Chúng ta phải bắt đầu từ câu chuyện trong tự nhiên thì chú voi là biểu tượng sức sống của đông trùng đại ngàn đấy. Thế nhưng những người lâm tặc họ lại xích buộc con voi đấy vào cạnh cây cổ thụ, đây là biểu tượng của sự xiềng xích, giam cầm, hãm hiếp sức mạnh tự nhiên. Thế rồi con voi đấy lúc đầu cũng cố giằng ra, nhưng chiếc xích quá to không giằng ra được. Sau mấy chục năm sau chiếc xích đã đứt rồi, tên lâm tặc thì bị bắt ra khỏi khu rừng nhưng con voi thì cứ lẩn quẩn quanh cái cây cổ thụ ấy. Giờ trong tiềm thức nó đã giằng quá nhiều lần, mỗi lần giằng là mỗi lần đau chảy máu và nó từ bỏ ý định đấy. Khi nghĩ về đất nước nghĩ về doanh nhân không dám bứt phá, tôi thấy mãi cái hình ảnh ấy, chúng ta cứ mãi đổ lỗi cho cơ chế, do chiến tranh, hoàn cảnh… Nhưng bối cảnh bây giờ hoàn toàn khác, chúng ta tự do thoải mái, mọi chính sách đều hỗ trợ. Hai là trên phương diện sự tác động toàn cầu, không thể còn tồn tại một khu rừng đơn độc để có một tên lâm tặc nào vào làm chủ khu rừng hay bắt nạt cư dân ở đấy được.
Như Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Đó là bởì cả thế giới đã nhìn thấy giá trị mà chỉ Việt Nam có. Đầu tiên đấy là địa chính trị, chúng ta có mặt tiền của biển Đông, chúng ta là phương tiện để đi vào Châu Á. Thứ hai là giá trị con người Việt Nam. Chúng ta không có tư tưởng thù hằn. Việt Nam sẵn sàng làm bạn với mọi nước trên thế giới rồi. Mới hơn 40 năm thôi, sau khi non sông về một mối khi chúng ta đi Bắc vào Nam đều không còn một hình ảnh gì về chiến tranh trong quá khứ, đó là sự hàn gắn của năng lực thiêng liêng. Vậy nên cái khác biệt của người dân Việt Nam đó là sự thích nghi và hóa giải. Vậy thì đi vào trong kinh doanh vô cùng thuận lợi vì chúng ta có thể trở thành người bạn thân thiết với bất cứ ai. Những nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sau khi hết dự án rồi các chuyên gia của họ vẫn muốn sống tại Việt Nam. Khách du lịch thì khác, họ đến và họ không đạt được một vài dịch vụ thì họ sẽ không quay trở lại. Thế nhưng những người đã sống với người Việt Nam thì chỉ muốn ở lại Việt Nam. Khi tôi làm doanh nghiệp những công ty nước ngoài đầu tư Việt Nam, ông chủ thì muốn bán nhưng nhân viên cùng chuyên gia thì xin được ở lại làm việc. Từ đấy để thấy năng lực thích nghi của Việt Nam rất cao, trong đời sống kinh doanh đó là một phẩm chất tuyệt vời. Chúng ta chỉ chưa có điều kiện kinh doanh lớn thôi chứ không thể nói tư tưởng chúng ta tiểu thủ công. Xu thế là chúng ta khao khát những nhà công nghiệp, những nhà tư bản dân tộc để có thể hỗ trợ Chính phủ, cùng Chính phủ khai thác nguồn lực quốc gia và tranh thủ nguồn lực quốc tế, xu thế chủ đạo mà tôi nhìn thấy.
