Quy định mới về rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
- 492
- Thị trường - Tài chính
- 16:56 22/06/2022
DNHN - Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 04/2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn, thay thế Thông tư 04/2011 trước đó, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2022.

Theo quy định cũ, khi khách gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ không được rút một phần tiền gửi mà phải rút toàn bộ sổ tiết kiệm và chịu lãi suất tối đa bằng lãi không kỳ hạn, dao động từ 0,1-0,2%/năm. Giả sử khách gửi 500 triệu đồng, kỳ hạn một năm với lãi suất 5%/năm. Đến tháng thứ 6 khách cần rút thì phải rút hết toàn bộ số tiền đã gửi và chỉ được hưởng lãi suất là 0,1-0,2%/năm.
Với quy định mới, khi người gửi rút trước hạn một phần tiền gửi có kỳ hạn thì chỉ phần rút trước hạn chịu lãi suất không kỳ hạn. Số tiền gửi còn lại được ngân hàng giữ nguyên mức lãi suất đang áp dụng. Riêng với trường hợp người gửi tiền rút trước hạn toàn bộ số tiền đã gửi thì sẽ phải chịu mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn như trước đây.
Giả sử khách hàng gửi 500 triệu đồng, kỳ hạn một năm với lãi suất 5%/năm. Nếu tới tháng thứ sáu cần rút thì khách có thể rút trước hạn một phần (100 triệu hoặc 300 triệu đồng, tùy nhu cầu) hoặc toàn bộ số tiền đã gửi. Phần rút trước hạn là 100 triệu đồng này sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn từ 0,1-0,2%/năm, 400 triệu đồng còn lại nếu vẫn gửi hết năm thì vẫn được hưởng lãi suất 5%/năm. Còn nếu khách rút trước hạn toàn bộ số tiền 500 triệu đồng thì chỉ hưởng lãi suất từ 0,1-0,2%/năm như quy định cũ.
Được biết, nhiều khách hàng thường chọn gửi ngắn hạn thay vì dài hạn nhằm tránh trường hợp cần tiền đột xuất phải rút sớm trước hạn hoặc chỉ gửi tiết kiệm tạm thời để chờ kênh đầu tư mới sinh lời hơn. Như vậy so với thông tư cũ, khách hàng có thể yên tâm gửi kỳ hạn dài và khi có nhu cầu rút một phần trước hạn thì sẽ bớt thiệt thòi hơn.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2022 và thay thế Thông tư số 04/2011 về quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại TCTD. Theo đó, đối với các thỏa thuận lãi suất rút trước hạn tiền gửi trước ngày 1-8-2022, TCTD và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã cam kết cho đến ngày hết hạn, ngày chi trả hoặc ngày thanh toán của khoản tiền gửi hoặc thỏa thuận thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
PV
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Ngân hàng JP Morgan trao giải thưởng chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc cho Eximbank
Eximbank tiếp tục nhận giải thưởng Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc do ngân hàng JP Morgan trao tặng.
Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
Theo Báo cáo Dự báo Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) và Oxford Economics, Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao ở mức trên 6,5% trong khu vực.
Áp dụng mức lãi suất mới khi rút trước hạn tiền gửi
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 04/2022/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chứng khoán BIDV ra mắt ứng dụng đầu tư chứng khoán BSC Smart Invest
Ngày 13/06/2022 vừa qua, Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) chính thức giới thiệu tới khách hàng ứng dụng đầu tư chứng khoán thế hệ mới - BSC Smart Invest - trên thiết bị di động. Với nhiều tính năng nổi trội, ứng dụng mới hứa hẹn là công cụ tiện lợi, thông minh, hiệu quả và hỗ trợ đắc lực cho người dùng.
Nhiều lãnh đạo cấp cao LienVietPostBank đăng ký mua mạnh cổ phiếu LPB
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (mã cổ phiếu LPB) vừa công bố thông tin cho biết, hầu hết các thành viên Ban Tổng Giám đốc của Ngân hàng và một số thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát đã đăng ký mua vào cổ phiếu.
Đề án tái cơ cấu ngân hàng: Xử lý nợ xấu, phân nhóm, hiện đại hóa và lại… tái sắp xếp
Đề án lần này tiếp tục nhấn mạnh việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu, với mục tiêu giữ tỷ lệ nợ xấu nội bảng và ngoại bảng dưới 3%, giống như Đề án 1058 cho giai đoạn 2016-2020; ngoài ra cũng đặt mục tiêu trọng tâm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các TCTD thông qua khuyến khích hợp nhất, sáp nhập (M&A) tự nguyện mà Đề án 254 cho giai đoạn 2011-2015 đã từng nêu ra.
Động lực và tín hiệu tích cực phục hồi kinh tế năm 2022
Tháng 5/2022, ADB và BIDV dự báo: kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2-3,6% GDP; Việt Nam có thể đạt tăng trưởng 5,5-6% GDP (kịch bản cơ sở) và cao hơn trong năm 2023. Lạm phát mức 3,8-4,2% năm 2022 và duy trì mức 4% năm 2023...
Đường Thái Lan nhập lậu đang tràn ngập thị trường Việt Nam
Theo Báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam, thực chất lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Lào chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022 đã tăng mức độ bùng nổ khi đã vượt qua mức nhập khẩu cả năm 2021.
Để ngân hàng mở thực sự “mở cửa"
Đã đến lúc ngân hàng và các tổ chức tài chính cần thay đổi chiến lược quản trị thay đổi. Không chờ thay đổi xuất hiện rồi mới đáp ứng. Không nên bị động trước sự thay đổi, trước xu hướng “mở". Cần chủ động dẫn dắt và quy hoạch mọi sự thay đổi. Đây chính là chiến lược đúng đắn giúp kiến thiết những giá trị nền tảng cho doanh nghiệp trong thời kì chuyển đổi số toàn diện.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chú trọng đến việc phát triển dịch vụ thanh toán tiện ích
Thời gian tới, ngân hàng Nhà nước tiếp tục chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán tiện ích trên cơ sở ứng dụng cộng nghệ và đổi mới sáng tạo.