Thách thức thoái vốn Nhà nước khỏi “cỗ máy” PVTEX

00:00 12/10/2020

Kỳ vọng thoái vốn Nhà nước khỏi PVTEX dẫu là mong muốn cháy bỏng của ngành Công Thương, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

           Kỳ vọng thoái vốn Nhà nước khỏi dự án có quy mô trên 7.000 tỷ đồng vừa mới khởi động trở lại sau gần           3 năm dừng hoạt động dẫu là mong muốn cháy bỏng của ngành Công thương, nhưng cũng sẽ phải đối  mặt với nhiều thách thức.

Tại phiên giải trình trước Quốc hội tuần qua, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cũng cho hay, sau hơn 1 tháng đưa Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ của Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) vận hành trở lại, PVTEX đã ký hợp đồng để bao tiêu sản phẩm của Nhà máy với các đối tác trong và ngoài nước. Một phần dây chuyền sản xuất vừa được vận hành trở lại đang trong quá trình vận hành theo đúng kế hoạch và PVTEX dự kiến đưa vào hoạt động toàn bộ các dây chuyền sản xuất còn lại trong cuối năm 2018.

Kỳ vọng thoái vốn Nhà nước khỏi dự án có quy mô trên 7.000 tỷ đồng vừa mới khởi động trở lại sau gần 3 năm dừng hoạt động dẫu là mong muốn cháy bỏng của ngành công thương, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

“Chúng ta hoàn toàn có thể tính đến phương án thoái vốn và đưa dự án ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ khi được tái cơ cấu đúng hướng và có sự vào cuộc đồng bộ, hết mình từ các bên liên quan”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết khi lấy dẫn chứng một dự án “anh em” thua lỗ khác là Gang thép Thái Nguyên đang thực hiện đúng lộ trình và đã thoái được 1.000 tỷ đồng vốn nhà nước của Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Số liệu của PVN cho thấy, trong năm 2017, PVTEX đã lỗ thêm 584 tỷ đồng, nâng tổng số lỗ lũy kế tới cuối năm 2017 lên con số 3.830 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 1.578 tỷ đồng, nợ phải thu 56,6 tỷ đồng, trong khi tổng nợ phải trả là 7.302 tỷ đồng. Với hiện trạng hết sức khó khăn của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ trước thời điểm đưa vào vận hành trở lại một phần phân xưởng sợi, mục tiêu hiện nay là làm sao để Nhà máy vận hành ổn định và tiêu thụ sản phẩm tốt.

Để khởi động lại Nhà máy ở quy mô hiện tại, tổng số tiền hỗ trợ tối thiểu là gần 41,98 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 8 tỷ đồng là chi tạm ứng hỗ trợ bổ sung lưu động từ nguồn quỹ tương trợ dầu khí để sản xuất - kinh doanh sợi DTY và POY.

Số tiền 33,98 tỷ đồng còn lại là khoản chi có hoàn trả nhằm đáp ứng nhu cầu kinh phí tối thiểu thực hiện kế hoạch khởi động lại Nhà máy. Số tiền này sẽ được chi vào việc trả nợ cho Khu công nghiệp Đình Vũ, theo phán quyết của tòa án và một nhà cung cấp khác, nhằm đáp ứng yêu cầu về điện, nước… cho Nhà máy vận hành (khoảng 22,98 tỷ đồng) và chi phí tối thiểu duy trì hoạt động của Nhà máy trong khoảng thời gian 3 tháng (11 tỷ đồng).                                                               Nguyễn Việt