Vietnam Airlines chính thức khai thác đường bay thẳng thương mại thường lệ Việt - Mỹ từ 28/11

17:03 16/11/2021

Chiều 16/11, Vietnam Airlines (VNE) cho biết đã chính thức nhận chứng chỉ cấp phép khai thác thường lệ các chuyến bay thẳng thương mại không điểm dừng giữa Việt Nam và Mỹ. Với sự kiện này, VNE đã trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam được cấp phép bay thẳng thường lệ đến Mỹ.

Vietnam Airlines đã xây dựng đề án khai khác đường bay thường lệ Việt - Mỹ từ 2005. Tuy nhiên, việc mở được đường bay này không hề đơn giản bởi vì Mỹ là thị trường lớn, tiềm năng nhưng cũng cạnh tranh bậc nhất thế giới. Ngoài đường bay nối TP Hồ Chí Minh với San Francisco tần suất 2 chuyến/ tuần từ 28/11 tới thì từ Hà Nội bay tới Mỹ cũng sẽ được triển khai.

Vietnam Airlines đang nghiên cứu các điểm đến khác tại Mỹ, sau điểm đến San Francisco có khả năng sẽ là các chuyến bay đến Los Angeles trong thời gian gần nhất. Dự kiến thời gian bay từ TP Hồ Chí Minh đến San Francisco kéo dài 13 tiếng 50 phút. Chuyến bay chiều về xuất phát từ San Francisco vào đêm 29/11 (giờ địa phương) và hạ cánh tại TP Hồ Chí Minh vào sáng 01/12. Các chuyến bay sẽ được khai thác bằng tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner.

Vietnam Airlines cho biết đã chính thức nhận chứng chỉ cấp phép khai thác thường lệ các chuyến bay thẳng thương mại không điểm dừng giữa Việt Nam và Mỹ
VNE chính thức nhận chứng chỉ cấp phép khai thác thường lệ các chuyến bay thẳng thương mại Việt Nam - Mỹ.

Ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, cho biết, các chuyến bay thường lệ được Vietnam Airlines khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần (từ TP.HCM đi vào thứ 4 và thứ 7 hàng tuần). Khi dịch được kiểm soát có thể tăng tần suất lên mỗi ngày 1 chuyến.

Theo đại diện hãng, chuyến bay chiều về xuất phát từ San Francisco vào đêm 29-11 (giờ địa phương) và hạ cánh tại TP.HCM vào sáng 1-12, với thời gian bay khoảng 16 tiếng 40 phút. Các chuyến bay sẽ được khai thác bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner. Vietnam Airlines xác định giai đoạn đầu phải bù lỗ, nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 việc đưa hai máy bay thân rộng của hãng vào hoạt động vẫn tốt hơn là “đắp chiếu”. 

“Suốt 20 năm qua, tổng số lượng tài liệu chúng tôi phải chuẩn bị để được cấp chức nhận hôm nay lên tới hàng trăm kilôgam. Thị trường hàng không Mỹ rất lớn, nhiều tiềm năng, nhưng cũng cạnh tranh bậc nhất thế giới, hiện có 20 hãng hàng không đang khai thác các đường bay nối chuyến giữa Việt Nam và Mỹ. VNE cũng phải cân nhắc rất nhiều về hiệu quả kinh tế của đường bay thẳng, tìm giải pháp để cân đối giữa chở khách và hàng, cũng như giải pháp về sử dụng máy bay cho phù hợp. Với kết quả hôm nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tới thời điểm này được cấp phép bay thẳng thường lệ trên đường bay Việt - Mỹ. Chúng tôi hy vọng có thể góp phần thúc đẩy kinh tế, đầu tư và du lịch giữa 2 nước”- ông Hà, thông tin.

Trước khi được cấp phép bay thường lệ đường bay Việt - Mỹ, năm 2020 và 2021, Vietnam Airlines được cấp phép thực hiện mỗi năm 12 chuyến bay thuê chuyến cho đường bay này.

Sau đó Bamboo Airways là hãng thứ 2 của Việt Nam được nhà chức trách Hoa Kỳ cấp phép thực hiện 12 chuyến bay thuê chuyến trong năm nay. Theo tính toán trước đây, Vietnam Airlines cần khoảng 5-10 năm mới có thể hòa vốn đường bay Việt - Mỹ, trong 5 năm đầu khai thác đường bay này sẽ lỗ khoảng 30 triệu USD/năm.

Kế hoạch mở đường bay thẳng Việt - Mỹ được VNE triển khai từ năm 2000. Để đạt chứng nhận khai thác thường lệ đường bay tới Mỹ, hãng bay này phải làm việc với chín cơ quan của Mỹ, với nhiều thủ tục khắt khe…

Theo quy định của Luật Hàng không Dân dụng Liên bang Mỹ, để có thể khai thác các chuyến bay thương mại thường lệ tới Mỹ, hãng hàng không nước ngoài cần hoàn thiện các thủ tục rất phức tạp. Trong đó, hãng phải xin cấp phép tại ít nhất 9 cơ quan có thẩm quyền bao gồm: cơ quan đăng ký kinh doanh tại bang dự kiến khai thác, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (DOT), Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA), Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới (CBP), Cơ quan Quản lý thuế và thu nhập nội địa (IRS), Bộ Nông nghiệp và Dịch vụ kiểm tra sức khỏe động vật và thực vật Mỹ (APHIS) và các cơ quan kiểm dịch liên bang, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NTBS) và nhà chức trách sân bay dự kiến khai thác. Trong số này, việc phê chuẩn và cấp phép của FAA và TSA được coi là 2 thử thách đặc biệt quan trọng bởi thủ tục ở 2 khâu này vô cùng khắt khe và phức tạp. 

Cho đến nay, tại Việt Nam, chỉ duy nhất VNA được TSA và FAA xác nhận đủ điều kiện và cấp phép khai thác thường lệ đến Mỹ. Giấy phép này có hiệu lực không giới hạn về thời gian và cho phép VNA chủ động xây dựng tần suất khai thác theo nhu cầu.

Phạm.Giang