e magazine
29/03/2022 20:52

Vương cung thánh đường là danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa tại Roma hay khắp nơi trên thế giới, xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh. Tại Việt Nam, có 4 nhà thờ được sở hữu danh hiệu cao quý này gồm nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ La Vang, nhà thờ Phú Nhai và nhà thờ Kẻ Sở. Nhà thờ Đức Bà là cách gọi ngắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), được phong Vương Cung Thánh Đường vào năm 1962.

Vương cung thánh đường là danh hiệu tôn vinh đặc biệt mà Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa tại Roma hay khắp nơi trên thế giới, xét theo tính cách cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh. Tại Việt Nam, có 4 nhà thờ được sở hữu danh hiệu cao quý này gồm nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ La Vang, nhà thờ Phú Nhai và nhà thờ Kẻ Sở. Nhà thờ Đức Bà là cách gọi ngắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica), được phong Vương Cung Thánh Đường vào năm 1962.

Người Pháp mang theo đạo Công giáo du nhập vào đất Việt trong thời kỳ chiến tranh; và họ – cũng như bất kỳ con người nào, cũng có một niềm tin tuyệt đối vào chúa trời của mình. Nhà thờ Công giáo đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Sài Gòn từ một ngôi miếu nhỏ bị bỏ hoang (nằm trên đường Ngô Đức Kế ngày nay).  Qua một vài lần tu sửa, người Pháp nhận thấy rằng nhu cầu tín ngưỡng ở lục tỉnh Nam Bộ ngày càng tăng. Năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ thiết kế nhà thờ lớn. Và bản vẽ của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc hậu Roman, pha trộn cùng các chi tiết từ phong cách Gothic đã được chọn. Đặc biệt hơn nữa, hiểu rõ tầm quan trọng của công trình này, ông Duperré cho nhập toàn bộ các vật liệu xây dựng trực tiếp từ Pháp. Vì mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất cho công trình này đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách, tổng số tiền thời đó lên tới 2.500.000 franc Pháp nên thời gian đầu công trình này có tên là Nhà thờ Nhà nước - do Nhà nước Pháp xây dựng và quản lý. Các bạn có thể thấy màu gạch đỏ đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà không bám bụi bẩn hay rêu phong qua hơn 130 năm nay.

Người Pháp mang theo đạo Công giáo du nhập vào đất Việt trong thời kỳ chiến tranh; và họ – cũng như bất kỳ con người nào, cũng có một niềm tin tuyệt đối vào chúa trời của mình. Nhà thờ Công giáo đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Sài Gòn từ một ngôi miếu nhỏ bị bỏ hoang (nằm trên đường Ngô Đức Kế ngày nay). Qua một vài lần tu sửa, người Pháp nhận thấy rằng nhu cầu tín ngưỡng ở lục tỉnh Nam Bộ ngày càng tăng. Năm 1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một kỳ thi vẽ thiết kế nhà thờ lớn. Và bản vẽ của kiến trúc sư J. Bourard với phong cách kiến trúc hậu Roman, pha trộn cùng các chi tiết từ phong cách Gothic đã được chọn. Đặc biệt hơn nữa, hiểu rõ tầm quan trọng của công trình này, ông Duperré cho nhập toàn bộ các vật liệu xây dựng trực tiếp từ Pháp. Vì mọi chi phí xây dựng, trang trí nội thất cho công trình này đều do Soái phủ Nam Kỳ đảm trách, tổng số tiền thời đó lên tới 2.500.000 franc Pháp nên thời gian đầu công trình này có tên là Nhà thờ Nhà nước - do Nhà nước Pháp xây dựng và quản lý. Các bạn có thể thấy màu gạch đỏ đặc trưng của Nhà thờ Đức Bà không bám bụi bẩn hay rêu phong qua hơn 130 năm nay.