Trường học quốc tế ở Việt Nam giống hệt như nước ngoài rồi, các bạn trẻ Việt Nam đã nói tiếng Anh với người nước ngoài như người bản địa. Các nhạc sĩ đã dùng những công nghệ thu âm như thế giới rồi. Vietnam Airlines đã đặt mua những máy bay hiện đại nhất thế giới rồi chứ không phải lấy tiền viện trợ cho gì nhận đấy nữa, đừng bao giờ nghĩ chúng ta lạc hậu nữa, chỉ có tư tưởng của chúng ta lạc hậu thôi. Cái thứ hai là chúng ta đang ở vùng trũng của tốc độ gia tăng, bởi vì thế giới họ đã hết nguồn lực họ đã cạn yếu tố đầu vào, và phải cạnh tranh rất mạnh trong thị trường đầu ra thì chúng ta lại thoải mái trong yếu tố đầu vào và một thị trường đầu ra phong phú.
69% ngưởi Việt Nam ở độ tuổi lao động, một tỷ lệ dân số vàng để tạo ra một tầng lớp trung lưu lên đến 45-45 %, một cơ cấu dân số tuyệt vời cho sự tăng trưởng và phát triển. Hình ảnh như trong gia đình toàn thanh niên trai tráng thông minh xinh đẹp, chỉ cần có định hướng đúng và đồng thuận thì gia đình đấy sẽ toả sáng với cả xóm làng và là niềm tự hào của họ tộc.
Chúng ta đang nói về sự phát triển bền vững, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc họ đang phát triển thần kỳ. Chúng ta có thể chậm giống như một nhà hàng xóm đã xây cao lắm rồi, nhà chúng ta chưa thể cao bằng họ. Nhưng ngày mai chúng ta có thể xây cao hơn họ. Chúng ta phải nhìn như vậy, nếu chúng ta cố mà xây cho bằng họ rồi vay mượn tiền và phụ thuộc thì đấy là điều không đúng. Chúng ta phải đi xa một cách đẹp đẽ.
Vấn đề doanh nghiệp, cái duy nhất đang thiếu đó là năng suất lao động bởi vì chúng ta vẫn lấy năng suất lao động của nhà nước, lấy mức lương của nhà nước ra để so sánh như vậy thì chúng ta đã tự hạn chế tư tưởng của ta rồi. Khối nhà nước họ là hành chính sự nghiệp, họ đi làm vì gia phong vì những lợi ích khác, vì những thói quen suy nghĩ, ý thức hệ. Còn là doanh nhân, tôi phải thoát ra khỏi tư tưởng đấy. Sứ mệnh của chúng ta là làm giầu và trách nhiệm là đóng góp cho ngân sách nhà nước. Khi tôi mua một doanh nghiệp, việc đầu tiên của tôi là tăng lương lên gấp rưỡi cho nhân viên. Đấy là lý do mà tôi thắng rất nhiều vụ M&A chỉ với một động tác đấy thôi. Bây giờ năng suất lao động đang rất thấp so với mặt bằng khu vực và thế giới. Doanh nhân hay bị chi phối và lệ thuộc, nghĩ làm thế nào để quan hệ với quan chức. Vậy chìa khóa để giải quyết vấn đề này là gì, đó là phải phát triển kinh tế đầu tàu. Một đoàn tàu muốn đi được là bởi vì động cơ nó mạnh, đầu tàu nó mạnh. Doanh nhân hãy tự giải phóng mình bằng cách biến công ty của mình thành một công ty toàn cầu và biến Việt Nam thành một điểm đến, thành một điểm ưu tiên. Chúng ta hãy đi khắp thế giới đi để thấy được những ưu điểm gì tại Việt Nam, và hãy cho những người công nhân tận hưởng những cái giá trị văn minh nhất để họ có cảm hứng làm việc nhất, thì sản phẩm, doanh nghiệp đạt được những giá trị cao hơn nữa. Và đây là những điều mà doanh nhân cần phải làm, cần phải giải quyết.
Tôi đang kinh doanh những sản phẩm mà ở Việt Nam ai cũng có thể sở hữu được, rất đơn giản là trà, Áo dài, là hội họa. Chúng ta không thể thay đổi ngôi nhà của người khác ngay lập tức được nhưng chúng ta có thể mang một tinh thần mới vào ngôi nhà đấy bằng một bức tranh. Đây là những sản phẩm mang tính chất văn hóa, dễ quảng bá và mọi người dễ làm theo được.
