Ảnh minh họa
Núi Phú Sĩ (còn gọi là “Fuji”) được xem như là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, một
điểm đến “must-see” của bất cứ tín đồ du lịch nào khi đến với Nhật Bản. Ước tính mỗi
năm, hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và khám phá ngọn núi
này. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Nhật, Phú Sĩ còn là một “núi
thiêng”, địa điểm tâm linh quan trọng, di tích lịch sử ý nghĩa và là nguồn cảm hứng vô tận
cho nền nghệ thuật xứ sở này. Vào năm 2013 Phú Sĩ đã được UNESCO công nhận là Di
sản văn hoá thế giới.
Núi Phú Sĩ nằm ở địa phận 2 tỉnh Shizuoka và Yamanashi, cách thành phố Tokyo khoảng
100km về phía Tây Nam. Với chiều cao 3.776m, đỉnh Phú Sĩ cao hơn cả đỉnh Fansipan –
nóc nhà Đông Dương (3.413m) và là đỉnh núi cao nhất Nhật Bản. Cũng bởi vậy, nhiệt độ
trên Phú Sĩ khá thấp, vào mùa hè cũng chỉ 6 – 10 độ C, đỉnh núi quanh năm tuyết phủ. Phú
Sĩ được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây 1.000 năm, xung quanh là Ngũ hồ:
Hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka, hồ Sai, hồ Motosu và hồ Shōji.

Núi Phú Sĩ (còn gọi là “Fuji”) được xem như là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc, một điểm đến “must-see” của bất cứ tín đồ du lịch nào khi đến với Nhật Bản. Ước tính mỗi năm, hàng triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và khám phá ngọn núi này. Không chỉ là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Nhật, Phú Sĩ còn là một “núi thiêng”, địa điểm tâm linh quan trọng, di tích lịch sử ý nghĩa và là nguồn cảm hứng vô tận cho nền nghệ thuật xứ sở này. Vào năm 2013 Phú Sĩ đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới.

Núi Phú Sĩ nằm ở địa phận 2 tỉnh Shizuoka và Yamanashi, cách thành phố Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam. Với chiều cao 3.776m, đỉnh Phú Sĩ cao hơn cả đỉnh Fansipan – nóc nhà Đông Dương (3.413m) và là đỉnh núi cao nhất Nhật Bản. Cũng bởi vậy, nhiệt độ trên Phú Sĩ khá thấp, vào mùa hè cũng chỉ 6 – 10 độ C, đỉnh núi quanh năm tuyết phủ. Phú Sĩ được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây 1.000 năm, xung quanh là Ngũ hồ: Hồ Kawaguchi, hồ Yamanaka, hồ Sai, hồ Motosu và hồ Shōji..

Tên gọi núi Phú Sĩ có nhiều cách lý giải khác nhau. Có thể kể đến như trong dân gian lưu
truyền rằng, Phú Sĩ xuất phát từ chữ不二 (bất + nhị), có nghĩa là độc nhất vô nhị, và cũng
là 不尽 (rất + xa), có nghĩa là không bao giờ kết thúc. Một văn bản khác lại cho rằng tên
Phú Sĩ (“Fuji”) xuất phát từ “bất tử”, hay sự phong phú, giàu có theo Kanji (hệ Hán tự của
tiếng Nhật). Sau này Alexander Vovin, nhà ngôn ngữ học, đã nghiên cứu và đưa ra một giả
thuyết giải thích cho tên Phú Sĩ dựa trên các đọc tiếng Nhật cổ, tên này có nghĩa là “nguồn
của lửa”.