Tượng đồng Pigneau de Béhaine    Được người Pháp đúc năm 1903, nhân vật trong tượng chính là giám mục Pigneau de Béhaine (ông còn được biết đến như giám mục Bá Đa). Ông dẫn theo một cậu bé trạc tuổi đôi mươi, người này chính là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua Gia Long) – đây được xem như biểu tượng hòa hợp giữa Công Giáo và triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Cho đến năm 1945, tượng bị phá bỏ chỉ còn trơ lại bệ đá hoa cương vững chãi…  Tượng Đức Mẹ hòa bình    Sau một thời gian dài bỏ trống bệ đá cẩm thạch trước cổng chính Nhà thờ Đức bà, mãi đến năm 1958, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đặt tạc tượng Đức Mẹ hòa bình bằng đá Carrara tại Ý. Sau khi hoàn thành, tượng được đưa đến Sài Gòn bằng đường hàng hải và tận 1 năm sau đó, tượng Đức Mẹ mới chạm mốc cuối cùng là bệ đá hoa cương xưa kia. Sau lễ khánh thành trang nghiêm, người ta cũng khoét một lỗ dưới bệ đá hoa cương này để chứa chiếc hộp bạc bảo quản những lời cầu nguyện hòa bình khi làm lễ. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gửi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu là cây thánh giá. Mắt Đức Mẹ nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân Việt Nam.Tượng đồng Pigneau de Béhaine

Được người Pháp đúc năm 1903, nhân vật trong tượng chính là giám mục Pigneau de Béhaine (ông còn được biết đến như giám mục Bá Đa). Ông dẫn theo một cậu bé trạc tuổi đôi mươi, người này chính là hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh (con trai vua Gia Long) – đây được xem như biểu tượng hòa hợp giữa Công Giáo và triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ. Cho đến năm 1945, tượng bị phá bỏ chỉ còn trơ lại bệ đá hoa cương vững chãi…

Tượng Đức Mẹ hòa bình

Sau một thời gian dài bỏ trống bệ đá cẩm thạch trước cổng chính Nhà thờ Đức bà, mãi đến năm 1958, linh mục Giuse Phạm Văn Thiên đặt tạc tượng Đức Mẹ hòa bình bằng đá Carrara tại Ý. Sau khi hoàn thành, tượng được đưa đến Sài Gòn bằng đường hàng hải và tận 1 năm sau đó, tượng Đức Mẹ mới chạm mốc cuối cùng là bệ đá hoa cương xưa kia. Sau lễ khánh thành trang nghiêm, người ta cũng khoét một lỗ dưới bệ đá hoa cương này để chứa chiếc hộp bạc bảo quản những lời cầu nguyện hòa bình khi làm lễ. Những lời cầu nguyện đó được viết lên trên những lá mỏng bằng những chất liệu khác nhau như bằng vàng, bạc, thiếc, nhôm, giấy, da và đồng, được gửi tới từ nhiều miền của Việt Nam, kể cả từ một số vùng ngoài miền Bắc. Tượng Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng, tay cầm trái địa cầu, trên trái địa cầu là cây thánh giá. Mắt Đức Mẹ nhìn lên trời như cầu nguyện hòa bình cho người dân Việt Nam.

Ảnh minh họa
Công trình có quy hoạch khá đặc biệt, nằm trên quảng trường, sát đường và không có hàng rào, sân vườn; nổi bật trong không gian đường phố. Dù ở góc nhìn nào công trình cũng phô bày vẻ đẹp hào hoa, lộng lẫy.    Nhà thờ Đức Bà là kết quả của sự kết tinh giữa kiến trúc hậu Roman (Romanesque) và kiến trúc Gothic với màu hồng tươi không bị thời gian làm nhòa đi vẻ đẹp cổ kính vốn có của nó. . Cách bài trí tổng thể của thánh đường, cung thánh và các gian của nhà thờ này toát lên vẻ đẹp cổ kính đặc trưng vào giai đoạn cuối cùng của trường phái hậu Roman. Kết hợp với cấu trúc tổng quan ấy lại là lối trang trí cửa sổ, cửa chính, vòm và chóp mái dày đặc theo đường lối Gothic chính thống. Nhà thờ Đức Bà hòa vào cảnh quan đô thị và góp phần làm cho bức tranh ấy càng trở nên đẹp và nhiều màu sắc hơn.

Công trình có quy hoạch khá đặc biệt, nằm trên quảng trường, sát đường và không có hàng rào, sân vườn; nổi bật trong không gian đường phố. Dù ở góc nhìn nào công trình cũng phô bày vẻ đẹp hào hoa, lộng lẫy.