Việt Nam có những thứ rất độc đáo thế giới không có ví dụ: áo dài là quốc phục tôi làm cho họ mê mẩn tà áo dài của Việt Nam, bởi vì chất liệu, kiểu dáng. Và tôi đưa các nhà thiết kế áo dài của nước ngoài vào Việt Nam. Họ vào họ sống ở Việt Nam cảm nhận được cái hay, tinh túy của áo dài Việt Nam và họ giúp tôi làm một cuộc cách mạng về tư tưởng, phong cách thiết kế trên nền vẫn kế thừa tất cả những cái gì tinh hoa nhất của áo dài Việt Nam, trong các buổi trình diễn thời trang đều có 5 cô người mẫu đầu tiên là người Việt Nam, 15 người mẫu sau là quốc tế. Tôi muốn tạo ra một bước đột phá đến những nhà thiết kế áo dài trên thế giới, đây là điều mà chúng ta chỉ đang chưa dám làm thôi. Tôi thấy rất vui nếu một ngày nào đấy nhà thiết kế Hàn Quốc thiết kế áo dài, Nhà thiết kế Nhật Bản thiết kế kéo dài, Nhà thiết kế Mỹ thiết kế áo dài, Đây là cách mà tôi đang làm theo cách của người đi đầu.
Hay là sản phẩm trà, chúng ta có một thị trường rất là lớn, nhưng thị phần chúng ta đang rất bé. Chúng ta có thể đưa rất nhiều thứ vào trà như gốm sứ, hội họa, thư pháp… Tôi đang thực hiện nhiệm vụ của nhà đầu tư, có những những chuyên môn tưởng chừng không dựa trên lợi thế cạnh tranh của tôi, giống như áo dài họ nghĩ tôi phải là một nhà thiết kế, phải có một công ty may… nhưng tôi làm nghề M&A . Tôi có thể mua công ty hơn tuổi mình gấp ba lần và mình trở thành một ông chủ tịch và mình hưởng hết tất cả lịch sử công ty đấy. Tôi yêu các di sản đó như là một phần tâm hồn mình vậy, đối với Trà không chỉ là cây Trà; lá trà mà là du lịch sinh thái, bất động sản trà, năng lượng từ rừng trà và cả vùng kinh tế Tây Bắc với trầm tích và di sản đang được ngủ quên.
Và trên thực tế tôi đã bán được giá gấp 10 lần so với thị trường đối với trà. Còn áo dài là gấp 100 lần so với thị trường và bán được ra thế giới. Tôi biến những nông dân trồng chè thành những nghệ nhân sản xuất chè. Chính giá trị gia tăng trong sản xuất, chế biến và đóng gọi tạo ra sự khác biệt.
Công nhân chúng ta khéo léo, Chúng ta dùng công nghệ và thuê chuyên gia nước ngoài họ điều hành tốt để nâng cao năng suất lao động. Hãy để họ điều hành, chuyên gia nước ngoài họ không thể linh hoạt, ứng biến, không biết xử lý các mối quan hệ chằng chịt ở Việt Nam phần đó để ta làm. Mục đích là để cùng nhau nâng tạo giá trị cho sản phẩm của chúng ta một cách tối ưu nhất.
Câu chuyện của mình, đó là sứ mệnh của mình. Nhà nước, chính phủ không làm thay mình được, chuyên gia hay nhân viên cũng không làm thay được. Mình phải làm việc đó với niềm hạnh phúc. Mình phải tự kể câu chuyện của mình. Báo chí và các phương tiện truyền thôn giúp mình kế nối, lan toả thôi. Bạn phải say xưa vào việc đó và bạn sẽ nhận được những kỉ niệm đẹp.