Tên gọi núi Phú Sĩ có nhiều cách lý giải khác nhau. Có thể kể đến như trong dân gian lưu truyền rằng, Phú Sĩ xuất phát từ chữ不二 (bất + nhị), có nghĩa là độc nhất vô nhị, và cũng là 不尽 (rất + xa), có nghĩa là không bao giờ kết thúc. Một văn bản khác lại cho rằng tên Phú Sĩ (“Fuji”) xuất phát từ “bất tử”, hay sự phong phú, giàu có theo Kanji (hệ Hán tự của tiếng Nhật). Sau này Alexander Vovin, nhà ngôn ngữ học, đã nghiên cứu và đưa ra một giả thuyết giải thích cho tên Phú Sĩ dựa trên các đọc tiếng Nhật cổ, tên này có nghĩa là “nguồn của lửa”.

Đầu tiên phải kể đến, núi Phú Sĩ nằm trong vùng nối của các rãnh đại dương: mảng Á u
(Amur), mảng Bắc Mỹ (Okhotsk) và mảng Philippines (đây cũng các mảng tạo thành
phần lục địa của nước Nhật ở phía Tây, phía Đông và bán đảo Izu), vùng đứt gãy vỏ trái
đất dễ xảy ra động đất, núi lửa.

Theo các nhà khoa học, quá trình hình thành núi Phú Sĩ như hiện nay thông qua 4 giai
đoạn khác nhau của hoạt động núi lửa. Đầu tiên, núi gồm lớp đá bazan từ hàng trăm nghìn
năm trước. Vụ động đất vào năm 286 TCN tại vùng này đã tạo ra thay đổi lớn, tạo nên Núi
Phú Sĩ – Komitake ở cùng địa điểm. Khoảng 100.000 năm trước, một ngọn núi “Phú Sĩ
cổ” đã được hình thành trên đỉnh Phú Sĩ Komitake từ hoạt động của núi lửa Ashitaka, hơi
lệch vị trí so với núi hiện tại. Ngọn núi Phú Sĩ cổ này đã bị chôn vùi hoàn toàn dưới lớp
dung nham núi lửa qua vài chục ngàn năm và một vụ sạt lở vào khoảng 18.000 năm trước.

Đầu tiên phải kể đến, núi Phú Sĩ nằm trong vùng nối của các rãnh đại dương: mảng Á u (Amur), mảng Bắc Mỹ (Okhotsk) và mảng Philippines (đây cũng các mảng tạo thành phần lục địa của nước Nhật ở phía Tây, phía Đông và bán đảo Izu), vùng đứt gãy vỏ trái đất dễ xảy ra động đất, núi lửa.

Theo các nhà khoa học, quá trình hình thành núi Phú Sĩ như hiện nay thông qua 4 giai đoạn khác nhau của hoạt động núi lửa. Đầu tiên, núi gồm lớp đá bazan từ hàng trăm nghìn năm trước. Vụ động đất vào năm 286 TCN tại vùng này đã tạo ra thay đổi lớn, tạo nên Núi Phú Sĩ – Komitake ở cùng địa điểm. Khoảng 100.000 năm trước, một ngọn núi “Phú Sĩ cổ” đã được hình thành trên đỉnh Phú Sĩ Komitake từ hoạt động của núi lửa Ashitaka, hơi lệch vị trí so với núi hiện tại. Ngọn núi Phú Sĩ cổ này đã bị chôn vùi hoàn toàn dưới lớp dung nham núi lửa qua vài chục ngàn năm và một vụ sạt lở vào khoảng 18.000 năm trước.

Hiện tại, ngọn núi “Phú Sĩ mới” được cho là hình thành trên đỉnh núi “Phú Sĩ cổ” vào
khoảng 10.000 năm trước. Ngọn Phú Sĩ mới này xảy ra nhiều lần phun trào dung nham
vào các giai đoạn khác nhau, lần gần đây nhất là vào năm 1707 vào thời kỳ Edo. Mỗi lần
núi lửa phun trào lại tạo nên các dung nham xếp chồng lên nhau, qua thời gian Phú Sĩ có
chiều cao như hiện tại và cấu trúc hình nón úp đặc biệt cân xứng. Hiện tại, trên đỉnh Phú
Sĩ miệng núi lửa vẫn còn hoạt động nhưng nguy cơ phun dung nham thấp, chỉ có hiện
tượng phụt hơi nóng. Miệng núi lửa này có đường kính 780m và sâu 240m. Điều này cũng
làm nên điểm đặc biệt của Phú Sĩ: đỉnh núi quanh năm tuyết phủ trắng xóa nhưng chính
giữa vẫn có miệng núi lửa phun hơi khói nóng.

