Quy hoạch Quảng Nam thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050: Gỡ điểm nhược, tìm điểm ưu để phát triển

07:48 08/06/2022

Vừa qua, tại Hội thảo góp ý quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, những góp ý cho quy hoạch địa phương trong thời gian tới là cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Quảng Nam. Đặc biệt là đề cập đến những ưu, nhược điểm và tìm thêm các phương án, đề xuất những đột phá mới để địa phương thực hiện.

Quảng Nam là tỉnh thuộc "Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung", nằm lân cận các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn là Đà Nẵng và Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), nằm trên các tuyến giao thông chính và các tuyến quốc lộ thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây nên có rất nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển. Dự kiến đến cuối năm 2022 Quảng Nam sẽ trình Thủ tướng đồ án quy hoạch hoàn chỉnh".

Thời gian qua, kinh tế Quảng Nam đã tăng trưởng nhanh, cao hơn bình quân cả nước và nhiều tỉnh trong vùng. Hiện, quy mô nền kinh tế của tỉnh nằm trong nhóm 20 tỉnh/thành phố lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 4 trong vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. 

Điểm nhấn thứ nhất là Khu kinh tế Chu Lai và TP Tam Kỳ là động lực phát triển về một đô thị Tam Kỳ là một đô thị sân bay, cảng biển và kết hợp các hệ thống khu kinh tế logistics ở Chu Lai;
Điểm nhấn thứ nhất là Khu kinh tế Chu Lai và TP Tam Kỳ là động lực phát triển về một đô thị Tam Kỳ là một đô thị sân bay, cảng biển và kết hợp các hệ thống khu kinh tế logistics ở Chu Lai.

Theo quy hoạch, mục tiêu của Quảng Nam đến năm 2030 sẽ trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước. Đến năm 2050, Quảng Nam sẽ trở thành tỉnh phát triển toàn diện văn minh, hiện đại, mọi người dân thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả của xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều bất lợi về sự liên kết phát triển. Vì vậy, địa phương cần đổi mới cơ chế, chính sách để duy trì, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục tạo sức hút lớn các nhà đầu tư... Quảng Nam cần thêm nữa các quy hoạch rõ ràng để đưa kinh tế - xã hội phát triển cùng với các địa phương lớn trên cả nước.

Đặc biệt, việc Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư sân bay quốc tế Chu Lai sẽ được quy hoạch sân bay trung chuyển hàng hóa theo hình thức xã hội hóa chính là một ưu thế lớn mà ít địa phương có được.
Đặc biệt, việc Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư sân bay quốc tế Chu Lai. Theo quy hoạch, Chu Lai là sân bay quốc tế cấp 4E và sân bay quân sự cấp I vào năm 2030 với công suất 5 triệu lượt hành khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.  

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, ông Nguyễn Chí Hùng, Giám đốc Viện Quy hoạch đô thị, thuộc Bộ Xây dựng, cho biết, quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cơ bản phát triển chia thành 2 vùng gồm: Vùng Đông phát triển, Vùng Tây phát triển bền vững, điểm nhấn lần này là phát triển động lực 3 cửa ngõ chính của tỉnh Quảng Nam để hòa nhập với các định hướng Nghị quyết 36 là Quốc gia biển và phát triển hướng ra thế giới.

Điểm nhấn thứ nhất là Khu kinh tế Chu Lai và TP Tam Kỳ là động lực phát triển về một đô thị Tam Kỳ là một đô thị sân bay, cảng biển và kết hợp các hệ thống khu kinh tế logistics ở Chu Lai. Điểm nhấn thứ 2 là Đô thị Hội An là Di sản văn hóa thế giới kết hợp với Thánh địa Mỹ Sơn và Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm là một động lực mà thế giới đã biết đến. Điểm nhấn thứ 3 là kết nối Lào và các nước ASEAN là khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Nam Giang là trục động lực phát triển gắn kết không gian biển Quảng Nam”.

Góp ý quy hoạch, TS. Trần Ngọc Anh cho rằng, tỉnh Quảng Nam cần thể hiện vai trò lãnh đạo trong công tác chỉ đạo và thực thi. Hiện nay, tỉnh cần xây dựng đội ngũ lãnh đạo tâm huyết, có tầm nhìn; song song với đó là đội ngũ kế cận. Đặc biệt, phải nêu cao vài trò của hệ thống hành chính, quản trị thực thi trong công tác.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cần tập trung quy hoạch phát triển hai cụm kinh tế đó là cụm du lịch Hội An và cụm công nghiệp Chu Lai. Vì vậy, tỉnh cần làm việc với các doanh nghiệp để mở rộng và nâng cấp việc kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt là mời những doanh nghiệp đầu ngành tham gia vào phát triển các ngành kinh tế chủ chốt. 

