 1558/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2020.
Kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới Kiên Giang
Vừa qua, đoàn công tác của Bộ CHQS tỉnh do đại tá Lê Hoàng Vũ, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn vừa đến kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các chốt Chống dịch trên tuyến biên giới Hà Tiên và Giang Thành.
Kiên Giang: Chú trọng biểu dương những mô hình mới, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất
Để phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tiếp tục phát triển trong thời gian tới, cần chú trọng nhân rộng các mô hình hiệu quả nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới; chú trọng biểu dương, khen thưởng những mô hình sản xuất mới, có ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất.
Hà Tĩnh muốn thêm thời gian nhận muối trắng hỗ trợ vùng ngập lụt
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản xin gia hạn thời gian giao nhận muối hỗ trợ người dân vùng lũ Hà Tĩnh.
Quy định mới trong quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 51/2021/NĐ-CP về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Nghệ An yêu cầu giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam xong trước ngày 30/6
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các địa phương có đường cao tốc Bắc – Nam đi qua phải đảm bảo tiến độ GPMB xong trước ngày 30/6, để bàn giao xong mặt bằng cho nhà thầu thi công dự án.
Kiên Giang: Xây dựng bệnh viện dã chiến, tăng cường thêm nhiều chốt tuyến sau và trên biển
Trước tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp ở các nước láng giềng, tỉnh Kiên Giang đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực tập trung cho việc phòng, chống lây nhiễm Covid - 19 trong cộng đồng.
Bộ GTVT yêu cầu Hòa Bình xử lý nghiêm vi phạm hành lang an toàn đường bộ tại BOT Hòa Lạc - Hòa Bình
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu UBND TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình xử lý nghiêm vi phạm hành lang an toàn đường bộ trên tuyến BOT Hòa Lạc - Hòa Bình.