Tình thương là một thứ mà chỉ có trong mỗi con người chúng ta. Sản phẩm của tôi được có linh hồn cốt lõi là Tình thương, có lẽ cái tên này cũng hạn chế việc bán hàng nhiều lần nhưng tôi tự tin là tôi phát triển bền vững và hiện nay tôi đang rất hài lòng về nó.
Tôi có thể đặt tên là “Lão hoà thượng” hay gì khác, nhưng nói đến tính thương chỉ có việt nam thôi, trà tình thương tức là trà việt nam. Cái tên đầu tiên phải có tính phổ quát, cái thứ 2 là giác quan. Bạn đừng có nghĩ rằng bạn cho người ta nghe nhiều là đủ, mà phải cho người ta nhìn nhiều, người ta nếm nhiều, thử nhiều, trải nghiệm được. Tôi giới thiệu về việt nam. Tôi không nói về lịch sử dài dòng mà tôi đưa hộp trà cho người ta uống để họ thấy đẳng cấp thế giới đây rồi.
Cần phải hiểu đúng tình thương như thế nào. Tình thương chính là sự phát huy nội lực nội sinh, bên trong tình thương cần có sự thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác, thấu hiểu hoàn cảnh, chia sẻ, ban tặng và biết ơn. Người thành công nhất là sứ giả của tình thương, vì họ rất thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác. Người thất bại cũng vì không hiểu bản thân, không biết chia sẻ.
Chúng ta có những người mẹ, người phụ nữ Việt Nam tuyệt vời và bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy ở đấy là tình thương. Thời trang để tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt, và có trà, văn hóa ẩm thực, du lịch. Vậy để muốn bán sản phẩm Việt Nam bằng với giá thế giới, thì ta phải nhận ra vấn đề của thế giới, định vị đúng và đẳng cấp và mang tư tưởng tình thương ra thế giới.
Chúng ta tự hào để truyền thông về dân tộc chúng ta là dân tộc đặc biệt, là quốc gia của Tình thương vì chúng ra đồng hành được những nước thượng đẳng hiển hiện như ông Donald Trump đã kéo ông Un đến Việt Nam để đàm phán hòa bình. Chúng ta đã dần biến Việt Nam thành xứ sở tình thương mà tình thương là - thấu hiểu, chia sẻ, kiến tạo, giải pháp. Tôi làm doanh nghiệp bằng triết lý tình thương mặc dù hàng ngày tôi vẫn phải đối mặt với tất cả những gì một doanh nhân phải đối mặt trong xã hội như những người bình thường khác.
Tôi đã có thể bán được những bức tranh đến 1 triệu usd, chiếc áo dài lên đến 5000 usd cho những khách hàng VIP. 1ha chè tôi mua 100tr , 10 hộp chè tôi bán cũng đủ 100 triệu không làm gì mới, các sản phẩm đều được xuất hiện trình diễn tại Châu Âu, đó là giá trị di sản. Chúng ta sẽ tạo ra những thành tựu mang tính chất di sản, gọi là di sản văn hóa và tôi đang áp dụng với sản phẩm của tôi là như vậy. Disa là một thương hiệu quốc tế ra đời dựa trên điều đó.
Giống như hình kim tự tháp, kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, quốc phòng ở đáy, muốn đi lên được thì phải hướng tối đĩnh đỉnh chính là văn hoá.
Đối với tôi văn hóa là một trạng thái năng lượng có được dựa trên tầng nhận thức, tầng thành tựu, tầng giác ngộ. Khi có ánh sáng văn hoá để lao động sáng tạo, con người sẽ đạt được những thành tự có tính chất di sản, gọi là di sản văn hoá.
Văn hóa soi đường quốc dân đi, nhà đầu tư dưới ánh sáng văn hóa, tinh thần dân tộc tạo ra giá trị di sản và di sản lớn nhất là tình thương. Đúng như câu thơ của nhà thơ Tố Hữu “Bác để tình thương cho chúng con ” là di sản lớn nhất Bác hồ để lại cho đời sau.