Thời kì mới của đồng Euro và cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm

23:55 03/04/2022

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra chính sách lãi suất âm (NIRP) vào tháng 6 năm 2014 khi lần đầu tiên quyết định cắt giảm lãi suất cơ sở xuống dưới 0%, ở mức -0,1%. Kể từ đó, ECB đã cắt giảm lãi suất cơ sở thêm bốn lần, mỗi lần 10 điểm cơ bản, xuống mức -0,5% vào tháng 9 năm 2019 và duy trì cho đến hiện tại, tuy nhiên chính sách lãi suất cơ sở âm có thể sẽ sớm thay đổi.

 

Ảnh minh họa: Olek Elkov
Ảnh minh họa: Olek Elkov.

Khi lãi suất cơ sở khu vực đồng euro chuyển sang âm vào năm 2014, các chuyên gia thu nhập cố định đã phải giải thích cho các nhà đầu tư trái phiếu đang bối rối về việc họ có thể bị tính phí khi cho các chính phủ vay tiền và những nhà đầu tư vay tiền từ ngân hàng có thể được trả thêm lãi …

Khi các ngân hàng trung ương tìm cách trợ giúp các nền kinh tế vượt qua các cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ suy thoái kinh tế 2008, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra chính sách lãi suất âm (NIRP) vào tháng 6 năm 2014 khi lần đầu tiên quyết định cắt giảm lãi suất cơ sở xuống dưới 0%, ở mức -0,1%. Kể từ đó, ECB đã cắt giảm lãi suất cơ sở thêm bốn lần, mỗi lần 10 điểm cơ bản, xuống mức -0,5% vào tháng 9 năm 2019 và duy trì cho đến hiện tại. Bằng cách khiến việc tích trữ tiền mặt trở nên tốn kém hơn là việc xoay chuyển dòng tiền, các nhà đầu tư sớm thấy mình rơi vào hoàn cảnh phải trả tiền cho nhiều quốc gia và công ty để lấy tiền của chính họ.

Những người tiết kiệm phàn nàn rằng việc tính phí tiền gửi đã cướp đi tài sản của họ, nhưng vào cuối năm 2020, 75% nợ có chủ quyền của khu vực đồng euro trên nền tảng của Tradeweb - khoảng 6,7 nghìn tỷ euro (7,45 nghìn tỷ USD) – vẫn mang lại lợi suất âm. Gần một thập kỷ sau, một thời kì mới của đồng Euro lại đến, khi lãi suất cơ sở đang có lộ trình tăng trở lại trên 0%. Giờ đây, các nhà đầu tư trẻ hơn sẽ phải làm quen lại với một môi trường lãi suất khác.Hampden-Turner, một chuyên gia tại FTSE Russell nói: “Trước đây, chúng tôi còn phải cho mọi người quen với nó, và bây giờ chúng ta lại sắp có cả một thế hệ nhà đầu tư trẻ chưa từng biết gì ngoài lợi suất âm. Mọi thứ đột ngột thay đổi."

Mức lợi nhuận hấp dẫn hơn có thể đưa các nhà đầu tư trở lại khu vực và thúc đẩy đồng euro, đồng thời giảm bớt căng thẳng đối với các ngân hàng và quỹ hưu trí. Phe bây giờ có khả năng cao chịu thiệt hại bao gồm các trái phiếu doanh nghiệp mới nổi và rủi ro hơn đã bị nắm giữ trong một cuộc săn tìm lợi nhuận.

Thị trường tiền tệ hiện đang phản ứng với động thái của Ngân hàng trung ương châu Âu ​(ECB) khi ngân hàng này đưa ra lộ trình đưa lãi suất cơ sở trở lại mức dương vào cuối năm 2022 khi thắt chặt chính sách tiền tệ để giải quyết lạm phát tăng cao kỉ lục ở khu vực này sau khi chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Ít hơn một phần ba nợ của khu vực đồng euro trên nền tảng của Tradeweb hiện mang lợi suất âm, trong khi Deutsche Bank ước tính tổng số nợ toàn cầu đã giảm xuống dưới 3 nghìn tỷ đô la lần đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2015, từ mức cao nhất năm 2020 là hơn 18 nghìn tỷ đô la.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Đức-nền kinh tế dẫn đầu khối Euro tăng trên 0% vào tháng 1 lần đầu tiên kể từ năm 2019 và hiện ở mức 0,56%. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm của nước này lần đầu tiên vượt 0% tính kể từ năm 2014 trong tuần này, đạt đỉnh 0,068% dù chỉ duy trì trong hai ngày, thứ Sáu 1/4 đã đóng cửa ở mức -0,059%, vẫn là mức cao nhất kể từ 2014 và đã tăng liên tục kể từ đầu tháng 3/2022.

Do dư nợ tăng quá lớn và bong bóng thị trường chứng khoán và bất động sản từ 2008 vàáuy thoái kinh tế sau đó, ECB đã đưa ra chính sách lãi suất âm chưa có tiền lệ. Lãi suất âm đã gây thiệt hại mạnh đối với các quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm, vốn sử dụng lợi tức trái phiếu trước đó để định giá các khoản nợ trong tương lai. Các quỹ này giờ đây không thể kiếm tiền từ việc nắm giữ các trái phiếu chính phủ và buộc phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Trong một báo cáo của IMF năm 2019 cho thấy các kế hoạch lương hưu lớn đã tăng gấp đôi phân bổ cho các tài sản thay thế và kém thanh khoản kể từ năm 2007.

Đối với các ngân hàng, lãi suất cơ sở âm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận do làm xói mòn biên lãi ròng cho vay. Nhóm cổ phiếu ngân hàng khu vực đồng Euro đã giảm khoảng 40% kể từ năm 2014 (.SX7E), tương tự nhóm cổ phiếu ngân hàng Nhật Bản giảm 10% kể từ khi lãi suất ở đó giảm xuống dưới 0% vào năm 2016 (.IBNKS.T).

Khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn vượt qua 0% trong tuần này, cổ phiếu ngân hàng khu vực đồng euro đã tăng gần 4%. Theo ước tính của Secker, mỗi đợt tăng lãi suất của ECB có thể thêm 10% vào thu nhập trên mỗi cổ phiếu của những người cho vay – và thậm chí 20% lợi nhuận ở Nam Âu.

Ngoài ngành ngân hàng ở châu Âu có thể hưởng lợi, các công ty bảo hiểm cũng đứng trước cơ hội trở mình lớn. Viktor Hjort, người đứng đầu chiến lược tín dụng toàn cầu tại BNP Paribas, ước tính các công ty bảo hiểm sở hữu 30% trái phiếu doanh nghiệp châu Âu vào năm 2016 nhưng hiện chỉ còn 22%, do ECB lấn át sẽ sớm lại trở thành những người nắm giữ trái phiếu châu Âu lớn do lợi thế về vốn. Helene Jolly, người đứng đầu tổ chức nợ doanh nghiệp cấp đầu tư EMEA tại Deutsche Bank cho biết: “Nếu bạn là một quỹ bảo hiểm, thì cơ hội đầu tư cho bạn sẽ mở rộng đáng kể. Các nhà đầu tư đang quay trở lại với các khoản nợ chất lượng cao hơn”.

Tuy nhiên với căng thẳng chính trị Nga-Ukraine như hiện tại, và với dự định lãi suất cơ sở tăng từ -0,5% lên mức 1% vào 2023-2024, việc ECB có thể điều chỉnh lại lạm phát về mức mục tiêu 2% khi lạm phát tháng 2/2022 ở mức tăng cao kỷ lục 5,8%, còn là con đường dài phía trước.

Nguyễn Dũng