Sự trỗi dậy của hai “gã khổng lồ” mới mang lại hi vọng cho ngành chíp bán dẫn Trung Quốc

09:05 23/05/2021

Gần đây, tập đoàn sản xuất chíp khổng lồ của Mỹ là IBM cùng với Samsung Eletronics và Intel đã phát hành con chíp 2nm đầu tiên trên thế giới gây xôn xao trên toàn ngành. Điều đáng nói, không chỉ các công ty của Mỹ và Hàn Quốc nỗ lực bắt kịp TSMC mà còn có hai nhân vật ngành đúc chíp Trung Quốc.

Trong số báo cáo tài chính quý I / 2021 của các doanh nghiệp đã niêm yết công bố, nổi bật lên hai gương mặt chuyên về chất bán dẫn đạt kết quả vượt trội. Đầu tiền phải kể đến SMIC, nhà máy thế hệ đầu tiên ở Trung Quốc có lợi nhuận ròng 158,9 triệu đô la Mỹ, tăng 147,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ số liệu trên cho thấy, SMIC đã hoạt động tốt trong kỳ báo cáo và được lãnh đạo công ty nhận định “vượt xa kỳ vọng ban đầu”. Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn các tấm wafer trên toàn cầu, SMIC vẫn đặt mục tiêu hoàn thiện quy trình và đảm bảo chuỗi cung ứng vào cuối năm 2021, ngoài ra công ty sẽ đẩy nhanh tiến độ, hình thành công suất mới vào nửa cuối năm nay. 

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Một “gã khổng lồ” đúc chíp khác của Trung Quốc và Hua Hong Semiconductor. So với SMIC, tên tuổi của Hua Hong Semiconductor chưa được phổ biến rộng rãi nhưng hoạt động kinh doanh không hề thua kém. Dữ liệu báo cáo tài chính cho thấy doanh thu bán hàng của công ty này đạt 304,8 triệu đô la Mỹ trong quý đầu tiên của năm 2021, tăng 50,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nhu cầu thị trường tăng mạnh, Hua Hong Semiconductor dự kiến ​​sẽ hoạt động hết công suất trong tương lai.

Tình trạng thiếu hụt lõi toàn cầu kéo dài liên tục từ năm 2020 đến nay thực sự là cơ hội lớn để ngành bán dẫn của Trung Quốc tăng cường bứt phá. Xét về quy trình sản xuất chip, các công ty Trung Quốc đại lục hiện mới chỉ làm chủ quy trình 14nm, con số này không thể so bì với các mẫu chíp 5nm của TSMC Đài Loan, nhất là khi tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới đã triển khai đầy đủ các quy trình 3nm và 2nm. Nếu muốn bắt kịp TSMC về công nghệ chíp không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Ngay cả khi các công ty chíp ở đại lục có đủ tài năng và kinh phí nghiên cứu phát triển, phần lớn hoạt động trong ngành vẫn chịu hạn chế bởi “Thỏa thuận Wassenaar" cùng với nhiều vấn đề liên quan khác. Do đó, trước hết cần phải tăng tỷ lệ sản xuất trong nước, hoàn thiện quy trình, nắm bắt cơ hội và xây dựng chuỗi công nghiệp có tính nội địa hóa cao. Hua Hong Semicondutor và SMIC đã và đang nỗ lực để mở rộng năng lực sản xuất. Dù là vì lợi ích ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc nói chung hay vì đáp ứng nhu cầu thị trường, gây dựng chỗ đứng cho công ty nói riêng, tình hình chíp nội địa được kỳ vọng cải thiện trong tương lai nhờ có sự tham gia của SMIC và Hua Hong Semiconductor.

TL