Hiện tại, ngọn núi “Phú Sĩ mới” được cho là hình thành trên đỉnh núi “Phú Sĩ cổ” vào khoảng 10.000 năm trước. Ngọn Phú Sĩ mới này xảy ra nhiều lần phun trào dung nham vào các giai đoạn khác nhau, lần gần đây nhất là vào năm 1707 vào thời kỳ Edo. Mỗi lần núi lửa phun trào lại tạo nên các dung nham xếp chồng lên nhau, qua thời gian Phú Sĩ có chiều cao như hiện tại và cấu trúc hình nón úp đặc biệt cân xứng. Hiện tại, trên đỉnh Phú Sĩ miệng núi lửa vẫn còn hoạt động nhưng nguy cơ phun dung nham thấp, chỉ có hiện tượng phụt hơi nóng. Miệng núi lửa này có đường kính 780m và sâu 240m. Điều này cũng làm nên điểm đặc biệt của Phú Sĩ: đỉnh núi quanh năm tuyết phủ trắng xóa nhưng chính giữa vẫn có miệng núi lửa phun hơi khói nóng.

Núi Phú Sĩ là ngọn núi thiêng được người dân Nhật Bản tôn kính, có ý nghĩa rất quan
trọng trong văn hoá đất nước mặt trời mọc.
Nó được coi là biểu tượng tâm linh – sức mạnh và ý chí kiên cường của người Nhật. Họ
tin rằng Phú Sĩ là nơi ở của những vị thần, nhà của kami – linh hồn có sức mạnh điều khiển
lửa và nước. Chính vì vậy, người dân rất tôn kính ngọn núi này, thường xuyên tổ chức các
nghi lễ thờ cúng nhằm cầu mong các vị thần giúp ngăn chặn những thảm họa tự nhiên như
động đất, núi lửa...

Núi Phú Sĩ là ngọn núi thiêng được người dân Nhật Bản tôn kính, có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hoá đất nước mặt trời mọc.

Nó được coi là biểu tượng tâm linh – sức mạnh và ý chí kiên cường của người Nhật. Họ tin rằng Phú Sĩ là nơi ở của những vị thần, nhà của kami – linh hồn có sức mạnh điều khiển lửa và nước. Chính vì vậy, người dân rất tôn kính ngọn núi này, thường xuyên tổ chức các nghi lễ thờ cúng nhằm cầu mong các vị thần giúp ngăn chặn những thảm họa tự nhiên như động đất, núi lửa...

 

Cũng bởi sự linh thiêng của ngọn núi này, từ xa xưa có rất nhiều nhà tu hành hương đến đây để thiền định, khổ hạnh. Trong đó truyền thuyết về nhà tu khổ hạnh Hasegawa Kokugyo (1541–1646) là nổi tiếng nhất với hơn lần leo lên đỉnh Phú Sĩ, từ đó cũng hình thành “Hội người leo núi Phú Sĩ” có tên là “Hội Fujiko” – hội tôn thờ Phú Sĩ. Từ xưa người Nhật luôn tin leo Phú Sĩ giúp rèn luyện ý chí kiên cường, mạnh mẽ, có thêm sức mạnh tâm linh được người đời tôn thờ. Các binh sĩ thời Samurai cũng tập luyện, rèn ý chí chiến đấu tại Phú Sĩ. Đối với mỗi người dân Nhật Bản, ai cũng muốn chinh phục ngọn núi hùng vĩ này một lần trong đời. Không những vậy, Phú Sĩ còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền rằng nếu ai đó nằm mơ thấy núi Phú Sĩ (đặc biệt là đêm mùng 1 Tết) thì sẽ gặp được nhiều may mắn, được thần linh phù hộ suốt cả năm. Người dân xứ Phù Tang tin rằng những gì ngọn núi này mang lại như đất, nước...đều sẽ giúp ban phước lành, che chở cho dân chúng được an lành..