Nhà thờ Đức Bà là kết quả của sự kết tinh giữa kiến trúc hậu Roman (Romanesque) và kiến trúc Gothic với màu hồng tươi không bị thời gian làm nhòa đi vẻ đẹp cổ kính vốn có của nó. .Cách bài trí tổng thể của thánh đường, cung thánh và các gian của nhà thờ này toát lên vẻ đẹp cổ kính đặc trưng vào giai đoạn cuối cùng của trường phái hậu Roman. Kết hợp với cấu trúc tổng quan ấy lại là lối trang trí cửa sổ, cửa chính, vòm và chóp mái dày đặc theo đường lối Gothic chính thống. Nhà thờ Đức Bà hòa vào cảnh quan đô thị và góp phần làm cho bức tranh ấy càng trở nên đẹp và nhiều màu sắc hơn.

Ảnh minh họa
Vốn không tồn tại trong bản thiết kế ban đầu, nhưng việc Nhà thờ Đức Bà cho xây dựng thêm hai chóp mái này lại tình cờ định hình phong cách kiến trúc Gothic vốn dễ bị lầm lẫn trước đây. Việc làm này cũng tăng lên nhiều lần tổng chiều cao của hai tháp chuông. Riêng về 6 chiếc chuông đặc biệt ở bên trong, chúng cũng được đặc chế riêng tại Pháp, 6 chiếc chuông tương đồng với 6 nốt nhạc sol/đô/rê/mi/la/si. Tháp bên phải canh giữ 4 nốt sol/đô/rê/mi và tháp bên trái là hai nốt la/si.

Vốn không tồn tại trong bản thiết kế ban đầu, nhưng việc Nhà thờ Đức Bà cho xây dựng thêm hai chóp mái này lại tình cờ định hình phong cách kiến trúc Gothic vốn dễ bị lầm lẫn trước đây. Việc làm này cũng tăng lên nhiều lần tổng chiều cao của hai tháp chuông. Riêng về 6 chiếc chuông đặc biệt ở bên trong, chúng cũng được đặc chế riêng tại Pháp, 6 chiếc chuông tương đồng với 6 nốt nhạc sol/đô/rê/mi/la/si. Tháp bên phải canh giữ 4 nốt sol/đô/rê/mi và tháp bên trái là hai nốt la/si.

Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông reo vào lúc 16 giờ 15 phút. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Rê và Đô (đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Đô và Sol, nhưng vì chuông Sol quá nặng nên thay thế bằng chuông Rê). Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh thì mới đổ cả sáu chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay.  Điểm nhấn là chuông được thiết kế từ kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông cao 57 m với 21m là mái vòm.Chỉ cần nhìn vào thôi bạn đã thấy rõ sự nguy nga và hoành tráng,. Ngước lên phải mấy cái đầu thì bạn mới có thể với tới đỉnh tháp. Điều này khiến cho không ít người ngỡ ngàng và vô cùng thích thú khi tới đây. Tất cả 6 chuông theo 6 âm treo trên hai tháp chuông này, chúng được thiết kế và hoàn tác bởi bàn tay của các nghệ nhân người Pháp. Nhờ đó khi nhìn vào đó, các công trình này được thiết kế rất đẹp mắt.  Nơi đây được trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử và được biết tới như là “nhân chứng” chứng kiến sự thay đổi và đi lên của Sài Gòn sau gần 3 thế kỷ. Chắc chắn khi tới công trình này thì bạn sẽ thấy được một chiếc tháp vô cùng hoành tráng. Mặc dù được đưa vào nhà thờ đức bà gần 15 năm nhưng cho tới nay vẫn còn rất chắc chắn.

Các chuông đều được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Riêng ba chiếc chuông lớn trước khi đánh đều được khởi động bằng cách đạp (vì quá nặng) cho lắc trước khi bật công tắc điện. Vào ngày thường, thánh đường chỉ cho đổ một chuông mi vào lúc 5 giờ sáng và đổ chuông reo vào lúc 16 giờ 15 phút. Vào ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường cho đổ ba chuông theo hợp âm Mi, Rê và Đô (đúng ra là hợp âm ba chuông Mi, Đô và Sol, nhưng vì chuông Sol quá nặng nên thay thế bằng chuông Rê). Vào đêm vọng Lễ Giáng Sinh thì mới đổ cả sáu chuông. Tiếng chuông ngân xa tới 10km theo đường chim bay.

