|
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Để án 06) có ý nghĩa quan trọng, tạo đột phá trong thực hiện chuyển đổi số để mang lại nhiều tiện ích, dịch vụ thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Cùng với cả hệ thống chính trị, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam nói chung và BHXH TP. Hồ Chí Minh nói riêng đã nỗ lực, tập trung nguồn lực, quyết liệt triển khai, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
|
Một số kết quả đạt được của BHXH TP. Hồ Chí Minh, cụ thể như sau:
Một là, công tác triển khai thí điểm sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip trong KCB BHYT tại TP. Hồ Chí Minh (đến 07/10/2024) như sau: Đồng bộ CCCD gắn chíp với thẻ BHYT còn hiệu lực để đi khám, chữa bệnh bằng CCCD là 7.642.281 thẻ; số lượng cơ sở KCB đã sử dụng CCCD trong KCB đạt 100% với 188 cơ sở KCB đã ký hợp đồng (với 425 điểm KCB BHYT); số lượt công dân sử dụng CCCD trong KCB là 13.439.390 lượt.
|
Hai là, công tác cập nhật, đồng bộ số ĐDCN/CCCD của người tham gia BHXH với CSDL Quốc gia về Dân cư, với phương châm chủ đạo là: “Dữ liệu dễ đồng bộ trước, dữ liệu khó đồng bộ sau”. Tính đến ngày 01/10/2024, BHXH TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện đồng bộ ĐDCN/CCCD của 7.916.785 trên tổng số 8.173.630 người tham gia, đạt 96,86%. Đây tiền đề quan trọng để chuẩn hóa dữ liệu phục vụ cho việc quản lý, cải cách, liên thông các thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm giấy tờ công dân.
Ba là, triển khai tích hợp, cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia. BHXH TP. Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và xử lý 17.990 hồ sơ Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi trên Cổng DVC Quốc gia. Tiếp nhận và xử lý 23 hồ sơ Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng, Hỗ trợ chi phí mai táng trên Cổng DVC Quốc gia. Thông qua giao dịch trực tuyến, người dân, doanh nghiệp không cần phải trực tiếp đến cơ quan BHXH, nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức đi lại và còn có thể chủ động theo dõi được quá trình, kết quả giải quyết hồ sơ, đảm bảo công khai, minh bạch.
Tại , tiện ích đặt lịch làm việc được triển khai thí điểm từ 07/11/2022, tính đầu năm 2024 đến 20/9/2024, đã nhận 143.309 lượt người đặt lịch. Hồ sơ cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi toàn thành phố: Đã tiếp nhận: 34.868 hồ sơ; Đã xử lý: 34.459 hồ sơ; Xử lý trễ hạn: 0 hồ sơ. Hồ sơ không đủ điều kiện tiếp nhận: 409 hồ sơ.
Cùng với đó, ứng dụng VssID - BHXH số cũng ngày càng nâng cấp, hoàn thiện cho người dân. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 4,6 triệu tài khoản đã đăng ký và sử dụng ứng dụng, qua ứng dụng này, người dùng có thể quản lý, kiểm soát các thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN; thực hiện các DVC về BHXH, BHYT một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại.
Trong thời gian qua, BHXH TP. Hồ Chí Minh đã chủ động, tích cực phối hợp với Công an Thành phố, các Sở ngành trên địa bàn chia sẽ dữ liệu. Phối hợp với Sở Y tế, hỗ trợ các cơ sở KCB để triển khai có hiệu quả việc liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe, giấy chứng sinh, giấy báo tử qua hạ tầng của BHXH Việt Nam. Phối hợp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trong việc triển khai Đề án 06 trên địa bàn thành phố. Việc chuyển đổi số tại BHXH TP. Hồ Chí Minh được thực hiện một cách tập trung, dữ liệu được đồng bộ, thông qua giao dịch trực tuyến, người dân, doanh nghiệp không cần phải trực tiếp đến cơ quan BHXH, nhờ đó tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức đi lại và còn có thể chủ động theo dõi được quá trình, kết quả giải quyết hồ sơ, đảm bảo công khai, minh bạch.
Thực hiện: Trang Anh - Uyển Nhi