Cũng bởi sự linh thiêng của ngọn núi này, từ xa xưa có rất nhiều nhà tu hành hương đến đây để thiền định, khổ hạnh. Trong đó truyền thuyết về nhà tu khổ hạnh Hasegawa Kokugyo (1541–1646) là nổi tiếng nhất với hơn lần leo lên đỉnh Phú Sĩ, từ đó cũng hình thành “Hội người leo núi Phú Sĩ” có tên là “Hội Fujiko” – hội tôn thờ Phú Sĩ. Từ xưa người Nhật luôn tin leo Phú Sĩ giúp rèn luyện ý chí kiên cường, mạnh mẽ, có thêm sức mạnh tâm linh được người đời tôn thờ. Các binh sĩ thời Samurai cũng tập luyện, rèn ý chí chiến đấu tại Phú Sĩ. Đối với mỗi người dân Nhật Bản, ai cũng muốn chinh phục ngọn núi hùng vĩ này một lần trong đời.

Không những vậy, Phú Sĩ còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Tương truyền rằng nếu ai đó nằm mơ thấy núi Phú Sĩ (đặc biệt là đêm mùng 1 Tết) thì sẽ gặp được nhiều may mắn, được thần linh phù hộ suốt cả năm. Người dân xứ Phù Tang tin rằng những gì ngọn núi này mang lại như đất, nước...đều sẽ giúp ban phước lành, che chở cho dân chúng được an lành.

 

Núi Phú Sĩ là nguồn cảm hứng và chủ đề thường xuyên trong nền văn học nghệ thuật Nhật
Bản. Ngọn núi luôn được nhắc đến trong văn học Nhật Bản từ cổ đại cho tới hiện đại và
là đề tài của nhiều tác phẩm thơ văn tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của
người Nhật. Trong hội hoạ, Phú Sĩ cũng được nhiều hoạ sĩ lấy ý tưởng cho những tác
phẩm. Nổi tiếng nhất được nhiều người biết đến trên toàn cầu là bức tranh khắc gỗ miêu
tả Phú Sĩ của họa sĩ Katsushika Hokusai (1760-1849). Hoạ sĩ hiện đại Tamako Kataoka
cũng vẽ về Phú Sĩ trong hầu hết các tác phẩm của cô.
Có thể nói, dù ở bất cứ phương diện nào, Phú Sĩ vẫn được xem biểu tượng của đất nước
mặt trời mọc cũng như văn hóa Nhật Bản. Vậy các tín đồ du lịch, còn ngại ngần gì mà
không tới Nhật để khám phá địa điểm thú vị này!

Núi Phú Sĩ là nguồn cảm hứng và chủ đề thường xuyên trong nền văn học nghệ thuật Nhật Bản. Ngọn núi luôn được nhắc đến trong văn học Nhật Bản từ cổ đại cho tới hiện đại và là đề tài của nhiều tác phẩm thơ văn tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, kiên cường của người Nhật. Trong hội hoạ, Phú Sĩ cũng được nhiều hoạ sĩ lấy ý tưởng cho những tác phẩm. Nổi tiếng nhất được nhiều người biết đến trên toàn cầu là bức tranh khắc gỗ miêu tả Phú Sĩ của họa sĩ Katsushika Hokusai (1760-1849). Hoạ sĩ hiện đại Tamako Kataoka cũng vẽ về Phú Sĩ trong hầu hết các tác phẩm của cô. Có thể nói, dù ở bất cứ phương diện nào, Phú Sĩ vẫn được xem biểu tượng của đất nước mặt trời mọc cũng như văn hóa Nhật Bản. Vậy các tín đồ du lịch, còn ngại ngần gì mà không tới Nhật để khám phá địa điểm thú vị này!

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa