Cuộc chiến trong lĩnh vực truyện tranh mạng ở Hàn Quốc

09:27 17/05/2021

Kakao và Naver, hai gã khổng lồ internet của Hàn Quốc, đang cạnh tranh để giành vị trí dẫn đầu trên thị trường truyện tranh web toàn cầu.

Naver sẽ mua lại một công ty truyện tranh web ở Canada và Kakao sẽ mua hai công ty ở Mỹ. Động thái này là nỗ lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của họ trong lĩnh vực đọc truyện trên trang web ở dạng dải đọc được tối ưu hóa dùng cho điện thoại thông minh. Các công ty Hàn Quốc đang đạt được đà phát triển trong thị trường giải trí, chẳng hạn như âm nhạc và phim ảnh, và dần đang trở thành một thế lực đặc biệt mạnh mẽ trong lĩnh vực truyện tranh trên web.

Hai công ty web Naver và Kakao của Hàn Quốc đang hướng tới việc củng cố vị trí của họ trong thế giới truyện tranh web. (Ảnh của Kotaro Hosokawa)
Hai công ty web Naver và Kakao của Hàn Quốc đang hướng tới việc củng cố vị trí của họ trong thế giới truyện tranh web. Ảnh:Kotaro Hosokawa/Nikkei Asia).

"Chúng tôi sẽ trở thành nền tảng thu hút nhiều người dùng và người sáng tạo nhất ở mọi nơi trên thế giới", Chủ tịch Naver - Han Seong-sook cho biết tại một sự kiện dành cho các kỹ sư web vào cuối tháng 4. Mục tiêu của công ty là tạo ra một "phiên bản truyện tranh của YouTube", trong đó người dùng có thể thoải mái xem và chia sẻ truyện tranh.

Naver Webtoon - một ứng dụng đọc truyện trên trang web của Tập đoàn Naver ở Hàn Quốc có 72 triệu người dùng trên toàn thế giới. Nó có sẵn bằng 10 ngôn ngữ, bao gồm cả Line Manga tiếng Nhật và hơn 700.000 họa sĩ truyện tranh đóng góp cho nền tảng này. Công ty có kế hoạch hoàn tất việc mua lại Wattpad với mức giá 600 triệu USD tại Canada vào cuối tháng 5. Chiến lược của họ góp phần củng cố vị thế của mình và thu hút 90 triệu người dùng mới, chủ yếu ở các quốc gia nói tiếng Anh.

Kakao, công ty điều hành Piccoma - một dịch vụ đăng ký truyện tranh Nhật Bản có sẵn trên điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính cá nhân, cũng đang xây dựng chỗ đứng trong lòng người dùng nói tiếng Anh thông qua việc mua bán và sáp nhập. Công ty đang xem xét mua hai công ty của Mỹ là Tapas Media và Radish Media, đồng thời họ cho biết "đang gần đạt được thỏa thuận cuối cùng".

Kakao không tiết lộ số lượng người dùng của mình, nhưng truyền thông Hàn Quốc đưa ra con số từ 30 triệu đến 40 triệu, hầu hết trong số họ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Công ty đang nhắm tới mục đích mở rộng cơ sở người dùng của mình ở Hoa Kỳ và các nơi khác bằng cách mua lại các công ty Hoa Kỳ.

Sự nổi lên của hai công ty Hàn Quốc được thúc đẩy bởi hệ thống webtoon (truyện tranh mạng Hàn Quốc), dễ đọc trên màn hình nhỏ. Điều này đã được Naver phát triển vào những năm 2000 và trở nên phổ biến vào giữa những năm 2010.

Hệ thống về cơ bản là một bộ truyện tranh đủ màu cuộn theo chiều dọc, khác với các bộ truyện tranh Nhật Bản điển hình vốn phải đọc từ trên cùng bên phải đến dưới cùng bên trái. Việc thiết kế lại dạng đọc theo chiều dọc đang trở thành tiêu chuẩn thực tế cho truyện tranh web, vì nó cung cấp rất nhiều sự tự do trong bố cục bảng điều khiển và vị trí văn bản, đồng thời cũng giúp người dùng độc được dễ dàng. 

