Chủ nhật 24/11/2024 04:03
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Vì sao Bộ GD&ĐT chưa công khai danh tính

01/04/2021 15:50
Theo trung tâm công nhận văn bằng thuộc Cục quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục&Đào tạo), thì qua kiểm tra, đã phát hiện hàng chục ngàn văn bằng có yếu tố nước ngoài bị cơ quan này từ chối công nhận tại Việt Nam.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Trong số những văn bằng không được công nhận đó, có văn bằng có được khiến người ta phải cười ra nước mắt. Đó là trường hợp một ông làm tiến sỹ ở trường đại học Asia E (AeU, Malaysia). Theo hồ sơ, thì ngài quan chức này đã học chương trình tiến sỹ giáo dục học, ngành giảng dạy tiếng Anh trong thời gian 4 năm, từ năm 2011 đến năm 2015. Nhưng theo thông tin trên hộ chiếu, thì ngài tiến sỹ không học trực tiếp (lời lãnh đạo trung tâm công nhận văn bằng) mà trong 4 năm đó, ngài chỉ sang Malaysia 4 lần, mỗi lần 2 ngày kể cả thời gian đi về, tổng cộng 8 ngày tất cả.

Không học trực tiếp nghĩa là có thể thuê người học thay hoặc mua bằng, tức cái bằng đó là bằng rởm. Con số hàng chục ngàn tấm bằng rởm đó, mà toàn là bằng cấp cao, nói lên điều gì? Thứ nhất, là số người dùng bằng rởm đó là đang dùng với mục đích tiến thân, leo cao, bởi người dân chẳng ai dùng bằng rởm làm gì. Thứ hai, con số đó cũng góp phần trả lời câu hỏi: Vì sao nước ta lại có số người có bằng tiến sỹ tham gia công tác quản lý nhà nước nhiều đến thế?

Cho đến nay, mới chỉ có 3 người dùng bằng tiến sỹ rởm được công khai danh tính. Thứ nhất là ông Nguyễn Xuân Anh, nguyên Bí thư thành ủy thành phố Đà Nẵng; thứ hai là ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư thường trực tỉnh ủy, trưởng đoàn đại biểu quốc hội (khóa XIV) tỉnh Bình Định. Và thứ ba là ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở văn hóa-thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ. Ông này còn nổi tiếng với cái tên “ngài tiến sỹ 17000 USD”, bởi ông đã lấy 17000 USD ngân sách sang nước ngoài mấy ngày để rước về một tấm bằng tiến sỹ rởm của một trường đại học rởm.

Qua 3 vụ chủ bằng rởm bị công khai danh tính ở trên, có thể thấy những người mua bằng rởm toàn là những người ít nhất thuộc diện Ban bí thư hoặc Ban thường vụ cấp tỉnh quản lý. Và việc mua bằng rởm đang trở thành một “phong trào” khá rầm rộ. Bằng chứng là mới đây nhất, qua kiểm tra bằng cấp của 10 cán bộ chủ chốt cấp xã thuộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), thì phát hiện tới 9 người dùng bằng giả (?).

Một vấn đề nữa cũng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận, là vì sao hàng chục ngàn tấm bằng rởm như thế, mà chủ nhân của chúng chưa bị Bộ GD&ĐT công khai danh tính? không công khai, thì rất nhiều cơ quan nhà nước vẫn sử dụng những người dùng bằng giả đó với tư cách tiến sỹ, thạc sỹ…chừng nào danh tính chủ nhân của hàng chục ngàn tấm bằng giả đó còn bị vùi trong bóng tối, thì là nỗi lo ngại cho người dân và doanh nghiệp bởi họ không đủ đức và đủ tài ngồi vào những vị trí điều hành đất nước.

Bút Thép

Tin bài khác
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

TS. Cấn Văn Lực: Cần phối hợp chặt chẽ để phát triển nhà ở xã hội

Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, để giấc mơ phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội thành hiện thực, cần sự phối hợp chặt chẽ của bốn nhà...
Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Ông Trump trở lại Nhà Trắng: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến thắng của ông Trump và chính sách đối ngoại cứng rắn có thể thay đổi lớn chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam sẽ tận dụng lợi thế gì trong bối cảnh mới này?
Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức bảo hộ thương mại của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, các biện pháp bảo hộ sẽ được thiết lập mạnh mẽ hơn, đi kèm với sự gia tăng của các vụ kiện phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ hàng sản xuất nội địa của Mỹ.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với báo chí những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL.
Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch EuroCham: Cần gỡ khó cho điện gió ngoài khơi tại Việt Nam

Ông Jaspaert - Chủ tịch EuroCham chỉ ra, để hoàn thành một trang trại điện gió ngoài khơi cần ít nhất ba năm xây dựng và đưa vào vận hành.
Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Giảm phát thải khí nhà kính và thị trường carbon thực hiện cam kết tại COP 26

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và phát triển thị trường các-bon, thực hiện cam kết tại COP 26. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và giải pháp đồng bộ từ các cấp, ngành và cộng đồng.
TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản TP.HCM đang Phục hồi tích cực

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, sau khi Quốc hội thông qua ba luật quan trọng về Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản, thị trường bất động sản TP.HCM đã ghi nhận sự hồi phục tích cực.
PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

PGS. TS. Trần Kim Chung: Luật Đất đai 1987 là nền móng của thị trường bất động sản

Theo PGS. TS. Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Luật Đất đai 1987 đã tạo nền móng cho sự phát triển của thị trường bất động sản.
TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme: Thuế suất ưu đãi 15-17% chưa thực sự hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch Vinasme cho rằng đề xuất áp thuế suất 15% cho doanh nghiệp siêu nhỏ và 17% cho doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự hấp dẫn.
Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Thuế bất động sản: Giải pháp kiểm soát giá nhà tại Việt Nam

Bộ Xây dựng đang xem xét chính sách thuế đối với những cá nhân sở hữu nhiều bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ. Chuyên gia Savills nhận định rằng thuế là công cụ hiệu quả để bình ổn giá nhà và quản lý tài nguyên.
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.