Sản xuất tinh gọn thời bệnh dịch

15:58 23/02/2021

Sản xuất tinh gọn hay còn gọi là sản xuất tiết kiệm được xây dựng trên tiền đề giảm lãng phí, loại bỏ dư thừa và vận hành chính xác là chìa khóa để thành công trên thị trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Loại hình này đòi hỏi chuỗi cung ứng phải luôn sẵn sàng, luôn hoạt động và luôn đáp ứng. Tuy nhiên trên thực tế, giả thiết này không phải lúc nào cũng đúng. Đối với các ngành sản xuất và chế tạo như phụ tùng ô tô, máy bay, các loại máy và các thiết bị khác thường chỉ giữ lại lượng tồn kho tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không thể hoạt động nếu các nhà máy cung ứng ngừng làm việc, chẳng hạn như chịu tác động của đại dịch toàn cầu.

Thực tế mới này là thách thức đối với sản xuất tinh gọn và viễn cảnh nào cho các công ty vẫn đang tiếp tục hoạt động dưới các nguyên tắc tiết kiệm? Naveen Poonian CEO của iBASEt, một công ty hoạt động trong lĩnh vực chuỗi cung ứng cho các thiết bị công nghệ không gian đã chia sẻ một số quan điểm sản xuất tinh gọn trong thời COVID 19.

Thách thức cho các công ty sản xuất tinh gọn

Thử thách lớn nhất cho các nhà sản xuất trong các ngành công nghiệp như hàng không vũ trụ hay tự động hóa là tìm cách giữ vững hoạt động tinh giảm mà không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của doanh nghiệp. Ông Poonian chia sẻ: “Chúng ta biết rằng khi nhu cầu tiêu dùng quay lại thì nó sẽ tăng rất nhanh. Nhu cầu dành cho du lịch, cho xe hơi đời mới sẽ tăng vọt. Nếu các nhà sản xuất vẫn còn thụ động chờ đợi thì rõ ràng chuỗi cung ứng không thể bắt kịp và khi đó những công ty khác sẽ vượt lên”.

Điện toán thời gian thực là chìa khóa 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Một cách để cân bằng quá trình tinh giản trong giai đoạn “bình thường mới” là áp dụng Real-time Visibility (Dòng thông tin minh bạch theo thời gian thực) vào chuỗi sản xuất cung ứng của doanh nghiệp. Điều này không chỉ cho phép các chủ công ty chuẩn bị đầy đủ thông tin trong tương lai mà còn giúp phản ứng nhanh hơn khi nhu cầu gia tăng, xây dựng lợi thế cạnh tranh trực tiếp. Theo ông Poonian, các công ty cần nâng cao Real-time visibility từ đó họ có thể đo lường được các vấn đề.

iBASEt là công ty sản xuất công nghệ đầu tiên áp dụng mô hình microservices theo sau đó là Amazon, Netflix và Spotify. Ông Poonian cho biết: “Với mô hình này, doanh nghiệp không cần loại bỏ cái cũ thay thế bằng cái mới mà chỉ cần nâng cấp. Công ty có thể tiếp tục nâng cao năng lực mà không ảnh hưởng tới trải nghiệm của người dùng. Nhu cầu sử dụng Real-time data (Dữ liệu thời gian thực) là cấp thiết và mọi vấn đề về kết nối đều được giải quyết nhờ APIs (phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau).

Sớm thôi, sản xuất tinh gọn cần phải điều chỉnh để thích ứng với giai đoạn mới và các công ty đầu tư vào công nghệ và Real-time visibility chắc chắn sẽ vượt lên dẫn đầu.

TL