Naver có một tính năng cho phép bất kỳ ai cũng có thể tự do đăng truyện tranh, giống như bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ video trên YouTube, và nhiều người đóng góp là các họa sĩ nghiệp dư vẽ truyện tranh như một sở thích. Trong số những người đóng góp, 2.300 họa sĩ hoạt hình nổi tiếng được chứng nhận là chuyên gia và thu nhập của họ được phân bổ theo số lượt xem mà họ kiếm được.

Theo Naver, thu nhập trung bình hàng năm của một họa sĩ truyện tranh chuyên nghiệp là 300 triệu won (tương đương 267.900 USD). Công ty đang thu hút những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới bằng cách cải thiện hệ thống của mình để trả lại lợi nhuận cho các nghệ sĩ. Khi hệ thống tạo ra nhiều nội dung phổ biến hơn, nó sẽ thu hút nhiều người dùng hơn. Doanh thu cho cả mảng kinh doanh nội dung của Naver và Kakao đã tăng hơn gấp 4 lần trong vòng 3 năm qua lên 50 tỷ yên (tương đương 460 triệu USD).

Với dân số chỉ hơn 50 triệu người, thị trường nội địa của Hàn Quốc tương đối nhỏ, có nghĩa là việc mở rộng ra nước ngoài là điều cần thiết để các doanh nghiệp phát triển. Cũng như các bộ phim, chương trình truyền hình và nhạc K-pop của Hàn Quốc trong những năm qua đã đạt được những bước tiến lớn, hai công ty web Hàn Quốc đang nhắm đến việc củng cố vị trí của mình trong thế giới truyện tranh web.

Họ cũng sẽ thiết lập các hệ thống cho sự phát triển của truyện tranh trên các phương tiện truyền thông khác. Vào năm 2020, Naver chuyển bộ phận Webtoon của mình sang Mỹ, quê hương của doanh nghiệp sở hữu trí tuệ, để thúc đẩy việc mở rộng sang các chương trình truyền hình và phim.

Hai công ty có kế hoạch niêm yết các công ty con truyện tranh web của họ trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ để đảm bảo nguồn vốn cho các chiến lược mở rộng. Theo các công ty chứng khoán Hàn Quốc, mỗi công ty này được ước tính có giá trị hơn 1 nghìn tỷ yên và thị trường kỳ vọng chúng sẽ tiếp tục phát triển.

Nhật Bản, “siêu cường manga" (truyện tranh), có nội dung phong phú nhưng lại đang bị tụt hậu trong xu thế phát triển thị trường toàn cầu. Điều này không chỉ do rào cản ngôn ngữ mà còn do các công ty từ lâu đã tập trung vào các sản phẩm truyền thống, chẳng hạn như tạp chí, truyện tranh và sách và ít phát triển nó trên các nền tảng kỹ thuật số. 

Tại Nhật Bản, công thức thành công của các nhà xuất bản lớn là đào tạo các họa sĩ manga, xuất bản họ trên các tạp chí hàng tuần và sau đó phát triển nội dung thành anime (hoạt hình vẽ bằng tay hoặc máy tính), phim và hàng hóa. Với dân số hơn 100 triệu người, các nhà xuất bản có thể đảm bảo một mức doanh thu nhất định từ thị trường nội địa. Vấn nạn dai dẳng của các trang web manga lậu cũng khiến các công ty phải đắn đo.

Yoichi Yasumoto, giám đốc điều hành tại Kadokawa, cho biết: “Việc đọc truyện tranh theo chiều dọc sẽ trở thành tiêu chuẩn toàn cầu. Công ty đã thành lập mối quan hệ hợp tác vốn với Kakao, vào tháng 3 đã bắt đầu tổ chức một cuộc thi để khám phá các tựa webtoon mới và liên minh hợp tác đã đặt ra mục tiêu phát triển các nghệ sĩ vẽ tranh với khán giả toàn cầu.

Truyện tranh mạng đang bắt đầu có mặt ở Nhật Bản, cũng đang dần cách mạng hóa ngành công nghiệp truyện tranh Nhật Bản vẽ trên giấy.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)