Nhu cầu dầu thô thế giới có thể đạt mức kỷ lục vào năm 2022

17:35 28/12/2021

Giới phân tích dự báo nhu cầu dầu thô thế giới sẽ đạt mức kỷ lục vào năm sau bất chấp nỗ lực hạn chế nguyên liệu hóa thạch của nhiều quốc gia.

Economics Time dự báo nhu cầu dầu thô thế giới đang trên đà phục hồi sau đại dịch và tổng lượng tiêu thụ sẽ đạt ngưỡng kỷ lục trong năm 2022 bất chấp nỗ lực của nhiều nước trong việc hạn chế nguyên liệu hóa thạch trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Giới phân tích dự báo nhu cầu dầu thô thế giới sẽ đạt mức kỷ lục vào năm sau bất chấp nỗ lực hạn chế nguyên liệu hóa thạch của nhiều quốc gia
Giới phân tích dự báo nhu cầu dầu thô thế giới sẽ đạt mức kỷ lục vào năm sau bất chấp nỗ lực hạn chế nguyên liệu hóa thạch của nhiều quốc gia.

Mức tiêu thụ xăng và dầu diesel tăng mạnh trong năm nay do lưu lượng giao thông quay trở lại. Trong năm 2022, lượng tiêu thụ dầu thô được dự báo đạt mốc hơn 99,5 triệu thùng/ngày, tăng tới mức trung bình 96,2 triệu thùng/ngày trong năm nay, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA. 

Đà tăng nhu cầu dầu thô tạo áp lực lên cả OPEC và Mỹ trong việc đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nhiều nước thành viên OPEC gặp khó khăn trong tăng sản lượng trong khi ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ đang phải thắt chặt đầu tư. 

Giá dầu Brent trong năm 2021 tăng tức mức 52 USD/thùng lên tới 86 USD/thùng, sau đó hạ nhiệt dần vào cuối năm. Giới chuyên gia cho rằng giá dầu có thể tăng trở lại vào năm 2022 nếu nguồn cung không tăng. Ngân hàng Bank of America ước tính giá dầu Brent sẽ đạt trung bình 85 USD/thùng do tồn kho thấp. 

Song biến chủng Omicron vẫn là yếu tố bất định do nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp cứng rắn - bao gồm hạn chế đi lại nhằm kiểm soát dịch bệnh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiêu thụ dầu mỏ trong thời gian tới.

“Nếu đây là làn sóng COVID-19 tiếp theo thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong quý I/2022 tiếp tục bị đe dọa. Tuy nhiên, trong kịch bản tốt hơn, kinh tế phục hồi thì nhiều khả năng ”, ông Damien Courvalin người đứng đầu bộ phận nghiên cứu mảng năng lượng của tại ngân hàng Goldman Sachs nhận định. 

Sự trỗi dậy của thị trường dầu thô trong nửa cuối năm 2021 khiến cả nước sản xuất lẫn nước tiêu thụ lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ đều bất ngờ. Giá xăng tăng mạnh trong đầu năm nay và tổng thống Mỹ Joe Biden đã phải kêu gọi OPEC+ tăng sản lượng. Tuy nhiên nhiều nước thành viên OPEC gặp trở ngại lớn trong việc tăng công suất do thiếu nguồn vốn đầu tư.

Ngành công nghiệp đá phiên của Mỹ cũng không đẩy mạnh sản lượng khi giá xăng tăng như trước đây bởi áp lực từ phía các cổ đông trong việc hạn chế đầu tư.  

Do đó, tổng sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ trung bình ở mức 11,2 triệu thùng/ngày trong năm 2021, thấp hơn so với mức trung bình 13 triệu thùng/ngày cuối năm 2019. Sang năm 2022, Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ cho rằng sản lượng dầu thô nước này sẽ chỉ tăng nhẹ 700.000 thùng/ngày lên 11,9 triệu thùng/ngày.

Ông Claudio Galimberti, chuyên gia phân tích tại công ty Rystad Energy cho rằng Canada, Norway, Guyana và Brazil nên tăng sản lượng vào năm tới.

Theo TCDN