Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ lũy tre làng mạnh mẽ ‘vươn mình’ ra thế giới
- Sản phẩm
- 09:39 27/02/2021
DNHN - Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, làng nghề Việt Nam có một sức sống mới, phong phú hơn, được chú ý về cơ sở hạ tầng, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu phát triển du lịch làng nghề, quảng bá thương hiệu sản phẩm cải tiến mẫu mã…
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những làng nghề, phố nghề vẫn tồn tại minh chứng cho sức sống mãnh liệt của mạch nguồn văn hóa kết tinh qua mấy nghìn năm. Nhưng "Làm sao để làng nghề Việt từ lũy tre làng vươn ra thế giới?" thực sự vẫn là câu hỏi khiến các nhà quản lý, các doanh nghiệp và doanh nhân trăn trở.
Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề và làng có nghề, trong đó có khoảng gần 2.000 làng nghề truyền thống, với 115 nghề truyền thống đã được công nhận, thu hút khoảng 11 triệu lao động tham gia. Các sản phẩm làng nghề của cả nước đã xuất khẩu sang khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD/năm.

Dù không phải là ngành hàng thiết yếu nhưng trong một xã hội phát triển, nhu cầu hàng trang trí bằng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đóng vai trò ngày càng cao khiến dư địa phát triển cho ngành hàng này hiện nay là rất lớn. Do đó, để nắm bắt cơ hội thị trường, các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề cần trang bị những nền tảng cơ bản theo yêu cầu thị trường, trong đó có truy xuất nguồn gốc. Trong bối cảnh của dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn duy trì mức tăng trưởng khá. Ông Lưu Duy Dần - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam - nhận định, Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và nông sản, có những sản phẩm tốt và những nhà sản xuất có trách nhiệm, nhất là những cơ hội lớn đang được mở ra từ các Hiệp định Thương mại tự do như EVFTA đối với ngành thủ công mỹ nghệ hiện nay.
Thêm vào đó, người tiêu dùng cũng ngày càng quan tâm hơn về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội, trong đó đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nguồn gốc và tính hợp pháp của nguyên liệu sử dụng, các vấn đề liên quan đến an toàn và sức khỏe, sản xuất sạch - thân thiện với môi trường… Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu tận dụng và tái chế và kênh thị trường thương mại bình đẳng được dự báo sẽ ngày càng được phát triển. Những điều này là lợi thế nhưng cũng là những thách thức lớn đối với các làng nghề truyền thống của Việt Nam hiện nay khi hiện trạng sản xuất các làng nghề còn chưa tập trung, manh mún, nhỏ lẻ.
Để ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có thể mạnh mẽ vươn ra thế giới, ngành thủ công mỹ nghệ cần xác định định hướng chiến lược xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, Bộ Công Thương trong thời gian tới sẽ tập trung nâng cao năng lực xuất khẩu chuỗi giá trị hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên cơ sở tập trung vào các nhóm mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, gia tăng giá trị sản phẩm, tăng cường hợp chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau, trong đó tập trung vào phân khúc thị trường trung và cao cấp. Tăng cường tính gắn kết ngành và xây dựng thương hiệu gắn với xúc tiến thương mại, phát triển bền vững nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên bình diện khu vực - phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD vào năm 2025.
PV
Tin liên quan
- Startup giao hàng tạp hóa đã huy động được 14,5 triệu đô la nhờ khắc phục điểm yếu của Instacart
- Dhanin Chearavanont : “Cách duy nhất để thành công khi tiếp quản một công ty chính là không ngừng tạo nên những mối làm ăn mới”
- Lần đầu tiên, Việt Nam thực nghiệm phẫu thuật nội soi khớp háng bằng công nghệ 3D
- Đường sắt kêu khó lên Thủ tướng, Bộ GTVT nói gì?
Đọc thêm Sản phẩm
Hà Nội: Thực hiện nhiều chương trình để kích cầu tiêu dùng
Nhờ thực hiện kế hoạch số 73/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức chương trình khuyến mại tập trung trên địa bàn năm 2021. Đã tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng tiêu dùng vượt qua khó khăn bởi dịch Covid -19 gây ra.
Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản
Đại diện Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Hà Nội sẽ triển khai cơ cấu lại ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp theo hướng gắn với phát triển vùng sản xuất và tiêu thụ nông sản.
Ra mắt Isuzu D-Max 2021, giá hời vực dậy thương hiệu?
Isuzu Việt Nam đã chính thức giới thiệu mẫu bán tải D-Max 2021 tại thị trường Việt với 3 phiên bản có giá hời từ 630 – 850 triệu đồng.
Chiếu sáng chuyên dụng làm tăng tỷ lệ tăng trưởng của cá rô phi lên 10%
Theo kết quả của một nghiên cứu mới, các thử nghiệm về hệ thống chiếu sáng chuyên dụng đã làm tăng 10% tốc độ tăng trưởng của cá rô phi và giảm 10% tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) của chúng.
Bình Thuận: Khởi động dự án sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cấp lại chứng nhận và chứng nhận mới diện tích sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP trong năm 2021 trên toàn địa bàn tỉnh.
Cá nước lạnh Lào Cai gắn tem truy xuất người tiêu dùng yên tâm với nguồn gốc cá cùng quy trình chăm sóc
Những con cá nước lạnh đầu tiên được nuôi ở Lào Cai đã được gắn tem truy xuất nguồn gốc, qua thực tế phát triển loại thủy sản này cho thấy dù đầu tư lớn nhưng giá bán cá thương phẩm cao và nguồn lợi thu về khá lớn. Chính bởi vậy mà những vùng có điều kiện tương đồng đã và đang được bà con nông dân khai thác để phát triển nguồn lợi thủy sản này. Vấn đề quan trọng hiện nay là cần thực hiện nuôi an toàn nhằm xây dựng bền vững thương hiệu cá nước lạnh Lào Cai.
Vượt qua Thái Lan, giá gạo Việt Nam vững ngôi đầu thế giới
Vượt qua Thái Lan, giá gạo Việt Nam vững ngôi đầu thế giới
Vì nhiều lý do, thép nội địa tăng giá chóng mặt
Chỉ trong vòng 10 ngày trở lại đây, giá thép trong nước với nhiều lý do đã tăng chóng mặt từ 15.000.000 đồng /tấn lên gần 16.000.000 đồng/tấn.
Lâm Đồng sản xuất nấm linh chi theo hướng công nghệ cao
Nấm linh chi là vị thuốc quý từ thiên nhiên đã được sử dụng hàng ngàn năm nay để bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. Uống linh chi hàng ngày giúp khử độc, thải nhanh kim loại nặng, trợ tim, lọc máu, vững gan tỳ, lưu thông động mạch, ngăn chặn tiểu đường, chống suy thận, hỗ trợ an thần, tăng miễn dịch cơ thể.
Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của Thanh hóa mang lại hiệu quả cao, kiểm soát tốt dịch bệnh với mô hình nuôi tôm vụ Đông
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (NTTS) của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển ổn định về diện tích, đẩy mạnh phát triển nuôi thâm canh một số đối tượng, như: tôm thẻ chân trắng, ngao Bến Tre, cá chép, trắm đen, trắm cỏ, cá rô phi... góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.