Nơi yên nghỉ của một danh nhân văn hóa lớn?

00:00 12/10/2020

Ngày 7/4/2014 (8/3 năm Bính Tuất), người dân ở thôn Hạ Đồng, xã Cộng Hiền (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) theo chỉ dẫn của bà Bùi Thị Hiền đã đào được ở ngay chính trong vườn nhà bà nhiều ngôi mộ cổ. Trong số ấy có một ngôi đã được Viện Nghiên cứu và Ứng dụng  tiềm năng con người xác định “đây là những ngôi mộ cổ và người nằm trong ngôi mộ cổ có thể là bậc danh nhân”, nhưng rất tiếc, 2 năm đã trôi qua, mọi sự vẫn rơi vào im lặng?

Tấm quách nghìn năm tuổi Theo ông Trần Ròn, người ở sát ngôi mộ cổ kể lại: vào 13h ngày 7/4/2014 (tức 8/3 năm Bính Tuất), đúng khi trời mưa to, sấm chớp, bà Hiền đã chỉ cho chúng tôi đào phần đất ngay cạnh bờ ao thuộc vườn nhà bà. Đây là vị trí mà năm 2006 chính bà Hiền đã bị sét đánh, nhưng may mắn đã qua khỏi.

ngoi-mo-co NGÔI MỘ CỔ PHÁT LỘ Ở XÃ CỘNG HIỀN, HUYỆN VĨNH BẢO:

Sau nhiều giờ đào bới, người dân đã bất ngờ tìm thấy một khu có rất nhiều mộ. Theo ông Trần Bình nhớ lại: Lúc ấy chúng tôi đã nản lòng thì bất ngờ chạm vào tấm quách bằng gỗ sơn đỏ au. Khi đo thấy chiều dài là 1m26, chiều rộng là 33 cm  chiều cao là 30cm, bị sập phần thân sau, tấm thiên bị nứt đôi, các tấm khác nguyên dạng. Phần xương bên trong quách là chiếc đầu lâu vẫn còn nguyên vẹn, một chiếc xương đùi còn dài cùng nhiều xương đã vụn rữa. Người dân đã chuyển phần xương trong quách sang chiếc tiểu mới chuyển sang táng tại nghĩa trang của thôn, còn Tấm quách được mang ra con sông ngay đó để rửa, họ bất ngờ thấy trên tấm quách có viết rất nhiều chữ Nho. Vợ ông Trần Ròn cho biết, lúc đầu bà nhìn thấy rất rõ nhiều chữ Nho ghi ở nhiều chỗ trên diện tích xung quanh tấm quách, nhưng vì không ai biết đọc, nên tấm quách được mang về dựng tại góc vườn. Vào khoảng tháng 5/2014, kiến trúc sư Lê Trung Kiên và Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha (là người Vĩnh Bảo, đang công tác tại Hà Nội) nghe tin con cháu ở quê báo đã về xem. Anh Lê Trung Kiên đã dùng điện thoại chụp lại các mặt quách có chữ Nho, nét chữ không còn rõ nữa. Nhà thư pháp Hải Phòng, Lê Thiên Lý đọc được một số chữ nhưng không xác định chuẩn nội dung văn bản khắc trên đó. Sau nhiều công sức tra cứu, phân tích, dịch… cùng các nhà Hán Nôm, bản dịch đã được hoàn thành và có ý nghĩa rất sáng sủa, dễ hiểu. Nhà văn Nguyễn Thụy Kha đã chuyển toàn bộ tấm quách về Hà Nội lưu giữ. Hiện nay, tấm quách đang quàn tại một căn phòng nhỏ tại 59 Trường Thi, Hà Nội. Từ đây, bằng các hoạt động tự nguyện, nhiều trí thức người Vĩnh Bảo đã vào cuộc. Họ đã mời các nhà khoa học tại “Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người” và nhiều nhà khoa học khác tới xem xét và nghiên cứu tấm quách. Tiến sỹ Nguyễn Lân Cường thực hiện việc gửi mẫu gỗ của tấm quách cho “Trung tâm Hạt nhân TP HCM” phân tích niên đại C-14, theo phương pháp phóng xạ các-bon theo “Mẫu số 02-kC 2014”. Kết quả cho biết tuổi thọ của gỗ pho tượng tính từ lúc trồng cây tới nay là 1700 năm (sai số khoảng 75 năm).  Theo tiến sỹ khảo cổ học Lê Văn Phụng thì gỗ được xác định là gỗ ngọc am, một loại gỗ rất quý, chỉ có các bậc vương giả quyền quý mới được sử dụng. Còn về kích thước 1,26 m x 0,22 m x 0,23 m là quy cách làm quách thuộc về triều nhà Mạc. Viện Nghiên cứu và Ứng dụng  tiềm năng con người, sau kết quả giám định đã ra công văn gửi UBND xã Cộng Hiền trong đó đánh giá “Đây là những ngôi mộ cổ và  người nằm trong ngôi mộ cổ có thể là  bậc danh nhân. Viện Nghiên cứu và Ứng dụng tiềm năng con người sẽ tiếp tục mời các nhà Hán Nôm nghiên cứu các chữ viết trên mặt gỗ, nếu đúng đây là ngôi mộ của danh nhân thì là tài sản vô giá của quốc gia và địa phương.” Văn bản bí ẩn và 9 chiếc cúc vàng Trong quá trình khai quật, người dân còn tìm thấy nhiều ngôi mộ khác, đáng chú ý có 02 ngôi mộ dùng tiểu gốm rất lộng lẫy. Theo nhà khảo cổ Lê Văn Phụng thì hoa văn và hình  rồng thuộc thời nhà Mạc. Trong 1 chiếc tiểu tìm thấy 9 cái cúc áo bằng vàng thể hiện đây là vị vua chúa vì theo quy định thời Mạc chỉ có áo Vua mới được đính 9 cúc vàng. Hiện tại, 08 chiếc anh Lê Trung Kiên lưu giữ, 01 chiếc khi sang tiểu mới người dân tuân theo tâm linh đã để lại 1 chiếc vào trong tiểu. NGÔI MỘ CỔ PHÁT LỘ Ở XÃ CỘNG HIỀN, HUYỆN VĨNH BẢO:

Bản văn do Nhà thư pháp Lê Thiên lý chép  theo nội dung trên quách gỗ Tuy nhiên, vấn đề hiện nay mà dư luận quan tâm là bài thơ khắc trên tấm quách, nội dung của nó đã được dịch thuật, mặc dù ẩn dấu những thiên cơ huyền bí, nhưng bề nổi lại rất dễ nhận ra; tổng số bài có 6 câu và 24 chữ, nhiều câu nói về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhà giáo Hoàng Phan nêu quan điểm, để thuận cách tư duy hiện đại nên hiểu văn bản theo hàm ngôn của nó và ông giải thích nghĩa như sau:  Vốn trước vẫn gọi là Đạt (Nguyễn Bỉnh Khiêm có tên khai sinh Nguyễn Văn Đạt)/ Đời sau vẫn truyền Trạng Trình/ Tâm như mặt trời giữa trưa /Tìm ra tên của vị vua sáng/ Hai tấm gỗ  (tấm thiên địa) chồng lên nhau có cất dấu tên vị chủ nhân tấm quách này. la-don la-don-1

Văn bản xác nhận niên đại tấm quách của Viện Nguyên tử thành phố Hồ Chí Minh

Nếu gạt bỏ các yếu tổ mang tính truyền thuyết hoặc tâm linh thì những hiện vật thu lại được từ các ngôi mộ cổ ở Xã Cộng Hiền là có thật, nó đã được các trí thức và các nhà khoa học bước đầu khám phá có kết quả và đã có nhiều kết luận khoa học. Do đó, bản thân những hiện vật này đã là văn hóa cần được bảo tồn như vốn quý của thành phố nói chung và huyện Vĩnh Bảo nói riêng. Thiết nghĩ, các cấp lãnh đạo huyện Vĩnh Bảo và thành phố Hải Phòng nên có các quyết định quản lý, chỉ đạo các cơ quan văn hóa, an ninh đến địa điểm xảy ra sự kiện điều tra nghiên cứu tổng hợp tình hình, đồng thời tiến hành biện pháp thu giữ các hiện vật (tấm quách, 9 chiếc cúc vàng) về lưu giữ tại địa phương; bởi đây là di vật văn hóa cổ chắc chắn đã được xác định bởi các phương pháp khoa học. Từ đây, tổ chức tiếp tục nghiên cứu  giải mã những giá trị mà di vật này mang lại. Bài thơ trên tấm quách đã được chép lại và dịch bằng văn bản in. 這  讀  必  達 Giá     độc       tất            đạt 狀  呈  叫  風 Trạng  trình    khiếu  phong 心  以  日  正 Tâm      dĩ      nhật      chính 尋  字  光  龍 Tầm       tự     quang    long 重  木  主  宗 Trùng    mộc    chủ       tôn 中  生  南  巨 Trung   sinh    nam        cự (Lê Thiên Lý-nhà thư pháp Hải Phòng đọc và viết lại)

PV: Nguyễn Mạnh -  Đình Minh