Theo ông Dương, tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ lĩnh vực logictics để phát triển kinh tế chung. Đặc biệt, việc Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư cảng Chu Lai theo hình thức PPP chính là một ưu thế lớn mà ít địa phương, dự án đi vào hoạt động sẽ giúp cho các doanh nghiệp ở Quảng Nam và khu vực lân cận tiết kiệm rất nhiều chi phí logistics.
Theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO), tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ lĩnh vực logictics để phát triển kinh tế chung.  

Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) cho hay, khi THACO đầu tư ở Quảng Nam, việc đầu tiên khi sản xuất ở đây là đầu tư logistics, cảng biển và xây dựng cảng biển đón tàu 50.000 tấn. Vì vậy, khi giải quyết được bài toán logistics, Quảng Nam sẽ trở thành một vùng sản xuất và hình thành vùng sản xuất ôtô.

Theo ông Dương, tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ lĩnh vực logictics để phát triển kinh tế chung. Đặc biệt, việc Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư cảng Chu Lai theo hình thức PPP chính là một ưu thế lớn mà ít địa phương có được. Dự kiến dự án đi vào hoạt động sẽ giúp cho các doanh nghiệp ở Quảng Nam và khu vực lân cận tiết kiệm rất nhiều chi phí logistics. 

Quảng Nam cũng cần có thêm ngành công nghiệp chế biến sâu nông nghiệp. Từ việc phát triển đồng bộ công nghiệp với logictics,
Quảng Nam cũng cần có thêm ngành công nghiệp chế biến sâu nông nghiệp. Từ việc phát triển đồng bộ công nghiệp với logictics. 

"Quảng Nam cũng cần có thêm ngành công nghiệp chế biến sâu nông nghiệp. Từ việc phát triển đồng bộ công nghiệp với logictics, Quảng Nam sẽ trở thành vùng sản xuất của khu vực, từ đó thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với địa phương, góp phần vào việc đưa kinh tế địa phương phát triển ngang tâm với các thành phố lớn trên cả nước và khu vực".

Còn ông Lê Tấn Đạt, Phó Tổng Giám đốc Công ty tư vấn xây dựng công trình hàng hải cho biết, hiện nay về quy hoạch lĩnh vực giao thông đã được Bộ GTVT thực hiện, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 4/5 loại hình quy hoạch gồm: cảng biển, mạng lưới đường bộ, mạng lưới đường sắt và mạng lưới đường thủy nội địa. Sắp tới Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về quy hoạch mạng lưới sân bay, trong đó đối với cảng biển tỉnh Quảng Nam thuộc nhóm cảng biển số 3, nhóm cảng biển Nam Trung bộ sẽ gắn thành khu cảng biển như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum. Trong đó vai trò chức năng của từng cảng biển đã nhận định tương đối rõ trong quy hoạch.

Theo quy hoạch cảng  biển, Quảng Nam có 4 khu bến, trong đó bến Tam Hòa, Tam Hiệp là khu tổng hợp container gắn với các trung tâm logistics cỡ lớn phục vụ chuỗi dịch vụ công nghiệp. Bao gồm cơ khí chế tạo, sản xuất nông nghiệp, sạch công nghệ cao và kết nối đến các vùng Tây Nguyên và 2 khu bến nữa là Kỳ Hà và Tam Giang là những khu bến đề xuất phát triển chuỗi Dự án mỏ khí Voi Xanh, bao gồm các khí và các loại sau khí. Đây là các định hướng chính cho khu vực cảng biển Quảng Nam.

Cảng biển Đà Nẵng là cảng biển nước sâu thì sẽ phát triển tiếp nhận các tàu vận tải từ xa bao gồm châu Âu, Bắc Mỹ và châu Phi, còn Quảng Nam lợi thế quỹ đất, phát triển sân bay Chu Lai sẽ được quy hoạch sân bay trung chuyển hàng hóa. Cảng biển Chu Lai thì hoạch định tiếp nhận các cỡ tàu đi tuyến biển trung và gần như: Các tuyến Trung Bắc Á, tuyến Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ,

Trọng Tâm