Việt Nam là thị trường có tiềm năng lớn về ứng dụng điện toán đám mây

00:00 12/10/2020

Sau Indonesia thì Việt Nam là thị trường có tiềm năng ứng dụng điện toán đám mây cao nhất tại khu vực ASEAN. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như ứng công nghệ nhanh trong những năm vừa qua, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực này.

Theo ông Shaun Ray, Phụ trách quan hệ nhà phát triển ứng dụng của Amazon Web Service (AWS), trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, khi AWS đưa ra những chương trình đào tạo cấp chứng chỉ, chỉ trong vòng sáu tháng đầu tiên đã có 200 chuyên gia công nghệ thông tin Việt Nam đạt chứng chỉ về điện toán đám mây. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có bề dày kinh nghiệm trong việc sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin từ những nhà cung cấp giải pháp lớn trên thế giới trước đây, do vậy, khi ứng dụng điện toán đám mây với công nghệ như Big data hoặc công nghệ machine learning hay AI - trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể tiếp cận và sử dụng những hệ thống này trên nền tảng điện toán đám mây một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Là một đơn vị cung cấp điện toán đám mây được đánh giá có kinh nghiệm nhất trên thị trường điện toán đám mây trên thế giới hiện giờ, AWS cung cấp dịch vụ đảm bảo tính an ninh bảo mật, độ sẵn, có bề dày kinh nghiệm của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Các dịch vụ điện toán đám mây của  AWS cung cấp tin cậy, có mức độ an ninh bảo mật cao, có độ sẵn sàng cao. Đây là lý do khách hàng nên sử dụng AWS thay vì các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây khác. Được biết, hiện Amazon Web Services là công ty có doanh thu hàng năm đạt 27 tỉ đô-la Mỹ. Chỉ riêng quý 3 năm 2018, Amazon Web Services tăng trưởng 46% so với cùng kỳ năm 2017 với doanh thu 6.68 tỉ đô-la Mỹ. Thị phần hiện tại của AWS là 51.8%.

AWS có nhiều dịch vụ đám mây mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng, như AWS App Mesh giúp dễ dàng giám sát và kiểm soát kiến trúc nhiều dịch vụ nhỏ chạy trên nền tảng AWS, giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện và bảo độ sẵn sàng cao cho các ứng dụng. Còn AWS Cloud Map là một dịch vụ giúp xác định dễ dàng tất cả các tài nguyên đám mây; AWS Lake Formation giúp khách hàng dễ dàng xây dựng hồ dữ liệu bảo mật trong vài ngày, thay vì vài tháng như trước đây.

Ông Shaun Ray, Phụ trách quan hệ nhà phát triển ứng dụng của Amazon Web Service (AWS) chia sẻ thông tin.

Bên cạnh đó, AWS cũng đang cung cấp 13 dịch vụ và tính năng máy học mới, cho phép các nhà phát triển có thế xây dựng, đào tạo và triển khai các mô hình máy học một cách dễ dàng. Kho ứng dụng AWS Marketplace về máy học bao gồm hơn 150 thuật toán và mô hình với số lượng này tăng lên hàng ngày. Các dịch vụ AI mới cho phép các nhà phát triển đưa trí tuệ nhân tạo vào các ứng dụng của họ mà không cần phải có bất cứ kỉnh nghiệm máy học nào, bao gồm: Amazon Personalize, Amazon Forecast - tạo ra những dự báo chuỗi thời gian chính xác; Amazon Textract - sử dụng máy học đế nhận dạng mọi loại tài liệu và trích xuất text và dữ liệu một cách chính xác mà không cần phải kiếm tra thủ công hoặc viết code riêng…

Tại thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp như VietJet Air, Masan, Tiki, Điện Quang, Momo… đã ứng dụng công nghệ của Amazon Web Services để duy trì tính liên tục của dịch vụ, đảm bảo an toàn bảo mật và nâng cao năng lực cạnh tranh. Là nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam về thiết bị điện và chiếu sáng, Điện Quang đã đặt dịch vụ DQHome trên nền tảng đám mây AWS Cloud và tận dụng hạ tầng mở rộng liên tục, dễ dàng mở rộng cùng các dịch vụ đầu ngành của AWS, tích hợp các công nghệ tiên tiến của AWS như Amazon Polly, Amazon Machine Learning và Amazon Artificial Intelligence (AI) vào ứng dụng thoại và nhận dạng hình ảnh cho dịch vụ DQHome và nền tảng HomeCare Platform, cùng một nền tảng điện tử trực tuyến khác. Được ứng dụng cho các giải pháp và sản phẩm IoT, các dịch vụ AWS Cloud giúp Điện Quang tăng cường kiến trúc, bảo mật và tính khả mở của dịch vụ DQHome cùng các nền tảng khác.

Momo, một startup Việt Nam về thanh toán di động cũng đã sử dụng các dịch vụ của AWS để tiến hành phân tích dữ liệu quy mô lớn từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Momo cung cấp hơn 100 dịch vụ, phục vụ khoảng 1 triệu khách hàng thường xuyên tại 4.000 điểm bán hàng. Momo đã tổng hợp dữ liệu của họ chuyển lên dịch vụ lưu trữ AWS S3, và đã xây dựng thành công mô hình máy học đầu tiên của họ trên nền dịch vụ Amazon EC2. Với Amazon Athena, chuyên gia phân tích của Momo có thể trực tiếp truy vấn tệp tin nhật ký S3 mà không phải chờ đợi một quy trình ETL phức tạp, giúp tăng tốc thời gian phân tích dữ liệu lên gấp 5 lần, giúp hiểu rõ dữ liệu nhanh hơn và đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả hơn.

Phạm Lê