Những nhóm ngành, mặt hàng giúp Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất từ RCEP
- Tiêu điểm
- 06:54 23/11/2020
DNHN - Bộ Công thương đánh giá, Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ giúp mở cửa để Việt Nam nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. (Ảnh: Internet)
Theo Bộ Công thương, Việt Nam có thể là một trong những quốc gia nhận nhiều lợi ích từ RCEP, khi có các mặt hàng thế mạnh như nông, thủy sản đáp ứng nhu cầu của hầu hết thành viên RCEP.
Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương với hầu hết thị trường thành viên RCEP. Riêng Trung Quốc, dù chưa ký kết FTA song phương, nhưng Việt Nam đã thực thi hiệp định chung giữa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Do đó, hoạt động đầu tư khai thác các thị trường trong khối RCEP không còn mới mẻ.
Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Cụ thể về cơ hội đối với lĩnh vực nông nghiệp, đại diện Vụ thương mại đa biên, Bộ Công Thương - cơ quan tham gia đàm phán Hiệp định RCEP cho biết, thủy sản sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể thâm nhập mạnh vào các thị trường của các đối tác RCEP.
Ngoài ra, việc cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và các nước ASEAN về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và của Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng có thể mạnh này vào thị trường các nước RCEP một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.
Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong Hiệp định RCEP, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong RCEP nhằm gia tăng khả năng xuất khẩu trong khu vực này.
Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thương mại đa biên, Bộ Công Thương cho biết: "Một điểm khác biệt của Hiệp định này là thay vì 5 hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác trước đây ta phải áp dụng, tuân thủ 5 bộ quy tắc xuất xứ để hàng hóa khi xuất khẩu sang thị trường đó được hưởng ưu đãi thuế thì hiệp định này tạo nên 1 bộ quy tắc xuất xứ hài hòa. Doanh nghiệp của Việt Nam có thể sử dụng các nguyên liệu đầu vào từ tất cả các nước trong khu vừa RCEP bao gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác để sản xuất ra hàng hóa và xuất khẩu đi bất cứ nước nào trong số các thành viên RCEP này cũng đều được hưởng ưu đãi tuế quan nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ".
Đồng quan điểm này, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: RCEP không chỉ có lợi thế về một thị trường có 2,2 tỷ người tiêu dùng, Hiệp định này bao phủ gần như toàn bộ chuỗi sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam đang nhập nguyên liệu từ Nhật Bản, Hàn Quốc để sản xuất hàng điện tử, nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ Trung Quốc, Hàn Quốc để sản xuất hàng dệt may… Khi RCEP có hiệu lực sẽ tạo ra các ưu đãi thuế quan nhiều nhất cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và các thành viên khi được áp dụng quy tắc xuất xứ nội khối. Đây cũng chính là điểm khác biệt lớn nhất của hiệp định RCEP so với các hiệp định khác mà Việt Nam đã ký kết.
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập cũng đưa ra những thách thức không nhỏ mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia vào RCEP.
"Lợi ích của RCEP chủ yếu nằm ở câu chuyện hài hòa các quy tắc về xuất xứ và thuế quan. Vì vậy, để tận dụng được, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu để đáp ứng quy tắc xuất xứ cho tốt nhất. Thứ 2 là khả năng RCEP sẽ tạo ra cạnh tranh mạnh hơn. Ở đây tôi muốn nói cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước đâu mà cạnh tranh ở cả trong thị trường RCEP. Ví dụ như hiện nay giữa Trung Quốc và Nhật Bản là họ chưa có hiệp định thương mại tự do – FTA, nhưng với RCEP họ sẽ có thương mại tự do.. Như vậy là cạnh tranh của chúng ta với thị trường Nhật Bản sẽ tăng lên mà trực tiếp là đối với đối thủ cạnh tranh là Trung Quốc chẳng hạn" - bà Nguyễn Thị Thu Trang nói.
Theo đánh giá đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Hiệp định RCEP tạo cơ hội để Việt Nam thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài trong một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với khoảng 2,2 tỷ dân nhưng cũng đặt ra những thách thức khi tạo thuận lợi hơn cho hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN và các đối tác khác trong RCEP.
Nhận thức được điều này, ngay từ giai đoạn đàm phán Hiệp định, Bộ Công thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp xử lý tham vấn chặt chẽ các Bộ ngành, Hiệp hội doanh nghiệp liên quan nhằm đàm phán lộ trình phù hợp cho việc cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng nhạy cảm, giúp doanh nghiệp trong nước có thêm thời gian để chuẩn bị, thích nghi với sức ép cạnh tranh.
Ưu tiên các cam kết cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất. Theo thống kê, hàng năm Việt Nam đang nhập khẩu khoảng 30 tỷ USD nguyên liệu, thiết bị sản xuất từ các nước ASEAN. Việc ưu tiên cắt giảm thuế quan đối với nhóm các mặt hàng này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, qua đó tăng sức cạnh tranh cho các hàng hóa sản xuất trong nước liên quan.
Theo đại diện Cục Xuất nhập khẩu, trên thực tế, Việt Nam đã tham gia với các nước ASEAN và 5 nước đối tác trong RCEP theo các hiệp định FTA giữa nội khối ASEAN, cụ thể là hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), và các FTA giữa ASEAN với từng đối tác trong số 5 đối tác trên (gọi là các hiệp định FTA ASEAN+1).
Quá trình tự do hoá thuế quan với các nước ASEAN đã được thực hiện trong suốt hơn 20 năm qua và với 5 nước đối tác trên là trong vòng khoảng 15 năm qua. Vì vậy, việc thực hiện hiệp định RCEP sau khi được thông qua sẽ không tạo ra cú sốc về giảm thuế quan đối với Việt Nam.
Theo khuyến nghị của Bộ Công thương, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình, chẳng hạn như lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia Hiệp định, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại...
Ngoài các lợi ích, doanh nghiệp trong nước cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa
Sau khi Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực, các bên sẽ ngay lập tức thực hiện các cam kết của mình, trong đó có các cam kết thuế quan. Việt Nam và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đến cuối lộ trình sau 15-20 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan với khoảng 85,6 % - 89,6% số dòng thuế với các nước đối tác, còn các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam từ 90,7% - 92% số dòng thuế. Các nước ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam trong khoảng 85,9% - 100% số dòng thuế.
Gia Gia
Tin liên quan
#thương mại

Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương giữa hai nước
Ngày 7/1/2021, Bộ trưởng Công Thương, Chủ tịch Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ (TIFA) Trần Tuấn Anh đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) Robert Lighthizer để trao đổi về các vấn đề kinh tế, thương mại...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: "Cao tốc" hội nhập của Việt Nam tiếp tục rộng mở
Năm 2020 là năm có nhiều dấu ấn lớn trong hội nhập kinh tế quốc tế...

Tìm kiếm các cơ hội nhằm khai thác tối đa tiềm năng thị trường khu vực Á-Âu
Trong tương lai, việc tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu và Liên minh châu Âu cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hợp tác thương mại, công nghiệp và đầu tư giữa Việt Nam với các nước khu vực Á - Âu nói chung, khu vực Đông Âu, Trung Á nói riêng...

Việt Nam đứng thứ 5 trên bảng xếp hạng dòng chảy thương mại
Năm 2020, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất về dòng chảy thương mại, đồng thời phát triển tốt hơn dự đoán, vượt trội về hội nhập kinh tế.
ADB hỗ trợ SeABank đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại Việt Nam
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã ký kết thỏa thuận trong khuôn khổ Chương trình Tài trợ thương mại và Chuỗi cung ứng (TSCFP) nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại tại Việt Nam thông qua việc cung cấp các khoản vay và các công cụ tài chính khác.

Doanh nghiệp Mỹ xác định "sống chung với virus"
Sau nhiều tháng dịch COVID-19 ít có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều doanh nghiệp tại Mỹ quyết định phải khôi phục lại nhịp kinh doanh.
Đọc thêm Tiêu điểm
Thực hiện giám sát y tế khép kín với người nhập cảnh
Công dân, chuyên gia khi về nước phải đăng ký với Cơ quan ngoại giao Việt Nam và Hàng không để chủ động có phương án đưa đón, cách ly.
Quảng Ninh tăng cường kiểm tra xuất nhập khẩu, nhập cảnh và phòng dịch tại biên giới
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và một số sở, ngành đã có chuyến kiểm tra thực tế tình hình xuất nhập khẩu, phòng chống dịch trên toàn tuyến biên giới từ Bình Liêu đến Móng Cái.
Vắc-xin NanoCovax an toàn và tạo phản ứng miễn dịch tốt
Đây là đánh giá ban đầu của Viện Nghiên cứu Y dược học Quân sự. Qua xét nghiệm mẫu máu của tình nguyện viên phát hiện tính sinh miễn dịch khá tốt.
Cả năm 2020 xuất siêu trên 19,95 tỷ USD
Theo cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong tháng 12/2020 đạt 55,55 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng trước đó.
Chính phủ yêu cầu xử lý tình trạng tăng giá thuê tàu và container
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ GTVT thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong việc tăng giá thuê tàu và container.
Vĩnh Phúc: Dành 4,6 tỷ đồng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Vừa qua, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa tỉnh giai đoạn 2021-2025.
HSBC: Kinh tế Việt Nam tỏa sáng trong một năm đặc biệt
Tại báo cáo Vietnam At a Glance, khối Nghiên cứu Kinh tế Toàn cầu của HSBC cũng cho rằng, trong năm 2021 Việt nam sẽ hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ổn định và công nghệ sẽ dẫn đầu quá trình phục hồi.
Điểm lại 10 sự kiện quan trọng ngành Kế hoạch và Đầu tư năm 2020
Năm 2020, năm cuối của nhiệm kỳ 2016-2020, cũng là năm kỷ niệm 75 năm thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT). Năm 2020 cũng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng của ngành Kế hoạch và Đầu tư về nhân sự, chính sách, giải ngân vốn đầu tư công…
Mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm
Phấn đấu đến năm 2030, góp phần đạt mục tiêu tăng năng suất lao động bình quân trên 7,5%/năm; góp phần đưa năng suất trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực.
Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm xử lý tin giả
Trung tâm xử lý tin giả với Cổng thông tin tiếp nhận phản ánh và công bố tin giả đã chính thức đi vào hoạt động với chức năng là cổng thông tin tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức, cá nhân.