Quảng Nam: Nhiều lợi thế, tiềm năng để phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics

07:08 20/11/2021

Là địa phương thuộc khu vực duyên hải miền Trung, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Quảng Nam có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế; trong đó có dịch vụ logistics hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tương lai trở thành trung tâm logistics cấp vùng, kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

 Hạ tầng giao thông đồng bộ được xem là một lợi thế

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định, một trong những đột phá trong phát triển kinh tế của địa phương thời gian tới là chú trọng phát triển công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ tổng hợp hiện đại mà tỉnh có lợi thế, tiềm năng là dịch vụ logistics, gắn với phát triển công nghiệp. 

Hiện nay chất lượng hạ tầng đường bộ, đường biển, hàng không tại Quảng Nam được đầu tư hiện đại được xem là lợi thế để phát triển dịch vụ logistics
Hiện nay chất lượng hạ tầng đường bộ, đường biển, hàng không tại Quảng Nam được đầu tư hiện đại được xem là lợi thế để phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới.

Qua 18 năm xây dựng và phát triển (2003 - 2021), hiện nay, Khu KTM Chu Lai có 180 dự án với tổng vốn đầu tư là 122,6 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,6 tỷ đô la Mỹ (48 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 721 triệu USD, 132 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 106,5 nghìn tỷ đồng). Trong đó, 113 dự án đã hoạt động với tổng vốn thực hiện 43,3 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tập trung nguồn lực để đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông, tạo sự kết nối thuận tiện, cho đến nay hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh đang dần hoàn thiện, đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai, thúc đẩy phát triển trung tâm dịch vụ logistics lớn của khu vực, qua đó hình thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh khẳng định, phát triển logistics phục vụ dịch vụ cho công nghiệp được Quảng Nam ưu tiên và việc đảm bảo hạ tầng kết nối là yếu tố hàng đầu. Thời gian tới Sân bay Chu Lai được Chính phủ phê duyệt trở thành cảng hàng không quốc tế, đạt tiêu chuẩn cấp 4E vào giai đoạn 2021 - 2030 và đến năm 2050 thành Cảng hàng không quốc tế cửa ngõ với quy mô sân bay cấp 4F, công suất phục vụ 40 triệu hành khách/năm". 

Sân bay Chu Lai với diện tích hiện nay là 2.300ha. Đặc biêt, cảng hàng không Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam
Sân bay Chu Lai với diện tích hiện nay là 2.300ha. Đặc biêt, cảng hàng không Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam. 

Sân bay Chu Lai với diện tích hiện nay là 2.300ha. Đặc biêt, cảng hàng không Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam với 2.006ha, nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam. Sân bay này có điều kiện hạ tầng rất tốt, có tiềm năng thuận lợi để trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hàng không mang tầm cỡ quốc tế cửa ngỏ; cùng với đó 2 cảng nước sâu Chu Lai – Trường Hải, cảng Kỳ Hà… đặc biệt cảng Chu Lai – Trường Hải, đang được quy hoạch cảng loại 1, là cảng và dịch vụ hậu cần cảng có thể tiếp nhận tàu có tải trọng lên tới 50 ngàn tấn; với việc mở rộng đầu tư mới các khu công nghiệp nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistics để đảm bảo phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp về Quảng Nam đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hợp tác với Đà Nẵng, Quảng Ngãi, các địa phương và cơ quan liên quan để nâng cao hiệu quả liên kết phát triển, cùng khai thác không gian phát triển chung sân bay Chu Lai; phát triển hạ tầng giao thông kết nối; có chính sách liên kết phát triển vùng Đông - Tây của tỉnh.

Cần một cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư

Theo ông Lê Vũ Thương - Trưởng ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp Quảng Nam cho biết, Quảng Nam có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế; trong đó có dịch vụ logistics hiện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tương lai trở thành trung tâm logistics cấp vùng, kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây. 

