Những điều cần biết về biến thể Delta và Delta Plus

16:16 09/07/2021

Chúng ta đã nghe về rất nhiều biến thể của đại dịch viêm phổi cấp SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và đã lan rộng khắp thế giới. Hai trong số các biến thể được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là Delta và Delta Plus.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ với tốc độ lây lan nhanh chóng cũng như nguy hiểm hơn nhiều lần so với vi-rút gốc. Chúng ta đã nghe về rất nhiều biến thể của đại dịch viêm phổi cấp SARS-CoV-2 xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019 và đã lan rộng khắp thế giới. Hai trong số các biến thể được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là Delta và Delta Plus.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Delta lần đầu tiên được phát hiện tại Ấn Độ với tốc độ lây lan nhanh chóng cũng như nguy hiểm hơn nhiều lần so với vi-rút gốc. Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu tại WHO cho biết: “Có nhiều lo ngại rằng biến thể mới này sẽ ngày càng “chết chóc” bởi chúng có thể kháng thuốc và vaccine. Tin tốt là có rất ít trường hợp như vậy được báo cáo trên toàn cầu, chỉ có vài chục trình tự bộ gen của biến thể delta và đột biến bổ sung”. Chủng vi-rút biến đổi xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 4 năm 2021 tuy nhiên, Chính phủ các quốc gia Châu Á đã đặt tên loại này là Delta Plus ngày 23 tháng 6 vừa qua.

Biến thể Delta Plus là sự kết hợp giữ biến thể Delta và một gen đột biến trong mạng lưới protein đột biến của vi-rút đã được phát hiện trong biến thể Nam Phi. Chính phủ Ấn Độ đã phân loại các biến thể này vào dạng “cần quan tâm” đồng nghĩa với biến thể dễ lây lan hơn và chứa một số đột biến có thể làm giảm tác dụng của vaccine hoặc khả năng miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm bệnh. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Liệu biến thể có tiếp tục đột biến?

Theo Alejandro Macías Hernández, nhà nhiễm trùng học tại Đại học Tự trị Quốc Gia Mexico cho hay, tất cả các vi rút đều đột biến theo thời gian và tạo ra các biến thể được phân loại theo mối quan tâm và lo ngại. Viễn cảnh xuất hiện thêm nhiều biến thể là hoàn toàn có khả năng xảy ra và đây là lí do tại sao chúng ta cần phải tiêm chủng. Sau đó cộng đồng khoa học sẽ nghiên cứu thêm quyết định có cần tái tiêm chủng hay không.

WHO giải thích đột biến là hiện tượng thay đổi tính sinh học và hóa học xảy ra trong cấp độ phân tử trong bộ gen hoặc vật chất di truyền của sinh vật. Như vậy, đột biến ở vi-rút được xem là một quy trình tiến hóa và thích nghi với môi trường.

Làm thế nào để bảo vệ bản thân trước biến thể mới?

Macías Hernández giải thích vaccine đã được chứng minh có khả năng bảo vệ con người khỏi các biến thể, quan trọng nhất là giúp con người thoát khỏi cái chế. Chuyên gia Hernández bình luận rằng tiếp tục đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách giữa người với người, giữ thông thoáng ở các khu vực kín gió và thực hiện các biện pháp phòng ngừa là những bước quan trọng. Mặt khác, tiến sĩ Carissa F. Etiene, giám đốc Tổ chức Y tế Pan American (PAHO) cho biết trong một cuộc họp báo rằng vaccine sẽ tiếp tục hoạt động hiệu quả bất chấp sự xuất hiện của các biến thể: “Cho tới hiện nay, PAHO đã phát hiện ra rằng tác động của các biến thể được quan tâm đến hiệu quả của vaccine chống lại COVID-19 là rất nhỏ”.

Có bao nhiêu biến chủng?

Tính tời thời điểm hiện tại, WHO đã điểm tên bốn loại biến thể “cần quan tâm” bao gồm: Alpha có nguồn gốc từ Vương quốc Anh, Beta bắt đầu tại Nam Phi, Gamma từ Brazil và Delta ở Ấn Độ. Jairo Méndez Rico, cố vấn khu vực của WHO chỉ ra rằng “quá trình biến đổi và nhân rộng của SARS-CoV-2 đã xảy ra hàng trăm lần, tạo ra số lượng biến chủng và các dòng vi-rút có liên quan trên khắp thế giới. Có hàng trăm biến chủng và quá trình này vẫn biến đổi ngày này qua ngày khác. Vi-rút càng có nhiều cơ hội biến hóa, thay đổi càng khó lường. Cuối cùng, chuyên gia bổ sung thêm “thông thường, vi-rút phát triển sẽ dễ lây lan hơn nhưng sẽ bớt nguy hiểm”. Biến thể Delta đã được phát hiện tại 98 quốc gia trên thế giới.

TL