Tại sao Trung Quốc không chạy đua hạ lãi suất đồng nội tệ?

00:00 12/10/2020

Chính sách tiền tệ lỏng lẻo có thể tạo ra lạm phát cao, lạm phát tại Trung Quốc vốn đã đang tăng nhanh khi giá thịt lợn tăng quá sốc.

Tại sao Trung Quốc không chạy đua hạ lãi suất đồng nội tệ?

Ảnh: GettyImages

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang lựa chọn không tiếp bước các Ngân hàng Trung ương khác trên thế giới hạ lãi suất cơ bản đồng nội tệ trong bối cảnh kinh tế nội địa có nhiều thách thức.

Theo CNBC, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc chịu trách nhiệm quản lý một nền kinh tế mà về mặt cấu trúc khác nhiều so với nhiều nền kinh tế các khu vực khác, ví như Nhật hay Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên họ cũng đối diện với nhiều hoài nghi về việc chính sách tiền tệ mà họ đang thực hiện hiệu quả đến đâu. Trong ngày thứ Hai, họ đã thể hiện quan điểm trung lập.

Chuyên gia phân tích cao cấp của bộ phận thu nhập cố định thuộc quỹ Nanhua Futures, ông Xu Chenxi, nhận xét: “Ngân hàng Trung ương sẽ không muốn người dân tin vào kỳ vọng lạm phát tăng cao, chính vì vậy sẽ không hạ lãi suất chính sách. Chính sách được nhắm đến để tạo ra những tác động trực tiếp đến nền kinh tế thực. Nếu nền kinh tế thực có thể huy động được nguồn vốn hiệu quả hơn trước đây, lãi suất cấp vốn giảm, chính vì vậy chính sách tiền tệ cũng không cần đến việc hạ lãi suất”.

Trong ngày thứ Hai, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đặt lãi suất cho vay chủ chốt tương đương mức của tháng 10 và tháng 9/2019, cụ thể 4,2% với thời hạn 1 năm và 4,85% với thời hạn 5 năm. Mức lãi suất này được biết đến với cái tên LPR và được đặt ra hàng tháng. Mức lãi suất trên được công bố vào tháng 8/2019 như một cách tăng cường vai trò của thị trường trong việc đặt ra lãi suất cũng như hạ chi phí cấp vốn.

Chuyên gia kinh tế trưởng Hong Liang và chuyên gia phân tích Eva Yi tại China International Capital Corp (CICC) cho rằng việc không điều chỉnh lãi suất LPR có thể cho thấy rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang duy trì quan điểm chính sách tiền tệ trung lập. Ngoài ra, việc chỉ số CPI tăng trong thời gian gần đây có thể bắt đầu tạo ra hạn chế lên chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ lỏng lẻo có thể tạo ra lạm phát cao, lạm phát tại Trung Quốc vốn đã đang tăng nhanh khi giá thịt lợn tăng.

Chính sách tiền tệ quá lỏng lẻo thường dẫn đến lạm phát cao, lạm phát tại Trung Quốc vốn đã tăng do giá thịt lợn tăng.

Trung Mến