Theo ông Lê Vũ Thương - Trưởng ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp Quảng Nam chia sẻ với phóng viên Tạp chi Doanh nghiệp & hội nhâp.
Ông Lê Vũ Thương - Trưởng ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp Quảng Nam chia sẻ với phóng viên Tạp chi Doanh nghiệp & hội nhâp. 

 

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, tạo sự kết nối thuận tiện, đồng bộ hơn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để Quảng Nam phát triển mạnh ngành logistics. Thực hiện được điểm mấu chốt này cũng góp phần giảm đáng kể chi phí dịch vụ logistics, đặc biệt là chi phí vận tải, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của các doanh nghiệp, cũng như góp phần giảm đáng kể chi phí dịch vụ logistics, nhất là chi phí vận tải, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của các doanh nghiệp. 

Đặc biệt cảng Chu Lai – Trường Hải, đang được quy hoạch cảng loại 1, là cảng và dịch vụ hậu cần cảng có thể tiếp nhận tàu có tải trọng lên tới 50 ngàn tấn;
Đặc biệt cảng Chu Lai – Trường Hải, đang được quy hoạch cảng loại 1, là cảng và dịch vụ hậu cần cảng có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 50 ngàn tấn. 

 Với hệ thống cảng biển tại Quảng Nam trong thời gian qua, với tổng diện tích kho bãi gần 15 ha  tại khu vực 2 cảng Chu Lai – Trường Hải và cảng Kỳ Hà trong đó có 5000m2, kho lạnh tại cảng Chu Lai Trường Hải, có thể nói cũng đáp ứng đủ lượng hàng hóa phục vụ cho sản xuất, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Khu kinh tế, mặt dù tình hình dịch bệnh 2 năm qua làm ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế nhưng riêng tăng trưởng lĩnh vực Logistics trong năm vừa qua đạt 34%, riêng trong 10 tháng đầu năm 2021 lượng hàng hóa thông quan tại 2 cảng đạt 4 triệu tấn, xếp thứ 3 trong các hệ thống cảng biển cả nước. dự tính đến năm 2030 lượng hàng hóa thông quan qua 2 cảng này ước đạt 15 – 20 triệu tấn/1 năm.

Hiện nay tỉnh Quảng Nam đã đưa vào quy hoạch khu phi thuế quan bên cạnh sân bay Chu Lai 200 ha, cùng với tổng chiều dài hệ thống cảng 10km gồm bến Tam Hiệp, Tam Hòa, Kỳ Hà, Tam Giang, và 10 ngàn ha diện tích đất Khu công nghiệp đã được quy hoạch trong Khu kinh tế đã được phê duyết được xem là một lợi thế. 

ngoài các hệ thống cảng quốc gia cùng một số dự án động lực quy mô lớn tiêu biểu như đường ven biển 129 kết nối Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đường Võ Chí Công). đươc kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực phát triển mới.
Ngoài các hệ thống cảng quốc gia cùng một số dự án động lực quy mô lớn tiêu biểu như đường ven biển 129 kết nối Đà Nẵng - Quảng Ngãi (đường Võ Chí Công), được đầu tư kỳ vọng sẽ tạo thêm động lực phát triển mới. 

 Bên cạnh với cơ sở hạ tầng của tỉnh đã và đang được đầu tư phát triển đồng bộ như hệ thống giao thông với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như Quốc lộ 1A, tuyến đường ven biển Quốc gia, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; tuyến đường sắt Bắc - Nam. Quốc lộ 40B, Quốc lộ 14 E, Quốc lộ 14 C, Quốc lộ 14 D kết nối các hệ thống giao thông huyết mạch với các tỉnh, thành miền Trung – Tây Nguyên và các nước Lào Campuchia, kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Tuy nhiên, những bất cập như chưa có một chính sách như tín dụng ưu tiên cho những doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng Logistis, qua đó khuyến khích các doanh đầu tư dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp góp phần mở rộng thương mại quốc tế, áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài logistics, điều chỉnh và bổ sung chính sách đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động dịch vụ logistics trong thời gian tới. 

  Trọng Tâm