Điểm nhấn là chuông được thiết kế từ kiến trúc sư Gardes. Tháp chuông cao 57 m với 21m là mái vòm.Chỉ cần nhìn vào thôi bạn đã thấy rõ sự nguy nga và hoành tráng,. Ngước lên phải mấy cái đầu thì bạn mới có thể với tới đỉnh tháp. Điều này khiến cho không ít người ngỡ ngàng và vô cùng thích thú khi tới đây. Tất cả 6 chuông theo 6 âm treo trên hai tháp chuông này, chúng được thiết kế và hoàn tác bởi bàn tay của các nghệ nhân người Pháp. Nhờ đó khi nhìn vào đó, các công trình này được thiết kế rất đẹp mắt. Nơi đây được trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm lịch sử và được biết tới như là “nhân chứng” chứng kiến sự thay đổi và đi lên của Sài Gòn sau gần 3 thế kỷ. Chắc chắn khi tới công trình này thì bạn sẽ thấy được một chiếc tháp vô cùng hoành tráng. Mặc dù được đưa vào nhà thờ đức bà gần 15 năm nhưng cho tới nay vẫn còn rất chắc chắn.

Mặt trước nhà thờ Đức Bà giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Chiếc đồng hồ nhìn bề ngoài như một ô cửa sổ, nhưng cất giấu bên trong là một bộ máy đồ sộ. Đồng hồ với trọng lượng hơn một tấn được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887. Mặc dù đã lâu đời, trở thành sản phẩm cổ kính nhưng nó vẫn hoạt động rất chính xác.  Ô cửa tròn và đồng hồ trên mặt đứng chính công trình. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sĩ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.

Mặt trước nhà thờ Đức Bà giữa hai tháp chuông, dưới đỉnh mái có một đồng hồ. Chiếc đồng hồ nhìn bề ngoài như một ô cửa sổ, nhưng cất giấu bên trong là một bộ máy đồ sộ. Đồng hồ với trọng lượng hơn một tấn được sản xuất tại Thụy Sỹ năm 1887.

Ô cửa tròn và đồng hồ trên mặt đứng chính công trình. Nhìn trên mặt đứng công trình, mặt của chiếc đồng hồ này như một ô cửa sổ, nhưng bên trong nó là một bộ máy khá đồ sộ, nặng tới hơn 1 tấn. Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sĩ năm 1887, và dù cũ kỹ và thô sơ, nó vẫn hoạt động khá chính xác.

Ảnh minh họa
Theo bước chân khám phá di chuyển vào bên trong nhà thờ, nhà thờ Đức Bà được thắp sáng bằng đèn điện từ khi khánh thành cho tới ngày nay. Ban ngày, với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, những ô cửa kính, ánh sáng tự nhiên khiến cho thánh đường trở nên an nhiên và thánh thiện với ánh sáng nhẹ, êm dịu.  Tòa thánh đường bên trong nhà thờ    Không gian của Nhà thờ Đức Bà thoải mái, rộng rãi từ bên ngoài cho đến khi vào trong thánh đường. Hai tầng tháp chuông được thiết kế tinh xảo, đây là chi tiết chính làm điểm nhấn nổi bật của Nhà thờ Đức Bà, khiến nơi này trở nên lung linh hơn bao giờ hết.

Theo bước chân khám phá di chuyển vào bên trong nhà thờ, nhà thờ Đức Bà được thắp sáng bằng đèn điện từ khi khánh thành cho tới ngày nay. Ban ngày, với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc, những ô cửa kính, ánh sáng tự nhiên khiến cho thánh đường trở nên an nhiên và thánh thiện với ánh sáng nhẹ, êm dịu.

Tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Không gian của Nhà thờ Đức Bà thoải mái, rộng rãi từ bên ngoài cho đến khi vào trong thánh đường. Hai tầng tháp chuông được thiết kế tinh xảo, đây là chi tiết chính làm điểm nhấn nổi bật của Nhà thờ Đức Bà, khiến nơi này trở nên lung linh hơn bao giờ hết.

Bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là tòa thánh đường  được thiết kế đặc biệt với khả năng chịu được gấp 10 lần  toàn bộ kiến trúc của công trình. Nội thất bên trong nhà thờ  được thiết kế gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ, 2 dãy nhà  nguyện. Toàn bộ thánh đường có chiều dài là 93m, chiều  rộng nhất lên tới 35m và chiều cao mái vòm là 21m. Với  diện tích này, nhà thờ Đức Bà bên trong thánh đường có  thể chứa tới 1.200 người.

Bên trong nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là tòa thánh đường được thiết kế đặc biệt với khả năng chịu được gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc của công trình. Nội thất bên trong nhà thờ được thiết kế gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ, 2 dãy nhà nguyện. Toàn bộ thánh đường có chiều dài là 93m, chiều rộng nhất lên tới 35m và chiều cao mái vòm là 21m. Với diện tích này, nhà thờ Đức Bà bên trong thánh đường có thể chứa tới 1.200 người..

Qua hành lang là những nhà nguyện nhỏ với các bàn thờ  nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh bằng  đá trắng, các bàn thờ tại đây đều được khắc tinh tế bằng  vật liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Có 56 ô cửa kính nhiều  màu được ghép lại với nhau tạo thành một hình ảnh ấn  tượng. Tất cả các đường nét, gờ chỉ và hoa văn khu vực  bàn thờ đều mang phong cách Roman và Gothic, vừa tôn  nghiêm vừa trang nhã. Kiến trúc của thánh đường đã tạo  nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho  một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh  sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên  trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Qua hành lang là những nhà nguyện nhỏ với các bàn thờ nhỏ (hơn 20 bàn thờ) cùng các bệ thờ và tượng thánh bằng đá trắng, các bàn thờ tại đây đều được khắc tinh tế bằng vật liệu đá cẩm thạch nguyên khối. Có 56 ô cửa kính nhiều màu được ghép lại với nhau tạo thành một hình ảnh ấn tượng. Tất cả các đường nét, gờ chỉ và hoa văn khu vực bàn thờ đều mang phong cách Roman và Gothic, vừa tôn nghiêm vừa trang nhã. Kiến trúc của thánh đường đã tạo nên một hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời trong nội thất, cho một cảm giác tĩnh lặng, thánh thiện và trang nghiêm. Ánh sáng huyền ảo cũng làm các chi tiết kiến trúc, nội thất bên trong thánh đường nổi bật và đẹp hơn.

Cho đến nay đã qua 140 tuổi, nhưng nhà thờ Đức Bà vẫn  giữ được nét uy nghi, cổ kính là hình ảnh không thể thiếu  khi nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ Đức Bà Sài  Gòn là một tuyệt tác kiến trúc, là công trình đặc sắc tạo  nên nét độc đáo, cuốn hút cho đô thị Sài Gòn. Trải qua bao  năm tháng và biến động, nhà thờ Đức Bà vẫn tồn tại giữa  lòng Sài Gòn, giữ nguyên nét đẹp đậm chất phương Tây.  Nhưng có lẽ là, điểm gây ấn tượng lớn nhất trong lòng du  khách khi tới thăm nhà thờ này lại chính là chiếc đồng hồ  được sản xuất tại Thụy Sĩ năm 1887, cùng theo chân mình  khám phá chiếc cỗ máy thời gian nằm ngay chính trái tim  của Sài Gòn và những trải nghiệm khi tới Nhà thờ trong kỳ  báo tiếp theo nhé.

Cho đến nay đã qua 140 tuổi, nhưng nhà thờ Đức Bà vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính là hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là một tuyệt tác kiến trúc, là công trình đặc sắc tạo nên nét độc đáo, cuốn hút cho đô thị Sài Gòn. Trải qua bao năm tháng và biến động, nhà thờ Đức Bà vẫn tồn tại giữa lòng Sài Gòn, giữ nguyên nét đẹp đậm chất phương Tây. Nhưng có lẽ là, điểm gây ấn tượng lớn nhất trong lòng du khách khi tới thăm nhà thờ này lại chính là chiếc đồng hồ được sản xuất tại Thụy Sĩ năm 1887, cùng theo chân mình khám phá chiếc cỗ máy thời gian nằm ngay chính trái tim của Sài Gòn và những trải nghiệm khi tới Nhà thờ trong kỳ báo tiếp theo nhé.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa