“Thanh trừng” toàn diện ngành Internet, liệu các gã khổng lồ Trung Quốc có thể chống đỡ?

10:55 04/09/2021

Bước vào thế kỷ 21, ngành công nghiệp Internet Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đặc biệt là các công ty lớn trong nước như Tencent, Alibaba,... trở thành những người được hưởng lợi lớn nhất. Tuy nhiên, xét tình hình trong những năm gần đây, thị trường Internet nói chung cho thấy một trạng thái không lành mạnh, những phi vụ độc quyền thường xuyên xảy ra và trở nên phổ biến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Do đó, chính quyền đất nước đã giáng những đòn nặng ề nhằm “thanh trừng” toàn diện ngành Internet, liệu những gã khổng lồ này có còn đủ sức gánh vác? Nói cách khác, những lần chỉ mặt điểm tên cùng thay đổi quy tắc chính thức trong nước sẽ mang lại tác động gì?

Tấn công mạnh mẽ vào ngành công nghiệp Internet

Không giống như các ngành công nghiệp truyền thống khác, Internet không thể nhìn thấy cũng không thể sờ thấy, nhưng có thể tạo ra một thị trường rộng lớn. Công ty Internet trong nước sớm nhất là Alibaba do Jack Ma thành lập. Ngày ấy, Jack Ma vẫn là giáo viên dạy tiếng Anh, tình cờ ra nước ngoài tiếp xúc với Internet mới nổi, sau này lãnh đạo "Mười tám vị La Hán" và thành lập Alibaba ở Hàng Châu. Sau quãng thời gian không ngừng tìm tòi và làm việc, Alibaba đã trở thành gã khổng lồ Internet hàng đầu ở Trung Quốc trong vòng chưa đầy 20 năm và Taobao, dưới trướng Alibaba, là nền tảng thương mại điện tử lớn nhất đất nước. Thành công đã đưa Jack Ma lên hàng ngũ tỷ phú thế giới, là nguồn cảm hứng bất tận của vô vàn người trẻ trong và ngoài nước.

Có thể nói Jack Ma và Alibaba là những hình mẫu doanh nhân thành công nhất Trung Quốc thời bấy giờ, nhưng thần tượng cũng mắc sai lầm, tháng 11 năm ngoái, một sự cố vạ miêng khiến Jack Ma và cả tập đoàn chao đảo, đánh dấu khởi đầu chuỗi “thanh trừng” của chính quyền.

Ant Group là một ngành công nghiệp “át chủ bài” khác của Jack Ma sau Alibaba. Nếu thành công niêm yết, khối tài sản của Jack Ma có khả năng sánh ngang với Bezos, người đàn ông giàu nhất thế giới. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là đợt niêm yết đầu tiên của Ant Group đã phải tạm dừng do đòn bẩy tài chính nội bộ quá cao và tiềm ẩn những rủi ro khó lường. Sự việc khiến mọi người hiểu rằng Jack Ma dù sao vẫn là một công dân và không thể thoát khỏi “gông cùm” của quyền lợi và quyền lực đất nước. Từ đây, ấn tượng của người dân Trung Quốc về Jack Ma ngày càng xấu đi, từ “Papa Ma” thành “kẻ độc tài”, “hút máu”. Hơn nữa, tờ Nhật báo Nhân dân cũng tuyên bố chưa bao giờ đất nước công nhận thời đại riêng của Jack Ma, có chăng chỉ là Jack Ma trong thời đại này và Alibaba nên nhận ra vị trí của mình. Kể từ đó, ngành công nghiệp Internet đối mặt với làn sóng thay đổi và Alibaba là kẻ chịu trận đầu tiên.

Ngoài sự kiện Ant Group, trong những năm gần đây, Alibaba và Jack Ma đã phơi bày nhiều vấn đề khác nhau như hỗn loạn mua bán nhóm cộng đồng, “chọn một trong hai” và bê bối lãnh đạo, nhân viên. Tất cả đều phản ánh một thực tế không thể phủ nhận là trong Alibaba còn rất nhiều tình huống bất hợp lý, cần phải chấn chỉnh. Mặt khác, Alibaba, với tư cách là một trong những người khổng lồ Internet lớn nhất ở Trung Quốc, không thể tránh khỏi sự hỗn loạn trong ngành, nhiều công ty khác cũng phải gặp vấn đề tương tự, bao gồm Tencent, Meituan và Pinduoduo.

Nhiều quy định mới được ban hành ở Trung Quốc, chẳng hạn như yêu cầu Meituan đảm nhận an sinh xã hội cho 4,7 triệu người dùng, Tencent từ bỏ bản quyền âm nhạc độc quyền. Đồng thời, nước này cũng đã mở một cuộc điều tra toàn diện đối với các công ty như Didi và Meituan, nhằm bảo vệ an toàn thông tin của người dùng và hình thành các tiêu chuẩn nhất định cho ngành công nghiệp Internet. Không khó để phát hiện ra những vấn đề thường xuyên xảy ra trên thị trường Internet đã thu hút sự chú ý trong nước và hiện đang được chấn chỉnh mạnh mẽ. Dưới đòn giáng nặng nề trong nước, liệu những gã khổng lồ như Ali và Tencent có còn gánh nổi?

Liệu những gã khổng lồ Internet vẫn có thể tồn tại?

Câu hỏi hiện chỉ có một câu trả lời duy nhất: dựa vào thị trường Internet kiếm ăn sẽ phải tuân thủ các quy tắc tương ứng. Ví dụ, mặc dù không muốn nhưng Didi phải chấp nhận bị xóa sổ 25 ứng dụng và chịu sự xem xét chung của cơ quan nhà nước. Mặt khác, chính quyền cho rằng những hình phạt đối với Alibaba đều vì lợi ích của toàn bộ ngành Internet.

Là đối thủ cũ của Alibaba, Tencent không nằm ngoài vòng kiểm soát, thương vụ sát nhập Douyu và Huya bị đình chỉ, bản quyền âm nhạc độc quyền cũng được yêu cầu loại bỏ, đây đều là những nỗ lực chống độc quyền. Cần phải biết rằng khi một công ty đủ lớn sẽ mang đến vô số rủi ro, quốc gia phải đề phòng và hướng toàn bộ ngành Internet phát triển theo hướng lành mạnh hơn. Nói một cách dễ hiểu, những gã khổng lồ Internet hiện chỉ có thể lựa chọn chấp nhận “thanh trừng” trong nước và không có cách nào thay đổi bất cứ điều gì. Mỗi ngành đều có quy luật phát triển riêng, trong hơn hai thập kỷ qua, Internet đã phát huy tiềm năng vô tận nhưng nếu không có các quy định chấn chỉnh, cuối cùng có thể dẫn đến một số tác động xấu.

TL