Sức bật của Mỹ có thể làm mất cân bằng nền kinh tế toàn cầu

17:00 10/03/2021

Sự tăng trưởng nhanh chóng đáng ngạc nhiên của Mỹ sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới phục hồi mạnh mẽ trong năm nay, nhưng sức bật của Mỹ có thể làm mất cân bằng các nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

OECD hiện dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, gấp hơn hai lần so với tốc độ đã dự đoán vào tháng 11.

OECD hiện dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm nay, gấp hơn hai lần so với tốc độ đã dự đoán vào tháng 11.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng tốt có thể đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và lạm phát tăng. Điều này có thể làm dòng vốn rời khỏi các nền kinh tế mới nổi, nơi chiến dịch vắc xin hầu như còn chưa bắt đầu và sự phục hồi kinh tế dự kiến ​​sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Paris hiện dự kiến ​​nền kinh tế thế giới sẽ đạt mức sản lượng trước đại dịch vào giữa năm nay, sớm hơn dự kiến ​​sáu tháng khi công bố dự báo cập nhật lần cuối vào tháng 11. Hiện tổ chức này dự báo sản lượng toàn tăng 5,6% vào năm 2021, giảm 3,4% vào năm 2020. Vào tháng 11, nó dự báo tăng trưởng toàn cầu cho năm nay là 4,2%.

Dự báo tăng trưởng (từ trái sang: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và thế giới) năm 2021, với xanh nhạt là dự báo đưa ra vào tháng 11/2020 và xanh đậm là dự báo đưa ra vào tháng 3/2021. Đồ họa: WSJ.
Dự báo tăng trưởng của các quốc gia năm 2021 (từ trái sang phải lần lượt: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và thế giới), xanh nhạt là dự báo đưa ra vào tháng 11/2020 và xanh đậm là dự báo đưa ra vào tháng 3/2021.Ảnh chụp màn hình: WSJ.

Lý do chính cho việc nâng mức dự báo bởi triển vọng mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Mỹ, hiện đang tăng trưởng khoảng 6,5%, gấp hơn hai lần tốc độ dự báo vào tháng 11 và là mức tăng nhanh nhất kể từ năm 1984.

Nhà kinh tế trưởng Laurence Boone của OECD cho biết, điều đó phản ánh kỳ vọng rằng kích thích tài chính sẽ được thực hiện, vì tiêm chủng giúp giải phóng nền kinh tế đang bị trói buộc bởi Covid-19. Thượng viện đã thông qua hôm Chủ nhật (7/3) một dự luật cứu trợ coronavirus trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la, mở đường cho việc Hạ viện sẽ sớm thông qua. 

Bà Boone nói: “Chính sách tài khóa đã được hỗ trợ rất nhiều, nhưng bạn cũng cần phải đẩy nhanh việc tiêm chủng, bởi vì nếu không, các biện pháp kích thích bổ sung sẽ đi vào tiết kiệm chứ không phải tiêu dùng".

OECD hiện dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ lớn hơn vào cuối năm 2022 so với dự kiến ​​trước khi đại dịch xảy ra. Trong số 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới khác, chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ đang ở vị trí tương tự. Ấn Độ dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​sự thiếu hụt lớn nhất, với tổng sản phẩm quốc nội giảm hơn 8% so với dự kiến ​​trước khi virus coronavirus bắt đầu lây lan.

OECD cho biết, tốc độ tiêm chủng chậm ở châu Âu làm giảm nhu cầu kích thích gói tài trợ thêm vào lúc này, bởi vì một nền kinh tế đóng cửa một phần slàm giảm nhu cầu phần nào. Tại các nền kinh tế khác, cả việc tiêm chủng diện rộng và kích thích tài khóa đều không dễ thực hiện.

Cơ quan nghiên cứu cho biết, có nguy cơ tăng trưởng toàn cầu sẽ trở nên mất cân bằng hơn, dẫn đến dòng vốn có khả năng bị gián đoạn giữa các quốc gia tăng trưởng cao và các quốc gia tăng trưởng thấp.

Lợi tức Kho bạc Hoa Kỳ tăng vọt hôm thứ Hai (8/3) sau khi Thượng viện thông qua gói cứu trợ mớiNếu được duy trì, mức tăng đó có thể làm tăng chi phí đi vay cho chính phủ và các doanh nghiệp.

Bà Boone cho biết, lãi suất của Mỹ tăng là điều dễ hiểu và không phải là điều đáng lo ngại vì nó phản ánh triển vọng tăng trưởng được cải thiện. Bà cho biết chi phí đi vay tăng cao ở các nơi khác trên thế giới sẽ là một vấn đề đáng lo ngại hơn vì chúng sẽ không phản ánh triển vọng tăng trưởng mạnh hơn và có thể kìm hãm sự phục hồi kinh tế.

Đặc biệt, OECD cho biết, các nhà đầu tư có thể chuyển vốn vào Mỹ và rời khỏi các nước thuộc thị trường mới nổi, đẩy giá trị đồng tiền của họ xuống và khiến họ càng thêm căng thẳng khi tìm cách phục hồi sau đại dịch.

Cách tốt nhất để tránh mối đe dọa đó là nhanh chóng triển khai các chương trình tiêm chủng ở những nơi khác trên thế giới, bà Boone nói.

Bà nói:“Các quốc gia càng đẩy mạnh việc tiêm chủng, thì tốc độ tăng trưởng càng nhanh chóng và điều đó tạo tiền đề cho các dòng vốn chảy ra”.

Hiện tổ chức dự báo khu vực đồng euro sẽ tăng trưởng 3,9% trong năm nay, tăng so với mức dự báo 3,6% vào tháng 11, trong khi dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,8% và mức dự đoán trước đó là 8%.

Lyly(Theo WSJ)