Xuất khẩu vào chặng "nước rút"
- Kinh doanh
- 09:14 25/10/2019
Nền kinh tế Việt Nam đang tiến dần đến mục tiêu hoàn thành kế hoạch năm 2019, trong đó, xuất khẩu nổi lên như một điểm sáng. Hiện, cộng đồng doanh nghiệp đang dồn sức, tập trung vào giai đoạn "nước rút" nhằm đạt tổng kim ngạch xuất khẩu cao nhất, đóng góp tối đa vào thành tựu kinh tế cả nước...
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu trong 9 tháng qua đạt hơn 194 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái (mục tiêu cả năm là tăng 7-8%). Đặc biệt, khu vực doanh nghiệp trong nước đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 16,4%, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ tăng 5%, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp trong nước đang vươn lên mạnh mẽ, tận dụng tốt các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do mang lại.

Ông Lê Huy Khôi, Trưởng ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách (Bộ Công Thương) cho rằng, thực tế trên thể hiện kết quả của tái cơ cấu, chuyển biến tích cực và liên tục của cộng đồng doanh nghiệp trong nước, chủ yếu thông qua những khoản đầu tư đúng hướng trong thời gian qua.
Đến nay, đã có 28 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD như dệt may, da giày, điện thoại, đồ gỗ... Xét về thị trường, cũng có 27 thị trường có mức nhập khẩu hàng Việt đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó có những thị trường lớn, nhiều tiềm năng như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Riêng Mỹ vẫn duy trì vị trí là nhà nhập khẩu hàng Việt lớn nhất, với kim ngạch gần 45 tỷ USD.
Do xuất khẩu đạt kết quả tốt, cao hơn so với nhập khẩu, nên đã tạo ra vị thế xuất siêu của Việt Nam. Cụ thể, nền kinh tế đã xuất siêu trên 5,8 tỷ USD giá trị hàng hóa; dự kiến mức xuất siêu cả năm có thể đạt trên 6 tỷ USD. Như vậy, rất có thể năm 2019 sẽ là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam chiếm vị thế xuất siêu.
Nhận xét về diễn biến và kết quả trên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho rằng, đó là thực tế đáng ghi nhận, vì kết quả đạt được trong bối cảnh giao dịch thương mại quốc tế từ đầu năm đến nay vẫn trong tình trạng trầm lắng. Một số đối tác thương mại lớn của ta rơi vào tình thế khó khăn, chưa có dấu hiệu cải thiện.
Dù khả quan, nhưng hoạt động xuất khẩu vẫn bộc lộ một số vấn đề cần sớm khắc phục. Trong đó, hoạt động xuất khẩu nông - thủy sản đang đối diện một số bất lợi, do chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhà nhập khẩu. Chia sẻ về vấn đề này, bà Bùi Thị Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Bắc cho rằng, xuất khẩu gạo gặp khó, nhất là với thị trường Trung Quốc do đối tác siết chặt về kiểm dịch, cũng như yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo, doanh nghiệp không nên giữ tâm lý cho rằng Trung Quốc là thị trường “dễ tính” như trước. Ngược lại, nhà sản xuất nông sản Việt Nam phải nâng cao chất lượng, bảo đảm các quy định về xuất xứ, an toàn thực phẩm, chất lượng, cũng như cạnh tranh được bằng giá bán. Làm tốt các yêu cầu đó, nông sản Việt vẫn tìm được chỗ đứng vững chắc tại thị trường có dư địa nhập khẩu rất lớn này...
Hiện, các doanh nghiệp đang bước vào chặng "nước rút", dồn sức gia tăng xuất khẩu. Ông Đỗ Đức Đôn, Giám đốc sản xuất Công ty cổ phần Hòa Phát cho biết, dù thị trường thế giới ảm đạm, nhưng đơn vị vẫn duy trì tốt hoạt động kinh doanh. Nếu có phương án căn cơ, tận dụng tốt cơ hội, doanh nghiệp có thể tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, kể cả với những thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Nhật Bản...
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, Bộ Công Thương đang triển khai một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu như tăng cường xúc tiến thương mại, kết hợp với các ngành liên quan trong việc cải thiện chất lượng nông - thủy sản xuất khẩu, tìm thị trường mới, tái cơ cấu sản phẩm xuất khẩu... Bộ cũng khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư cho công nghệ mới, tiết giảm chi phí quản lý, thực hành tiết kiệm, chủ động ứng dụng mô hình sản xuất thông minh để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, giảm giá thành hàng xuất khẩu.
Các bộ, ngành khác cũng tập trung đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến năm 2021.
Liên quan đến yêu cầu này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, Bộ đang phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện giải pháp cải thiện chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới; trong đó, phấn đấu đến năm 2021 nâng chỉ số này tăng 10-15 bậc.
Tin liên quan
#doanh nghiệp trong nước

Thêm ‘cửa sáng’ xuất khẩu gạo thương hiệu Việt
Việc xuất khẩu gạo mang thương hiệu Việt với giá trị cao vào những thị trường "khó tính" đang cho thấy thêm nhiều “cửa sáng” từ nỗ lực của một số doanh nghiệp trong nước với sự chuẩn bị bài bản từ trước.

EVFTA và thời cơ "vàng"
Không thể đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) trong nước tận dụng ngay được cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), nhất là khi đang phải hứng chịu những tác động nặng nề của dịch Covid-19. Tuy nhiên, EVFTA sẽ là “liều thuốc” trợ lực để DN “bật dậy” sau khi dịch bệnh được kiểm soát trên toàn cầu.
Đọc thêm Kinh doanh
Làm thế nào để khoai lang Việt… lên ngôi xuất khẩu?
Giá khoai lang Việt xuất khẩu sang Nhật hiện đang ở mức cao hơn khoai lang Indonesia và đặc biệt, cao hơn khoai lang Trung Quốc gấp 3 lần.
SSI: Ngành hàng không dự báo có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021
SSI nhận định, hàng không có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi các vaccine được phê duyệt và thị trường quốc tế sẽ phục hồi thực sự từ năm 2022.
Công bố thu hồi toàn quốc 2 lô mỹ phẩm vi phạm quy định
Hai lô mỹ phẩm gồm Kem thoa mặt IQ và SK8 Nano Whitening Nourishing Body Cleanse đã bị Cục Quản lý Dược đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc.
Lốp xe ô-tô xuất khẩu của Việt Nam không bán phá giá vào Hoa Kỳ
Ngày 30/12/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận điều tra sơ bộ nội dung phá giá trong vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm lốp xe ô tô của Việt Nam và một số nền kinh tế khác.
Delta Airlines công bố mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của hãng
Hơn 12 tỷ USD trong năm 2020 là mức lỗ theo năm lớn nhất trong lịch sử của hãng kể từ những năm 1924 vừa được Delta Airlines công bố.
Giá cả thị trường ngày 16/1
Tỷ giá USD tiếp tục tăng giá nhờ gói đề xuất của Tổng thống đắc cử Joe Biden, thị trường vàng thế giới hụt hơi, trong nước thẳng tiến mốc 57 triệu đồng... là diễn biến của ngày hôm nay 16/1.
Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong việc tăng giá thuê tàu và container
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm theo luật định với trường hợp có các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu, container.
Xử phạt vi phạm hành về chính công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Chính phủ ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Ngành Công Thương nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu hàng dịp tết
Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, xử lý các biến động của thị trường.
Bia SAB Việt Nam... bị thâu tóm
Việc sáp nhập sẽ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2021 và Bia SAB Việt Nam sẽ không còn tồn tại.